Hoạt động đầu cơ tăng lên, tỷ giá USD/VND còn nhiều thách thức phía trước

Bên cạnh những tác động khách quan từ bên ngoài, hoạt động đầu cơ trong nước còn tạo thêm thách thức đối với tỷ giá USD/VND.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tỷ giá USD/VND vừa có thêm đợt tăng rồi tạm ổn định. Ngân hàng Nhà nước đã bán ra lượng ngoại tệ khá lớn để bình ổn. Nhưng phía trước, các chuyên gia và doanh nghiệp vẫn dự phòng áp lực và thách thức những tháng cuối năm, cùng những tác động liên quan.

Nhiều áp lực lên tỷ giá

Những ngày đầu tháng 9, đồng USD liên tục tăng và lập đỉnh. Cụ thể, ngày 7/9, chỉ số DXY đứng ở mức 110,2 điểm, tăng 0,37 điểm (tương đương với 0,34%) so với phiên giao dịch trước. Mức này đã thiết lập mốc cao nhất trong 24 năm so với đồng yên Nhật, và mức cao nhất trong 37 năm so với đồng bảng Anh, khi chỉ số DXY tăng lên mức cao nhất trong hơn 20 năm…

Xu hướng lên giá của đồng USD thể hiện mạnh mẽ kể từ tháng 5/2022, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đẩy nhanh quá trình tăng lãi suất. Đây cũng là mốc đánh dấu giai đoạn đầu cơ, găm giữ USD trong nước dần thể hiện đậm nét; tỷ giá USD/VND liên tục tăng và cao hơn nhiều so với thị trường chính thống.

Sau những biến động, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã bán ra lượng nglại tệ khá lớn. Cùng đó, tuần qua, cơ quan này đã tăng mạnh giá bán ra USD, từ 23.400 VND lên 23.700 VND.

Trên thị trường thế giới, sau khi lập đỉnh, chỉ số DXY đã đảo chiều giảm trở lại cuối tuần qua. Tuy nhiên diễn biến này chỉ ngắn hạn và chưa thể sớm hạ nhiệt.

Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia tài chính ngân hàng, dù DXY đã quay đầu giảm và tỷ giá USD/VND trong nước đã được điều chỉnh tăng nhưng áp lực lên tiền VND vẫn tương đối lớn. Bởi, theo kế hoạch, trong tháng 9, Fed vẫn còn một đợt tăng lãi suất cơ bản dự kiến 75 điểm vào cuộc họp chính sách cuối tháng.

“Để kiềm chế lạm phát, Fed đã tăng 3 lần lãi suất từ đầu năm đến nay. Chính sách này đã thúc đẩy giá trị của USD, và khiến đồng tiền của nhiều nền kinh tế lớn và đang phát triển mất giá mạnh, trong đó có Việt Nam. Cuối tháng 9, Fed cho biết sẽ tiếp tục điều tăng lãi suất. Điều này có thể tiếp tục khiến đồng USD lên giá mạnh”, ông Hiếu dự báo.

Trong khi đó, lạm phát và lãi suất trong nước vẫn đang được níu ở mức thấp cũng làm giá trị của VND chưa tăng lên; giá của USD trên thị trường tự do tiếp tục tăng mạnh, tạo ra hiệu ứng khiến VND suy yếu; và từ nay đến cuối năm, xu hướng nhập khẩu hàng hóa của VN vẫn tăng, các doanh nghiệp cần USD và các ngoại tệ khác để thanh toán.

“Tất cả những yếu tố này cũng sẽ tạo ra áp lực khiến cho USD tăng giá và VND giảm giá thời gian tới”, ông Hiếu phân tích.

Tỷ giá tăng cao sẽ “bào mòn” lợi nhuận doanh nghiệp

Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, về nguyên tắc, tỷ giá tăng làm tăng giá nhập khẩu nguyên liệu đầu vào cho sản xuất đối với các doanh nghiệp nhập khẩu giao dịch bằng USD; còn các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ được hưởng lợi vì doanh thu đổi ra VND được tăng lên.

Tuy vậy, nếu VND tiếp tục giảm giá so với USD không hẳn có lợi cho xuất khẩu, mà còn có nguy cơ tạo ra nhập khẩu lạm phát, vì phần lớn hàng xuất khẩu của Việt Nam có hàm lượng giá trị nhập khẩu lớn. Chưa kể nhiều mặt hàng sản xuất để tiêu thụ trong nước cũng phải nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài.

“Giá hàng hóa trên thế giới đang tăng do vấn đề lạm phát của các quốc gia. Chính vì vậy, ngoài việc tỷ giá tăng khiến hàng hóa nhập khẩu tăng giá nếu tính ra VND thì việc chúng ta mua hàng hóa của thế giới cũng là cách chúng ta nhập khẩu lạm phát từ thế giới. Và khi lạm phát tăng cao, nó sẽ ăn mòn lợi nhuận của doanh nghiệp”, ông Hiếu phân tích.

Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Lê Quang Trung, Phó chủ tịch Hiệp hội Logistics Việt Nam cho rằng, việc USD tăng giá cũng khiến chi phí vận chuyển của doanh nghiệp xuất nhập khẩu tăng.

“Dù chi phí vận chuyển tăng nhưng doanh nghiệp vẫn phải bán đúng giá đã cam kết đối với cả khách hàng theo hợp đồng. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ phải giảm lợi nhuận trong trường hợp hợp đồng vận chuyển ký bằng USD mà doanh nghiệp phải thanh toán bằng VND”, ông Trung tính toán.

Chủ động ứng phó

Theo bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV), USD tăng sẽ mang lại niềm vui - nỗi buồn cho nhiều đối tượng doanh nghiệp khác nhau. Thậm chí, trên cùng một doanh nghiệp, khi trao đổi bằng tiền USD thì áp lực tài chính tăng cao, nhưng khi xuất sang nước nào tỷ giá thấp hơn thì lại là niềm vui.

“Tuy nhiên, tỷ giá tăng giảm phần lớn do yếu tố khách quan và nằm bên ngoài sự điều kiểm soát của Việt Nam. Điều này khiến doanh nghiệp bị động trong việc hoạch định những kế hoạch về mặt tài chính để nhập khẩu nguyên liệu hay xuất hàng hóa đi ra nước ngoài”, bà Thủy nói.

Trong bối cảnh tỷ giá biến động và chịu ảnh hưởng nhiều bởi thị trường quốc tế, Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) cho rằng, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu phải chú ý đến tỷ giá hối đoái giữa VND và các đồng tiền thanh toán ngoại thương, để kịp thời điều chính kế hoạch kinh doanh và lựa chọn thị trường xuất khẩu, nhập khẩu và lựa chọn đồng tiền thanh toán có lợi cho doanh nghiệp mình.

Để giảm áp lực tỷ giá, theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, từ đầu năm đến nay, NHNN đã can thiệp vào thị trường ngoại hối bằng cách bán 13 tỷ USD cho các ngân hàng thương mại trong nước trên cả thị trường giao ngay và thị trường kỳ hạn. Điều này đã làm dịu thị trường ngoại hối trong nước với tỷ giá hối đoái từ các ngân hàng thương mại và thị trường tự do trong nước trên cả thị trường giao ngay và thị trường kỳ hạn.

“Hiện NHNN còn khoảng 100 tỷ USD dự trữ ngoại hối. Nếu tỷ giá có xu hướng tăng, NHNN có thể bán ra một phần tạo điều kiện cho hệ thống tổ chức tín dụng đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của tổ chức và cá nhân, trong đó có nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất kinh doanh trong nước và xuất khẩu, qua đó góp phần bình ổn thị trường và hỗ trợ phục hồi kinh tế”, ông Hiếu đề xuất.

Đặc biệt, chuyên gia này nhấn mạnh đến hoạt động đầu cơ, găm giữ ngoại tệ trong nước cũng đang tăng lên đáng kể, đẩy tỷ giá hối đoái trên thị trường chợ đen tăng nhanh hơn tỷ giá ngân hàng. Theo đó, ông kỳ vọng NHNN có thể sử dụng các biện pháp hành chính để ngăn chặn được giá bán USD trên thị trường tự do cũng như giảm thiểu được hoạt động đầu cơ này.

“Ngoài ra, Chính phủ cần tiếp tục những chính sách để đẩy mạnh xuất khẩu hay tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nhiều hơn để có nguồn thu ngoại tệ dồi dào, từ đó giảm áp cho tỷ giá”, ông Hiếu khuyến nghị.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Giai đoạn thị trường chưa rõ ràng, vào lệch sóng không đem lại thành quả cho nhà đầu tư chứng khoán

Giai đoạn thị trường chưa rõ ràng, vào lệch sóng không đem lại thành quả cho nhà đầu tư chứng khoán

Ông Bùi Văn Huy, Giám đốc chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, Công ty Chứng khoán DSC cho biết dòng tiền trên thị trường vẫn chưa khắc phục được tình trạng yếu đi trước những thông tin mới ở thế giới và trong nước. Nhà đầu tư "đánh" lệch sóng trong giai đoạn gần đây thường không mang lại thành quả.

Ảnh minh họa

Giá vàng giảm, tỷ giá USD/VND tăng mạnh

Giá vàng SJC sáng nay ghi nhận giảm 1,1 triệu đồng/lượng, xuống mốc 83 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, tỷ giá USD/VND được các ngân hàng đồng loạt điều chỉnh tăng mạnh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Chat với BizLIVE