Hỗ trợ 10.000 nông hộ nhỏ trồng lúa tăng 17% thu nhập trong bối cảnh giá vật tư tăng mạnh

Hỗ trợ 10.000 nông hộ nhỏ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giảm chi phí, tăng 17% thu nhập là mục tiêu của dự án “Chuỗi giá trị lúa gạo cho nông hộ nhỏ theo định hướng thị trường (MSVC)”.
ông Vũ Văn Tiến – Phó cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (DCRD)
ông Vũ Văn Tiến – Phó cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (DCRD)

Ngày 21/9, tại thành phố Cần Thơ, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (DCRD) thuộc Bộ Nông nghiệp -Phát triển nông thôn (NN-PTNT), Tổ chức Hợp tác quốc tế vì sự phát triển bền vững - GIZ (Đức) và công ty Olam Agri phối hợp tổ chức tổng kết dự án MSVC - Sáng kiến lúa gạo châu Á giai đoạn II (BRIA II). Tham dự có Sở NN-PTNT 4 tỉnh, hợp tác xã trong dự án: Đồng Tháp (có 40 nông hộ tham gia); An Giang (có 60 nông hộ); Cần Thơ (có 30 nông hộ) và Bạc Liêu (có 40 nông hộ).

Giúp giảm 40% lượng nước sử dụng, 15% lượng phân bón N-P-K

Để giúp cải thiện sinh kế của 10.000 nông hộ trồng lúa ở ĐBSCL, trọng tâm của dự án là cung cấp một số giải pháp toàn diện từ cải tiến kỹ thuật canh tác đến tiếp cận thị trường, trong đó tổ chức nông dân, xây dựng năng lực hợp tác của các chủ thể trong chuỗi giá trị (nông hộ/tổ hợp tác/hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp đầu vào đầu ra) và quan hệ đối tác công tư.

Ông Ole Henriksen - GIZ cho biết, dự án MSVC là sáng kiến của Olam Agri, GIZ và Bộ NN-PTNT Việt Nam, được triển khai từ năm 2018, có hơn 86 hợp tác xã được đào tạo sản xuất lúa gạo bền vững (SRP), tiêu chuẩn bền vững tự nguyện đầu tiên trên thế giới cho sản xuất lúa gạo.

Nhờ vậy, những nông dân tham gia mô hình của dự án đã giảm được 40% lượng nước sử dụng, 15% lượng phân bón N-P-K khi chuyển từ tưới ngập liên tục trong phương pháp truyền thống, sang kỹ thuật tưới nước ngập khô xen kẽ và tưới nhỏ giọt.

Đã có 150.000 tấn lúa trong dự án đạt tiêu chuẩn quốc tế, mở ra cơ hội xuất khẩu gạo sang các thị trường như châu Âu và Mỹ. Trong số các HTX tham gia dự án có 3 HTX sản xuất lúa đạt tiêu chuẩn SRP cấp độ 2 và 1 HTX đạt cấp độ 3.

“Sản xuất lúa bền vững mang lại lợi ích cho nông dân, cộng đồng và người tiêu dùng, đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho 97 triệu dân Việt Nam.

Phù hợp với mục tiêu chuyển đổi nông nghiệp vì một tương lai bền vững hơn, Olam Agri đang hợp tác chặt chẽ với các đối tác để nâng cao chất lượng gạo sản xuất tại Việt Nam, và cải thiện sinh kế của nông dân bằng cách tăng cường liên kết với chuỗi giá trị toàn cầu, các thị trường có nhu cầu cao về gạo an toàn chất lượng cao, và sản xuất có trách nhiệm”, ông Paul Nicholson - Phó giám đốc phụ trách Nghiên cứu và Bền vững lúa gạo Olam Agri nói.

Hướng tới mục đích cung cấp gạo chất lượng cao cho người tiêu dùng

“Sự phối hợp này giúp đảm bảo được sự thống nhất trong các hỗ trợ nâng cao năng lực cho các tác nhân trong chuỗi giá trị. Chúng tôi hy vọng các nhân tố trong chuỗi giá trị lúa gạo tại ĐBSCL được tiếp tục thúc đẩy, và nhân rộng sản xuất lúa theo SRP, hướng tới mục đích cung cấp gạo chất lượng cao cho người tiêu dùng, và tăng thêm giá trị cho chuỗi giá trị lúa gạo”, ông German Mueller - Quản lý dự án MSVC, GIZ nói.

Ông Mohit Agarwal - Tổng giám đốc công ty Olam Global Agri Việt Nam cho biết, dự án MSVC đã trải qua giai đoạn COVID-19 rất khó khăn. Song, ban quản lý dự án vẫn có thể đạt được mục tiêu đặt ra, như:

Tiếp cận hơn 10.000 nông hộ nông nhỏ ở ĐBSCL và giúp cải thiện sinh kế của họ. Thành công dự án có được hôm nay là nhờ sự nỗ lực từ phía DCRD, Sở NN-PTNT ở 4 tỉnh dự án, GIZ và Olam Global Agri đã không ngừng thúc đẩy sự thay đổi, và truyền cảm hứng cho nông dân hướng tới canh tác lúa bền vững hơn.

“Với sự hỗ trợ kỹ thuật, chính sách thưởng và thực hiện những cánh đồng thử nghiệm, chúng tôi đã dần thay đổi thói quen canh tác của nông dân theo hướng bền vững hơn.

Song, bên cạnh những thuận lợi dự án cũng gặp một số rào cản, một trong những rào cản lớn đối với khả năng mở rộng canh tác lúa bền vững là thị trường, và sự chấp nhận của khách hàng quốc tế về gạo bền vững.

