Hồi phục mạnh cuối phiên, chứng khoán Mỹ lên điểm

Phiên hôm qua chứng kiến sự tăng điểm vượt bậc của chỉ số Nasdaq so với các chỉ số còn lại, mức tăng ghi nhận cao hơn các chỉ số khác bởi nhà đầu tư đang đánh giá đến rủi ro suy thoái kinh tế.
Ảnh: MarketWatch
Ảnh: MarketWatch

Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm vào cuối ngày giao dịch khi mà lợi suất trái phiếu giảm, thị trường chứng khoán phố Wall vẫn tiếp tục đánh giá đến rủi ro suy thoái kinh tế.

Đóng cửa phiên, chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones tăng 194,23 điểm tương đương 0,64% lên 30.677,36 điểm; chỉ số S&P 500 tăng 0,95% lên 3.795,73 điểm; chỉ số Nasdaq tăng 1,62% lên 11.232 điểm.

Phiên hôm qua chứng kiến sự tăng điểm vượt bậc của chỉ số Nasdaq so với các chỉ số còn lại, mức tăng ghi nhận cao hơn các chỉ số khác bởi nhà đầu tư đang đánh giá đến rủi ro suy thoái kinh tế.

Lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ thời hạn 10 năm hiện rơi xuống mức thấp nhất trong gần 2 tuần. Lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ thời hạn 10 năm hiện rơi xuống mức thấp nhất trong gần 2 tuần. Lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ thường diễn biến ngược với giá trái phiếu.

Trưởng bộ phận chiến lược đầu tư tại Horizon Investments, ông Scott Ladner, nhận xét: “Diễn biến thị trường trong ngày hôm nay như chúng ta chứng kiến dựa trên tâm lý thị trường đang đồn đoán về khả năng tăng trưởng kinh tế toàn cầu chững lại. Thực tế được phản ánh vào biến động của đường cong lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ”.

Diễn biến toàn thị trường chứng khoán cũng cho thấy rằng nhiều cổ phiếu phòng thủ như cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng, bất động sản và y tế có mức tăng vượt hơn so với mặt bằng chung các nhóm ngành khác, mức tăng ghi nhận khoảng 2%. Cổ phiếu doanh nghiệp tiêu dùng như Clorox tăng 6%.

Cổ phiếu nhiều doanh nghiệp xây dựng nhà ở cũng lên điểm khi mà cổ phiếu của Lennar và DR Horton đều tăng lần lượt 4,5% và 5,2%.

Trong khi đó, cổ phiếu năng lượng giảm điểm sâu nhất trong nhóm thuộc S&P 500, giá dầu giảm. Cổ phiếu nhiều doanh nghiệp năng lượng đi xuống ví như cổ phiếu của Schlumberger hay cổ phiếu Valero Energy và Philipps 66.

Cổ phiếu các hãng hàng không đồng loạt đi xuống bởi nhiều vấn đề giao thông. Cổ phiếu hãng hàng không United Airlines hạ khoảng 2,5% bởi nhiều chuyến bay bị cắt giảm. Cổ phiếu American Airlines hạ 0,9%.

Chủ tịch Fed Jerome Powell nói rằng cuộc chiến của ngân hàng trung ương chống lại lạm phát sẽ có thể khiến cho lãi suất tăng đủ cao đến mức độ gây ra suy thoái kinh tế, đây là tuyên bố cứng rắn nhất của ông liên quan đến vấn đề này trong năm nay, theo Wall Street Journal đưa tin.

“Đó không phải kết quả mà chúng tôi mong muốn, nhưng chắc chắn đó cũng là một khả năng”, ông Powell nhấn mạnh vào ngày thứ Tư sau hai ngày điều trần trước Quốc hội Mỹ. Ông nói: “Chúng tôi không hề cố gắng gây ra suy thoái kinh tế và không nghĩ rằng chúng tôi cần làm điều đó, nhưng chúng tôi thực sự nghĩ rằng sẽ thực sự cần để giảm lạm phát hiện vốn ở mức cao nhất trong 40 năm”.

Tuyên bố của ông cho thấy thách thức mà ngân hàng trung ương phải đương đầu khi mà cơ quan này đang nâng lãi suất cơ bản đồng USD với tốc độ nhanh nhất tính từ thập niên 1980 nhằm hạ nhiệt đà tăng trưởng của nền kinh tế và làm dịu lạm phát.

Chi phí nhiên liệu tăng cao và các yếu tố gây gián đoạn chuỗi cung ứng do căng thẳng giữa Nga và Ukraine gây ra đã đẩy giá leo thang trong nhiều tháng gần đây. Những áp lực này đã khiến cho lạm phát tăng cao hơn nữa khi mà nhu cầu tăng vọt trong năm ngoái sau khi nền kinh tế mở cửa trở lại và chính phủ các nước ồ ạt tung ra các gói giải cứu.

Ngân hàng Trung ương Mỹ hiện đang cố gắng hướng đến khả năng “hạ cánh mềm” bằng cách hạ nhiệt tăng trưởng nền kinh tế nhằm điều chỉnh lạm phát mà không gây ra sự suy giảm.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

Khi OPEC công bố duy trì cắt giảm sản lượng nhưng giá dầu vẫn giảm, các nhà phân tích cho rằng động thái của họ không có hiệu quả. Tuy nhiên, thị trường đang xoay chiều.

Chat với BizLIVE