Gói hỗ trợ lãi suất 2% từng có lúc tranh luận "nảy lửa"

Khó và phải trải qua nhiều cuộc họp, có lúc tranh luận "nảy lửa", gói hỗ trợ lãi suất 2% cho thấy đường đi vào thực tiễn không luôn bằng phẳng...
Phó thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu tại hội nghị ngày 06/7 - Ảnh: VGP
Phó thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu tại hội nghị ngày 06/7 - Ảnh: VGP

Chủ trương đề ra từ cuối năm 2021, nghị định cụ thể có từ tháng 5, nhưng gần hai tháng qua các bên vẫn phải ngồi lại để họp bàn việc triển khai gói hỗ trợ lãi suất.

Khi đảm bảo kịp thời, giá trị hỗ trợ càng được bảo toàn. Độ trễ đi vào thực tiễn càng lớn, giá trị có thể bị mai một.

Nhưng, chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm hiện nay không dễ dàng trong triển khai. Ngay từ khi thai nghén, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước từng nêu quan ngại tại một số diễn đàn, khi dẫn lại hệ quả của gói cấp bù lãi suất hơn chục năm trước...

Đến nay, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), các ngân hàng mới hoàn tất đăng ký gói hỗ trợ này.

Có lúc tranh luận "nảy lửa"

Chiều 06/7, NHNN tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai Nghị định số 31/NĐ-CP của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh 2% lãi suất khi vay vốn tại các ngân hàng thương mại.

Một lần nữa, tính đặc thù của chính sách này, những khó khăn trong xây dựng và triển khai được đề cập đến, như gián tiếp lý giải cho độ trễ thời gian qua.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, để triển khai gói hỗ trợ này, Chính phủ đã giao NHNN phối hợp với các bộ, ngành, ngân hàng thương mại nghiên cứu xây dựng Nghị định, hướng dẫn.

“Trong số các văn bản hướng dẫn triển khai các nội dung của Nghị quyết 43/2022/QH15 thì văn bản này "khó làm nhất". Sau nhiều cuộc họp, có lúc tranh luận "nảy lửa", ngày 20/5/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 31/2022/NĐ-CP về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Cùng ngày Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 03/2022/TT-NHNN để hướng dẫn ngân hàng thương mại thực hiện Nghị định 31”, Phó thủ tướng nói.

Phó thủ tướng đánh giá cao sự nỗ lực của NHNN, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cùng với các bộ, ngành liên quan đã xây dựng chính sách công phu, chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật, phù hợp với tình hình thực tế, khắc phục được những bất cập của các chính sách đã làm trước đó.

Về gói hỗ trợ lãi suất, Phó thủ tướng cho rằng, chính sách này không phải là chính sách mới, các nước cũng làm. Việt Nam cũng đã từng triển khai từ năm 2008-2009, nhưng khi đó chúng ta không sử dụng ngân sách nhà nước để giảm lãi suất.

Tuy nhiên trong thời điểm hiện nay, cơ quan quản lý nhà nước không thể dùng chỉ đạo hành chính để chỉ đạo các ngân hàng thương mại (hoạt động theo thị trường) giảm lãi suất.

Chính vì vậy, việc sử dụng ngân sách nhà nước thông qua các ngân hàng thương mại để hỗ trợ 2% lãi suất cho những đối tượng chịu tác động của đại dịch COVID-19 là rất phù hợp.

Khách hàng "khỏe lên", ngân hàng cũng tốt

Tại hội nghị trên, Phó thủ tướng đánh giá, khi chính sách đi vào cuộc sống sẽ giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh "khỏe lên", giảm chi phí sản xuất, góp phần giúp phục hồi năng lực sản xuất, đảm bảo cung cầu. Nếu thực hiện tốt chính sách này sẽ góp phần đảm bảo đủ nguồn cung thì sẽ bảo đảm được giá cả, tạo điều kiện để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra.

Đối với các ngân hàng, Phó thủ tướng phân tích, việc triển khai gói hỗ trợ lãi suất thông qua hệ thống ngân hàng thương mại bởi không ai hiểu doanh nghiệp, hiểu khách hàng bằng ngân hàng. Không tổ chức nào có hệ thống với đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp cho việc này bằng ngân hàng thương mại.

