Hoa quả Việt phải tự lớn mạnh mới cạnh tranh được hàng nhập khẩu

Thị trường hoa quả nhập khẩu đang càng lúc càng lấn lướt và chiếm lĩnh thị phần hoa quả Việt.
Hoa quả nhập khẩu và hoa quả việt tại hệ thống Mega
Hoa quả nhập khẩu và hoa quả việt tại hệ thống Mega

Vẫn đang lép vế

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích cây ăn quả cả nước hiện nay đạt khoảng 1,2 triệu ha; tổng sản lượng trái cây mỗi năm trung bình khoảng 12,6 triệu tấn.

Thế nhưng hiện nay, chúng ta mới chú trọng chất lượng xuất khẩu mà chưa thực sự quan tâm tới thị trường gần 100 triệu dân trong nước. Trong khi đó, hoa quả xuất khẩu đang trên đà lao dốc. Cụ thể, 8 tháng đầu năm, giá trị rau quả xuất khẩu chỉ còn 2,2 tỷ USD, giảm 13,9% so với cùng kỳ.

Trong khi mải mê với thị trường xuất khẩu, hoa quả Việt dường như bị lép vế ngay trên sân nhà. Có mặt tại siêu thị Mega, Hà Nội những ngày nghỉ lễ, chúng tôi quan sát thấy quầy hàng hoa quả có rất đông người mua. Thế nhưng, nhóm trái cây nhập khẩu được bày biện trong tủ kính, với tem mác đầy đủ, đóng gói bắt mắt. Cạnh đó, hoa quả Việt bị đổ đống không có tem mác đóng gói từng sản phẩm.

Chị Hoàng Thị Hải, một bà nội trợ ở Bắc Từ Liêm chia sẻ, mấy ngày nghỉ lễ, chị không ra khỏi Hà Nội nên mua hoa quả về ăn dần. Trong giỏ đồ của chị có đến 70% là hoa quả nhập khẩu. Chị Hải giải thích, chị chọn hoa quả nhập khẩu vì từ khâu bảo quản đến đóng gói đều bắt mắt hơn hoa quả trong nước. Trong khi đó, giá hoa quả nhập khẩu cũng không quá cao, một cân táo Úc tầm 40 ngàn đồng. Chị chỉ mua hoa quả thuần Việt như thanh long, bưởi…

Chia sẻ về vấn đề này, ông Lê Văn Bành, nguyên Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, bản thân ông cũng rất buồn khi chứng kiến hoa quả Việt có chất lượng tốt, thậm chí không hề kém cạnh chất lượng hoa quả các nước trên thế giới nhưng lại chưa bán với đúng giá trị của mình. Trong khi đó, hoa quả nhập khẩu được bày bán la liệt trong các cửa hàng với giá rất cao. Thế nhưng trong nền kinh tế thị trường, đây là một tất yếu.

Nhiều vườn vải thiều bị chặt bỏ khi rớt giá

Nhiều vườn vải thiều bị chặt bỏ khi rớt giá

Cần tự lớn mạnh

Để cạnh tranh sòng phẳng với hoa quả nhập khẩu, hoa quả Việt không còn con đường nào khác là tự đổi mới chính mình, tự nâng cao chất lượng sản phẩm.

Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó chủ tịch Hội các phòng thử nghiệm Việt Nam cho biết, để giải quyết vấn đề này, hoa quả Việt phải đạt được chất lượng ổn định.

Thế nhưng, trên thực tiễn chất lượng hoa quả Việt chưa ổn định. Ví dụ chùm vải thiều Việt Nam, mua hôm nay ăn rất thơm ngon nhưng hôm sau cũng quả vải vùng đó nhưng ăn lại ăn chua chua, thậm chí cùng một cành mà quả ngon quả không. Khi chất lượng không ổn định sẽ làm mất đi niềm tin của người tiêu dùng.

Lý giải điều này, ông Nguyễn Hữu Dũng cho biết, hoa quả Việt Nam do thiếu tính đồng bộ ngay từ khâu sản xuất. Đơn cử như vấn đề thổ nhưỡng đòi hỏi quá trình cải tạo lâu dài liên tục và kiểm soát tốt. Thế nhưng, người nông dân mải chạy theo thị trường, vùng đất đang trồng vải thiều cho chất lượng tốt nhưng qua một vài vụ xuống giá, họ lại chặt đi trồng cây ăn quả khác thì làm sao đảm bảo tính ổn định?

Trong khi đó ở các nước có nền nông nghiệp tiên tiến, họ đặc biệt quan tâm tới tính bền vững của thổ nhưỡng. Ví dụ ở Nhật Bản, để có thể trồng được những chùm nho có chất lượng đồng đều, cơ quan chức năng rất chú ý kiểm soát đất bề mặt. Chỉ cần phát hiện quá 40 m2 đất không đạt tiêu chuẩn họ sẽ yêu cầu người nông dân cải tạo ngay.

Ông Nguyễn Hữu Dũng nhấn mạnh, để hoa quả Việt đảm bảo chất lượng ổn định, chúng ta cần có một chiến lược lâu dài. Theo đó, cơ quan chức năng phải quy hoạch vùng nguyên liệu với những cánh đồng mẫu lớn, tiến hành cải tạo đất, đảm bảo đồng bộ giống, khí hậu, nguồn nước…

Còn ông Lê Văn Bành cũng cho biết, việc sản xuất cây ăn quả của Việt Nam hiện nay rất manh mún nhỏ lẻ. Người dân chủ yếu làm theo nông hộ mà chưa liên kết thành các doanh nghiệp, hợp tác xã.

Tuy nhiên, các chuyên gia đều tỏ ra khá lạc quan, hiện nay, người dân đã ý thức hơn trong việc đảm bảo chất lượng ổn định, chú ý tới việc gắn tem mác, bao bì sản phẩm. Hy vọng rằng thời gian tới, hoa quả Việt sẽ tự lớn mạnh để cạnh tranh với hoa quả nước ngoài cả ở thị trường trong nước và xuất khẩu.

Theo Báo Lao động

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Dòng vốn FDI giúp duy trì "điểm sáng" của thị trường bất động sản công nghiệp trong quý đầu tiên năm 2024

Bất động sản khu công nghiệp vẫn là điểm sáng của thị trường trong quý 1/2024 nhờ tăng trưởng tốt dòng vốn FDI. Giá thuê đất trung bình tăng nhẹ 1% tại Hà Nội, đạt 214 USD/m²/kỳ hạn, so với quý trước, trong khi giá thuê đất trung bình tại TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng vẫn không tăng, lần lượt là 230 USD/m²/kỳ hạn và 95 USD/m²/kỳ hạn.

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư

Bà Rịa-Vũng Tàu, thỏi “nam châm” hút vốn đầu tư trong và ngoài nước

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa tổ chức “Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư”. Trong khuôn khổ hội nghị, tỉnh tiến hành trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư và tăng vốn cho 15 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 25.880 tỷ đồng và hơn 1,4 tỷ USD cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Ảnh minh họa

Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án xanh, phát triển bền vững

Đồng Nai là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mạnh của khu vực và đất nước. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp giúp Đồng Nai đạt được những thành quả lớn trên lĩnh vực kinh tế. Song, mặt trái của quá trình phát triển này đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường và phát triển thiếu bền vững.

Ảnh minh họa

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn bán lẻ điện tử

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính và UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các lực lượng chức năng xem xét xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử, kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.

Chat với BizLIVE