Olam Global Agri đã quảng bá mạnh mẽ gạo Việt Nam chất lượng cao đến nhiều thị trường thế giới, và chúng tôi hy vọng sẽ đạt được thành công tương tự cho gạo bền vững đến từ Việt Nam, để đóng góp cho cộng đồng và nâng cao chuỗi giá trị gạo”, ông Mohit Agarwal nói.

Ông Mohit Agarwal - Tổng giám đốc công ty Olam Global Agri Việt Nam

Theo ông Cường - Giám đốc hợp tác xã Vĩnh Cường (Bạc Liêu), sau 4 năm triển khai thực hiện tại 4 tỉnh ĐBSCL, dự án đã giúp định hướng khung và tầm nhìn cho sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL.

“Để duy trì những kết quả mà các HTX đạt được, chúng tôi mong công ty Olam có kế hoạch và lộ trình tiếp tục triển khai dự án, cũng như có nhiều doanh nghiệp tham gia để diện tích canh tác theo tiêu chuẩn SRP được nhiều hơn, vì so với diện tích trồng lúa ở ĐBSCL thì diện tích trong dự án còn rất nhỏ”, ông Cường nói.

Trao bằng khen cho các đại diện các hợp tác xã

Theo Sở NN-PTNT Đồng Tháp, tuy có sự liên kết giữa nông hộ với công ty Olam trong tiêu thụ lúa nhưng do chưa thống nhất về phương thức thu mua, phương thức thanh toán và năng lực quản lý của hợp tác xã chưa cao nên mối liên kết giữa doanh nghiệp và hợp tác xã chưa thực hiện tốt.

TS.Nguyễn Quang Chơn – Quản lý Phát triển Kinh doanh – Khoa học Nông nghiệp Eurofins Sắc Ký Hải Đăng, mục tiêu là sản xuất lúa bền vững nhưng trong dự án chưa thấy đề cập đến việc phân tích, đánh giá đất làm cơ sở cho việc trả lại dinh dưỡng cho đất, vì sau thời gian dài canh tác đất đã bị bạc màu, thoái hóa.

“Cần phải phân tích đánh giá hiện trạng dinh dưỡng của đất xem như thế nào để quyết định lượng bón phân cho phù hợp”, ông Chơn nói

Phát biểu kết thúc hội thảo, ông Vũ Văn Tiến – Phó cục trưởng DCRD nhấn mạnh, sau 4 năm triển khai dự án đã đạt được 3 kết quả lớn cần nhân rộng, và 3 tồn tại cần khắc phục:

Một là, đã tập huấn được 13.000 nông hộ sản xuất theo tiêu chuẩn SRP, trong khi mục tiêu chỉ 10.000 nông hộ.

Hai là, củng cố và nâng cao hoạt động sản xuất nông nghiệp bền vững ở các hộ nông/hợp tác xã tham gia dự án, và thúc đẩy chuỗi liên kết giá trị lúa gạo, trong đó vai trò đầu tàu là Olam Global Agri.

Ba là, góp phần quan trọng nâng cao nhận thức của người nông dân tham gia dự án.

3 tồn tại 3 hạn chế:

Thứ nhất, qua ý kiến Sở NN-PTNT 4 tỉnh, việc ghi chép của nông dân chưa cao, nhiều hộ nhận phát sổ ghi chép nhưng tỷ lệ thu về rất thấp.

Thứ hai, khó thay đổi tập quán, nhận thức sản xuất của nông dân, nhiều nông dân tham gia dự án nhưng tỷ lệ đạt điểm SRP chưa cao.

Thứ ba, liên kết tiêu thụ, tinh thần hợp tác giữa các các hợp tác xã và doanh nghiệp vẫn còn hạn chế.

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Dòng vốn FDI giúp duy trì "điểm sáng" của thị trường bất động sản công nghiệp trong quý đầu tiên năm 2024

Bất động sản khu công nghiệp vẫn là điểm sáng của thị trường trong quý 1/2024 nhờ tăng trưởng tốt dòng vốn FDI. Giá thuê đất trung bình tăng nhẹ 1% tại Hà Nội, đạt 214 USD/m²/kỳ hạn, so với quý trước, trong khi giá thuê đất trung bình tại TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng vẫn không tăng, lần lượt là 230 USD/m²/kỳ hạn và 95 USD/m²/kỳ hạn.

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư

Bà Rịa-Vũng Tàu, thỏi “nam châm” hút vốn đầu tư trong và ngoài nước

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa tổ chức “Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư”. Trong khuôn khổ hội nghị, tỉnh tiến hành trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư và tăng vốn cho 15 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 25.880 tỷ đồng và hơn 1,4 tỷ USD cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh minh họa

Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án xanh, phát triển bền vững

Đồng Nai là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mạnh của khu vực và đất nước. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp giúp Đồng Nai đạt được những thành quả lớn trên lĩnh vực kinh tế. Song, mặt trái của quá trình phát triển này đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường và phát triển thiếu bền vững.

Ảnh minh họa

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn bán lẻ điện tử

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính và UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các lực lượng chức năng xem xét xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử, kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.

Ảnh minh hoạ

Sầu riêng quyết định mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả

Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong quý I ước đạt 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý đầu năm, sầu riêng và nhiều trái cây khác của Việt Nam chưa vào vụ nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt và vượt 1 tỷ USD, cho thấy ngành rau quả có nhiều khả năng đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD trong năm nay.

Chat với BizLIVE