“Triển khai chính sách này ngân hàng thương mại cũng tốt mà nhà nước bỏ tiền ra cho vay đúng đối tượng cũng yên tâm, các doanh nghiệp, người dân cũng được thụ hưởng", Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh, các ngân hàng thương mại triển khai nhiệm vụ này không chỉ có ý nghĩa đối với công việc chung của đất nước mà còn có ý nghĩa với chính mỗi ngân hàng.

“Thay vì thu lợi nhuận từ khách hàng, các ngân hàng thương mại tham gia triển khai chính sách của nhà nước, qua đó giúp cho khách hàng của mình "khỏe lên", gắn bó hơn với ngân hàng hơn, hoạt động của ngân hàng cũng tốt hơn. Điều này không chỉ là trách nhiệm mà còn là lợi ích thiết thực của mỗi ngân hàng thương mại”, Phó thủ tướng nói.

“Mạch máu của nền kinh tế không được tắc nghẽn”

Phó thủ tướng Lê Minh Khái cũng đánh giá cao kết quả huy động vốn của hệ thống ngân hàng (tăng khoảng 4,51%), tín dụng tăng 9,35% so với năm 2021 (tăng cao hơn cùng kỳ 2019 – trước khi diễn ra dịch bệnh), tạo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhờ đó GDP quý 2 đạt 7,72%, 6 tháng đạt 6,42%.

Nêu ý kiến về tăng trưởng tín dụng như "có thắt chặt hay không?", "có nới room hay không?", "ảnh hưởng tới lạm phát như thế nào?"… Phó thủ tướng nêu rõ, mức tăng trưởng tín dụng những năm qua nhìn chung là không thay đổi; còn đối với từng ngân hàng thương mại thì NHNN phải đánh giá cụ thể.

“Thời gian tới, NHNN cũng cần bám sát tình hình thực tế để điều hành tín dụng phù hợp trên tinh thần "mạch máu của nền kinh tế không được tắc nghẽn", đảm bảo ổn định giá trị đồng tiền, đảm bảo thanh khoản và an toàn hệ thống, phải thông tin công khai, minh bạch, trung thực trên báo chí, truyền thông cho nhân dân, doanh nghiệp hiểu, đồng thuận”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Đọc tiếp

Tháo gỡ khó khăn cùng khách hàng, OCB tăng dự phòng rủi ro, giảm lợi nhuận, bảo đảm hoạt động

Tháo gỡ khó khăn cùng khách hàng, OCB tăng dự phòng rủi ro, giảm lợi nhuận, bảo đảm hoạt động

Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2023. Theo đó, lợi nhuận trước thuế đạt 4.139 tỷ đồng. So với báo cáo quản trị, lợi nhuận trước thuế của OCB giảm 1.088 tỷ đồng đến từ việc chi phí dự phòng tăng 501 tỷ đồng và điều chỉnh một số khoản mục thu nhập đã thực thu từ khách hàng trong năm 2023 sẽ được hạch toán trong năm 2024.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chính thức ra mắt thương hiệu LPBank Insurance

Chính thức ra mắt thương hiệu LPBank Insurance

Thương hiệu LPBank Insurance nằm trong kế hoạch mở rộng hệ sinh thái của LPBank theo hướng tập đoàn tài chính đa năng, củng cố niềm tin, mang trải nghiệm trọn vẹn các sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng.

MSB lùi lịch họp ĐHĐCĐ năm 2024 sang ngày 23/4.

MSB lùi lịch họp ĐHĐCĐ năm 2024

Thời gian tổ chức đại hội sẽ được lùi từ ngày 10/4 sang ngày 23/4, lý do được ngân hàng cho biết là để hoàn thiện công tác chuẩn bị đại hội.

ĐHĐCĐ VIB dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 2/4 tới đây.

VIB dự kiến chia cổ tức 29,5%

VIB dự kiến chia cổ tức bằng tiền mặt tối đa là 12,5%, chia cổ tức bằng cổ phiếu là 17% và phát hành cổ phiếu thưởng tỉ lệ 0,44% cho cán bộ nhân viên.

Chat với BizLIVE