Hà Nội: Hơn 1.500 chung cư, tập thể cũ không đảm bảo yêu cầu phòng cháy và chữa cháy

Những dự án đã đưa vào sử dụng mà chưa đảm bảo, Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư cam kết lộ trình, tiến độ, thời gian thực hiện, hoàn thành việc khắc phục đối với từng tồn tại, vi phạm để sớm tổ chức nghiệm thu theo quy định.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Ông Lê Hồng Sơn, Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội vừa ký Công văn số 757/UBND-NC về việc thực hiện chỉ tiêu khắc phục tồn tại, xử lý vi phạm các công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy (PCCC) đã đưa vào hoạt động năm 2022.

Tại công văn trên, lãnh đạo Hà Nội cho biết, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an về việc thực hiện chỉ tiêu công tác PCCC và CNCH năm 2022, trong đó, giao chỉ tiêu đối với thành phố Hà Nội: Không để phát sinh thêm công trình chưa được nghiệm thu về PCCC đã đưa vào sử dụng; 100% công trình chưa được nghiệm thu về PCCC đã đưa vào sử dụng phải xây dựng hoàn thiện giải pháp, kế hoạch khắc phục các tồn tại về PCCC theo quy định, trong đó, tối thiểu 30% công trình được cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về PCCC trong năm 2022.

Tính đến nay, 100% UBND cấp huyện đã thực hiện việc đăng ký chỉ tiêu khắc phục tồn tại, xử lý vi phạm các công trình chưa được nghiệm thu về PCCC đã đưa vào hoạt động năm 2022. Tuy nhiên, qua xem xét bản đăng ký chỉ tiêu của các đơn vị, UBND thành phố nhận thấy chỉ tiêu đăng ký chưa đáp ứng được yêu cầu tối thiểu 30% công trình được cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về PCCC.

Để hoàn thành các chỉ tiêu trên, UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương rà soát tiếp tục chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ được phân công; đồng thời, chỉ đạo thực hiện hoàn thành chỉ tiêu kéo giảm số công trình chưa được nghiệm thu về PCCC đưa vào hoạt động trên địa bàn, bảo đảm trong năm 2022 có tối thiểu 30% công trình vi phạm trên địa bàn từng quận, huyện, thị xã phải được cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về PCCC.

UBND các quận, huyện, thị xã làm việc ngay với các chủ đầu tư có công trình vi phạm trên địa bàn, thống nhất biện pháp, giải pháp thực hiện; yêu cầu chủ đầu tư cam kết lộ trình, tiến độ, thời gian thực hiện, hoàn thành việc khắc phục đối với từng tồn tại, vi phạm về PCCC để sớm tổ chức nghiệm thu và được cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về PCCC theo quy định; thống kê danh sách công trình vi phạm, nêu rõ lộ trình, tiến độ thời gian thực hiện đối với từng công trình vi phạm trên địa bàn quản lý.

Theo Cảnh sát PCCC và Cứu hộ cứu nạn, trên địa bàn thành phố hiện có 2.483 cơ sở không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy được đưa vào sử dụng trước thời điểm Luật phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 có hiệu lực.

Trong đó được phân loại đối tượng theo từng loại hình cơ sở, có 1.569 cơ sở là chung cư, nhà tập thể cũ, 363 cơ sở là trường học, cơ sở giáo dục, 180 cơ sở là văn phòng, trụ sở làm việc, 204 cơ sở là nhà kho, xưởng sản xuất, xưởng in và 167 cơ sở khác như nhà nghỉ, khách sạn, cơ sở y tế, cửa hàng xăng - dầu, hóa chất...

Phân loại đối tượng theo nguồn ngân sách có 327 cơ sở phụ thuộc ngân sách Nhà nước cấp huyện; 1.269 cơ sở phụ thuộc ngân sách Nhà nước cấp thành phố; 318 cơ sở phụ thuộc ngân sách Nhà nước cấp Trung ương; 345 cơ sở không phụ thuộc ngân sách Nhà nước; 224 cơ sở chưa xác định nguồn ngân sách...

Kết quả khắc phục các tồn tại về PCCC, có 1.158 cơ sở đã xây dựng kế hoạch thực hiện; 1.104 cơ sở đã khảo sát, lập hồ sơ khái toán kinh phí, trong đó, có 867 cơ sở đã hoàn thành; 211 cơ sở đã trình thẩm duyệt (trong đó, có 191 cơ sở đã hoàn thành); 522 cơ sở đã triển khai thi công (trong đó, 422 cơ sở đã hoàn thành); 10 cơ sở đã nghiệm thu nhưng chưa đạt; 93 cơ sở đã nghiệm thu và đưa vào sử dụng; 83 cơ sở không thuộc diện thẩm duyệt, nghiệm thu đã khắc phục xong; 9 cơ sở đã phá, dỡ bỏ toàn bộ; 62 cơ sở có dự án, kế hoạch di dời, xây mới hoặc đã ngừng hoạt động, trụ sở đang để trống hoặc được dỡ bỏ hoàn toàn...

Đọc tiếp

Đất phân lô lại "nóng"

Đất phân lô lại "nóng"

Nhiều khu đất phân lô bán nền có giao dịch đột biến trong 3 tháng đầu năm 2024, tuy vậy diễn biến giao dịch giữa các khu vực không đồng đều.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Cần gì để tránh vết xe đổ khi đấu giá lại loạt "đất vàng" Thủ Thiêm?

Cần gì để tránh vết xe đổ khi đấu giá lại loạt "đất vàng" Thủ Thiêm?

Theo kế hoạch đấu giá năm 2024, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) dự định đấu giá 4 lô đất trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm và 3.790 căn hộ chung cư trước đây được xây dựng tái định cư. Hiện Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã và đang hoàn thiện các khâu trong quy trình đấu giá như: phương án đấu giá, việc tổ chức lại việc bán đấu giá, xác định giá khởi điểm.

Những tin vui của thị trường địa ốc đầu năm

Những tin vui của thị trường địa ốc đầu năm

Năm 2024, cả nước dành 657.000 tỷ đồng cho đầu tư công, chủ yếu là đầu tư hạ tầng giao thông và phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân ít nhất 95%. Đầu tư công được xem là động lực thúc đẩy phục hồi nền kinh tế, trong đó có thị trường bất động sản.

Giá nhà ở riêng lẻ tại Hà Nội tăng mạnh

Giá nhà ở riêng lẻ tại Hà Nội tăng mạnh

Một đơn vị chuyên kinh doanh mảng thổ cư (Hội viên Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam) cho biết, quý I/2024 là giai đoạn ghi nhận lượng giao dịch nhà riêng lẻ trong ngõ ở Hà Nội cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.

Nguồn cung căn hộ mới ở TP.HCM và vùng ven sụt giảm mạnh

Nguồn cung căn hộ mới ở TP.HCM và vùng ven sụt giảm mạnh

Theo báo cáo, trong quý I vừa qua, nguồn cung sơ cấp căn hộ toàn thị trường TP.HCM và vùng phụ cận giảm 9.7% so với quý trước và ở mức tương đương với cùng kỳ quý I/2023 với các dự án tập trung phân bổ tại hai thị trường là TP.HCM và Bình Dương.

Chat với BizLIVE