Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thêm 1,3 triệu liều vaccine COVID-19

Ngoài ra, Hoa Kỳ đã trợ giúp Việt Nam kể từ khi đại dịch bắt đầu và đã cam kết hỗ trợ Việt Nam hơn 30,2 triệu USD nhằm ứng phó với đại dịch COVID-19.

Tổng số vaccine ngừa COVID-19 mà phía Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại là 13,4 triệu liều
Tổng số vaccine ngừa COVID-19 mà phía Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại là 13,4 triệu liều
Theo thông báo mới nhất từ Đại sứ quán Hoa Kỳ, sáng nay (6/11), 1,3 triệu liều vaccine COVID-19 do Pfizer sản xuất đã về tới Hà Nội. Ngoài ra, có thêm nhiều lô vaccine khác từ Hoa Kỳ cũng đang trên đường đến Việt Nam. Như vậy tổng số vaccine ngừa COVID-19 mà phía Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại là 13,4 triệu liều.
Lần gần nhất vào ngày 25/10, 1,3 triệu liều vaccine Pfizer do phía Hoa Kỳ hỗ trợ cũng đã về đến TP.HCM. 
Không chỉ hỗ trợ về vaccine, Hoa Kỳ đã trợ giúp Việt Nam kể từ khi đại dịch bắt đầu và đã cam kết hỗ trợ Việt Nam hơn 30,2 triệu USD nhằm ứng phó với đại dịch COVID-19.
Hoa Kỳ và Việt Nam đã hợp tác nhằm nâng cao năng lực của Việt Nam trong việc ứng phó với đại dịch COVID-19, dựa trên nền tảng là mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai quốc gia và nguồn hỗ trợ của Hoa Kỳ trị giá gần 1 tỷ USD trong những năm qua nhằm giúp Việt Nam phát triển hạ tầng y tế. 
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Toàn cầu về COVID-19 vào ngày 22/9, Tổng thống Hoa Kỳ đã công bố cam kết cung cấp thêm 500 triệu liều vaccine Pfizer, nâng tổng số cam kết của Hoa Kỳ lên hơn 1,1 tỷ liều.
Hoa Kỳ đã cung cấp hơn 175 triệu liều vaccine COVID-19 cho hơn 100 quốc gia trên thế giới và sẽ tiếp tục trao tặng trên toàn cầu khi có thêm nguồn cung.
Trên phạm vi rộng hơn, Hoa Kỳ không những đang tăng cường củng cố quan hệ với Việt Nam mà còn cả khu vực ASEAN nói chung. Trong tuyên bố mới đây nhất tại Hội nghị Cấp cao Hoa Kỳ - ASEAN, Tổng thống Biden sẽ công bố ý định tài trợ lên tới 102 triệu USD cho các sáng kiến mới nhằm mở rộng Quan hệ Đối tác Chiến lược Hoa Kỳ - ASEAN.
Động thái này thể hiện cam kết sâu sắc của Chính quyền Biden- Harris đối với vai trò trung tâm của ASEAN trong tầm nhìn của Hoa Kỳ về một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở.
Sáng kiến Tương lai Y tế Hoa Kỳ-ASEAN: Hoa Kỳ cam kết dẫn dắt cuộc chiến toàn cầu chống lại đại dịch COVID-19. Hoa Kỳ dự định tài trợ lên tới 40 triệu USD cho những nỗ lực mới nhằm thúc đẩy thực hiện nghiên cứu chung, tăng cường năng lực hệ thống y tế, và phát triển nguồn vốn con người thế hệ tiếp theo trong lĩnh vực y tế thông qua sáng kiến Tương lai Y tế Hoa Kỳ-ASEAN. Những nỗ lực này tiếp tục được thực hiện dựa trên hơn 3,5 tỷ USD mà Hoa Kỳ đã đầu tư để hỗ trợ y tế công cộng tại khu vực ASEAN trong 20 năm qua. 
Sáng kiến Tương lai Y tế sẽ vừa giúp giải quyết đại dịch hiện tại, vừa tăng cường năng lực của ASEAN trong việc ngăn ngừa, phát hiện, và ứng phó với các đợt bùng phát bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người và các bệnh truyền nhiễm khác trong tương lai. Các hoạt động của Sáng kiến có thể bao gồm:
Mở rộng Hệ thống Điều phối Khẩn cấp Y tế Công cộng tại khu vực ASEAN (APHECS) của tổ chức USAID để hỗ trợ các quốc gia thành viên ASEAN ứng phó với đại dịch COVID-19 và các tình huống khẩn cấp về y tế công cộng khác thông qua một khung hoạt động của khu vực để đưa ra hướng dẫn về điều phối và truyền thông trong các tình huống khẩn cấp về y tế công cộng.
Tài trợ thực hiện nghiên cứu về các bệnh truyền nhiễm mới nổi ở khu vực ASEAN giữa các nhà khoa học Hoa Kỳ và các nhà khoa học khởi đầu sự nghiệp ở Đông Nam Á, bao gồm tập trung vào thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực này.
Hỗ trợ các dự án giúp kiểm soát lây truyền bệnh lao liên quan đến các vấn đề di cư và xuyên biên giới bằng cách phát triển hệ thống báo cáo xuyên quốc gia và xây dựng kế hoạch hành động quốc gia về bệnh lao.
Hợp tác với các bệnh viện trong khu vực thông qua thỏa thuận hợp tác mới với Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ để phát hiện và ngăn chặn các mối đe dọa về bệnh truyền nhiễm mới nổi trước khi dịch bệnh lây lan.
Thúc đẩy hợp tác để xây dựng, thực hiện, và thực thi các quy định và thực hành tốt nhất nhằm giảm thiểu nguy cơ mầm bệnh lây lan từ động vật hoang dã và tăng cường các cơ chế giám sát, cảnh báo sớm, phòng ngừa và kiểm soát các bệnh truyền nhiễm từ động vật.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE