Hạt gạo Việt chiếm tỷ lệ "khiêm tốn" tại thị trường EU

Gạo Việt Nam xuất sang EU chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn so với các nước xuất khẩu gạo khác trong khu vực, chỉ tương đương 1/6 so với Thái Lan, 1/4 so với Campuchia và 1/10 so với Myanmar.
Hạt gạo Việt chiếm tỷ lệ khiêm tốn tại thị trường EU so với các nước Đông Nam Á
Hạt gạo Việt chiếm tỷ lệ khiêm tốn tại thị trường EU so với các nước Đông Nam Á

Năm 2022 ngành lúa gạo xuất khẩu đột phá tại thị trường EU khi tăng đến 47,84% và kim ngạch xuất khẩu tăng lên 45,73% so với năm 2021. Tuy nhiên nếu xét về thị phần thì hạt gạo Việt Nam còn chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn so với các nước xuất khẩu gạo khác trong khu vực, chỉ tương đương 1/6 so với Thái Lan, 1/4 so với Campuchia và 1/10 so với Myanmar.

Xuất vào EU chỉ chiếm 1,33% so với tổng lượng gạo xuất khẩu

Top 5 thị trường nhập khẩu gạo Việt Nam trong khối EU trong năm qua lần lượt là: Ý - thị trường nhập khẩu lớn nhất chiếm đến 34%, kế đến là Đức chiếm 16%, Hà Lan chiếm 14%, Ba Lan chiếm 8% và Thụy Điển là 5%.

Theo cam kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), hạn ngạch nhập khẩu gạo Liên minh châu Âu (EU) dành cho Việt Nam là 80.000 tấn/năm. Tuy nhiên năm qua, lượng gạo xuất khẩu sang thị trường EU đạt 94.510 tấn, vượt hạn ngạch 14.510 tấn và đạt xấp xỉ 65 triệu USD. Giá xuất khẩu gạo sang thị trường EU bình quân 688 USD/tấn, trong khi giá xuất khẩu bình quân chung là 486 USD/tấn của cả nước.

Xuất khẩu gạo của Việt Nam vào khối EU tăng cao là nhờ chất lượng đang dần cải thiện, đáp ứng được các yêu cầu khắt khe từ thị trường khó tính này.

Theo ông Nguyễn Ngọc Nam – Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) dù lượng gạo xuất khẩu vào thị trường EU tăng mạnh nhưng chỉ chiếm 1,33% so với tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước, doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào thị trường EU với số lượng còn khá khiêm tốn.

Với nhu cầu ổn định, đặc biệt đối với các loại gạo đặc sản từ châu Á, trong thời gian tới, EU sẽ tiếp tục là thị trường nhiều tiềm năng đối với doanh nghiệp Việt Nam, tuy nhiên khi xuất khẩu gạo vào thị trường châu Âu các doanh nghiệp cần quan tâm và cần lưu ý đến 02 vấn đề sau:

Thứ nhất, mặc dù lượng gạo xuất khẩu sang EU tương đối ít nhưng tiềm năng vào thị trường này rất ổn định và rất lớn.

Thứ hai, gạo không phải là mặt hàng lương thực truyền thống tại EU, song thị trường này vẫn có nhu cầu nhất định về một số sản phẩm đặc biệt là gạo dinh dưỡng, gạo chất lượng cao và nhu cầu gạo thì đang không ngừng tăng lên. Song về thị hiếu có sự khác biệt rõ nét giữa người tiêu dùng khu vực Bắc Âu và Nam Âu.

Người Nam Âu thích cơm dính dẻo trong khi người Bắc Âu thích cơm khô rời như gạo Basmati, và có xu hướng quan tâm đến nhiều loại gạo đặc sản như gạo nếp, gạo nhài, gạo màu.

Cơ cấu gạo Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU nhiều nhất là gạo thơm (Jasmine, DT8, ST24, ST25...), chiếm đến 65% tiếp đến là các loại gạo lứt, gạo hữu cơ gạo Japonica. Ngoài việc đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm thì người tiêu dùng EU ngày càng quan tâm đến sản xuất nông nghiệp bảo vệ môi trường, sẵn sàng trả giá cao hơn từ 20% - 50% cho các phẩm có chứng nhận bảo vệ môi trường hay trách nhiệm xã hội phát triển bền vững.

Hiện nay xu hướng nhập khẩu gạo của EU đang chuyển từ nội khối ra ngoại khối, và các nguồn cung cấp chính trong nội khối như Ý, Hà Lan và Mỹ.

Myanmar và Pakistan là hai nhà cung cấp ngoại khối lớn nhất tại thị trường EU. Ngoài ra, khu vực châu Á còn có các đối tác cung ứng lớn cho thị trường EU là Campuchia, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam.

Cần đặc biệt quan tâm vấn đề truy xuất nguồn gốc

Trong thập kỷ qua ngành gạo Campuchia đã phát triển đáng kể, trong nước Campuchia đã cải tiến từ hạt giống đến các nhà máy xay xát tự động hóa cao. Điều này khiến Campuchia trở thành nguồn cung cấp gạo hấp dẫn đối với thị trường châu Âu.

Ấn Độ cũng là một trong những nhà cung cấp gạo chính cho châu Âu, họ tập trung vào phân khúc gạo đặc sản Basmati. Pakistan hiện là nhà cung cấp gạo lớn nhất tại thị trường EU, nước này cung cấp gấp đôi lượng Basmati cho châu Âu so với Ấn Độ.

Theo các Thương vụ Việt Nam tại EU, để dần chinh phục thị trường EU và xuất khẩu gạo thành công vào thị trường này các doanh nghiệp Việt Nam cần đặc biệt quan tâm vấn đề truy xuất nguồn gốc, bên cạnh đó một số quốc gia thành viên EU còn áp dụng tiêu chí thậm chí còn khắt khe hơn điển hình như khu vực Bắc Âu, không chỉ yêu cầu về chất lượng sản phẩm cao mà họ còn quan tâm đến cả quy trình tạo ra sản phẩm.

Các chứng nhận về môi trường phát triển bền vững, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngày càng được EU chú trọng, ngay cả khi Việt Nam có Hiệp định Thương mại tự do EVFTA với EU các thuế suất giảm nhanh thậm chí về 0%, thì các mặt hàng gạo phi thuế quan cũng sẽ được nâng cao rất nhiều.

Trong khi đó, điểm yếu lớn nhất của mặt hàng nông sản Việt Nam là khả năng đáp ứng được nhu cầu tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc chưa cao, chất lượng các lô hàng còn thiếu tính đồng nhất mẫu mã sản phẩm và chủng loại còn hạn chế đối với sản phẩm gạo Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường EU.

Theo phản ảnh từ các Thương vụ Việt Nam tại EU, tỷ lệ các lô hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam bị EU cảnh báo còn cao do phát hiện các hoạt chất cấm hoặc các dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có hàm lượng cao hơn mức EU cho phép.

Và gạo cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Từ tháng 1/2018 Ủy ban châu Âu quy định mức dư lượng tối đa mặc định chung thuốc bảo vệ thực vật cho phép trong gạo nhập khẩu là 0,01mlg/ kg.

Mặc dù trong thời gian qua Việt Nam đã gặt hái những kết quả rất tích cực trong hàng nông sản nói chung và mặt hàng gạo nói riêng nhưng giá trị kim ngạch chưa tương xứng, lợi nhuận xuất khẩu bị chia sẻ qua nhiều khâu trung gian.

Hoạt động xúc tiến thương mại xây dựng thương hiệu nhìn chung chưa được bài bản và đồng bộ từ khâu khách hàng đến tiếp thị sản phẩm thâm nhập thị trường, xây dựng quan hệ làm ăn lâu dài với đối tác nhập khẩu. Gạo Việt Nam mới bước đầu tiếp cận trực tiếp một số hệ thống phân phối ở EU đồng thời gặp phải sự cạnh tranh gay gắt về giá cả hình thức mẫu mã ...

Báo cáo mới đây của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết, sản lượng gạo của EU trong niên vụ 2022-2023 dự báo giảm hơn 25% so với niên vụ trước và là mức thấp nhất trong 38 năm kể từ vụ 1984-1985.

Trong bối cảnh đó, nhập khẩu gạo của EU dự kiến sẽ tăng lên mức kỷ lục 2,7 triệu tấn trong năm 2023. Hầu hết gạo nhập khẩu vào EU là loại gạo hạt dài, nhưng trong những năm gần đây nhu cầu gạo hạt trung bình cũng đang tăng lên.

Đọc tiếp

Quang cảnh hội thảo

Nestlé Việt Nam cùng đối tác thúc đẩy sáng kiến giảm phát thải trong chuỗi cung ứng

Nestlé Việt Nam, Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD-VCCI) và đại diện các bộ, ban, ngành tổ chức buổi chia sẻ về định hướng, lộ trình, các quy định pháp luật về kiểm kê và sáng kiến cắt giảm phát thải trong toàn chuỗi cung ứng, góp phần vào mục tiêu đạt phát thải ròng bằng ‘0’ (Net Zero) vào năm 2050.

Hà Nội giảm 61 xã, phường sau sắp xếp lại

Hà Nội giảm 61 xã, phường sau sắp xếp lại

Sáng 25/4, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã chủ trì phiên họp trực tuyến UBND Thành phố tháng 4/2024 để xem xét một số nội dung theo chương trình công tác năm 2024 và chỉ đạo của lãnh đạo UBND Thành phố.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Đất phân lô lại "nóng"

Đất phân lô lại "nóng"

Nhiều khu đất phân lô bán nền có giao dịch đột biến trong 3 tháng đầu năm 2024, tuy vậy diễn biến giao dịch giữa các khu vực không đồng đều.

Chat với BizLIVE