Giới đầu tư lo ngại trước khả năng các ngân hàng trung ương tăng lãi suất lên mức cao nhất trong 15 năm

Các nhà kinh tế nhận định nếu các ngân hàng trung ương giữ lãi suất cao trong thời gian dài hoặc tăng lãi suất nhiều hơn mức kỳ vọng của các nhà đầu tư, đà phục hồi của thị trường trái phiếu có thể bị phá vỡ.
Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters

Các ngân hàng trung ương hàng đầu dự kiến tuần này sẽ tăng lãi suất lên mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính, khiến các nhà đầu tư lo ngại đợt phục hồi của thị trường trái phiếu trong tháng này đánh giá thấp bằng chứng về lạm phát kéo dài.

Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng trung ương Anh (BoE) đều sẽ họp chính sách trong tuần này. Các nhà đầu tư kỳ vọng Fed sẽ giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm, nâng lãi suất lên mức cao nhất kể từ tháng 9/2007, thời điểm bắt đầu cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Trong khi đó, BoE và ECB được cho là sẽ nâng lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm lên mức cao nhất kể từ mùa Thu năm 2008 khi ngân hàng Lehman Brothers đệ đơn phá sản.

Theo tờ Financial Times, ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy áp lực tăng giá vẫn dai dẳng trong bối cảnh các đợt tăng lãi suất nhanh trên toàn cầu và khoảng cách giữa kỳ vọng của nhà đầu tư và dữ liệu kinh tế đang ngày càng lớn.

Các biện pháp thị trường về lạm phát cho thấy các nhà giao dịch hiện kỳ vọng lạm phát cuối cùng sẽ giảm xuống gần với mục tiêu 2% của Fed và ECB. Tuy nhiên, tốc độ tăng giá vẫn ở mức 6,5% tại Mỹ và 9,2% tại Khu vực đồng euro. Lạm phát cơ bản - không bao gồm giá năng lượng và thực phẩm dao động mạnh và được các ngân hàng trung ương theo dõi chặt chẽ - vẫn cao.

Các cuộc khảo sát cho thấy người tiêu dùng và doanh nghiệp tại hầu hết các nền kinh tế tiên tiến cho rằng lạm phát sẽ vẫn cao hơn mục tiêu của các ngân hàng trung ương trong trung hạn bất chấp những đợt giảm gần đây. Kỳ vọng lạm phát được các nhà hoạch định chính sách theo dõi chặt chẽ bởi chúng gắn với yêu cầu về tiền lương, khiến lạm phát tăng cao hơn.

Nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Citigroup (Mỹ), Nathan Sheets, cho biết kỳ vọng lạm phát cao có thể kích hoạt các điều kiện lạm phát và mối quan tâm của các ngân hàng trung ương là đảm bảo rằng kỳ vọng lạm phát không tăng quá cao.

Nhà kinh tế trưởng toàn cầu tại công ty Capital Economics (Anh), Jennifer McKeown, cũng nhận định kỳ vọng lạm phát vẫn cao hơn nhiều so với mức trước đại dịch và cao hơn mức phù hợp với mục tiêu lạm phát 2% của các ngân hàng lớn.

Các nhà kinh tế nhận định nếu các ngân hàng trung ương giữ lãi suất cao trong thời gian dài hoặc tăng lãi suất nhiều hơn mức kỳ vọng của các nhà đầu tư, đà phục hồi của thị trường trái phiếu có thể bị phá vỡ.

Giá trái phiếu đã nhanh chóng hồi phục kể từ đầu năm sau đợt bán tháo lịch sử vào năm ngoái khi thị trường đặt cược vào tốc độ tăng lãi suất chậm lại, và thậm chí còn ngược lại trong trường hợp của Fed. Giờ đây, một số nhà đầu tư tỏ ra ngờ vực.

Trưởng bộ phận tín dụng đầu tư tại công ty thị trường vốn DoubleLine Capital (Mỹ), Monica Erickson, cho rằng sẽ rất khó để Fed giảm lạm phát xuống mức 2% mà không để kinh tế rơi vào suy thoái, trong khi Trưởng bộ phận nợ cấp cao tại công ty dịch vụ tài chính Wells Fargo (Mỹ), Maureen O'Connor, nhận định thị trường tín dụng đang được định giá trên cơ sở không suy thoái, trái ngược với dự báo của các nhà kinh tế.

Minh Hợp

Chứng khoán Mỹ tăng điểm ấn tượng tháng đầu năm

Phiên ngày thứ Ba, các chỉ số chính trên sàn chứng khoán Mỹ tăng điểm và như vậy khép lại tháng 1/2023 với mức tăng mạnh, đây có thể coi như niềm an ủi cho nhà đầu tư sau một năm 2022 đầy khó khăn, theo nội dung bài báo mới được Wall Street Journal đăng tải.

Việc nhà đầu tư ngày một tin rằng lãi suất đã ở ngưỡng cao đã hỗ trợ cho thị trường chứng khoán, đặc biệt những phân khúc tăng trưởng của thị trường. Nhóm những cổ phiếu đầu cơ đã dẫn dắt thị trường tăng điểm trong năm nay.

Nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ hiện đang dành sự quan tâm lớn đến những tuyên bố của chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong cuộc họp bàn chính sách lần tới, Fed dự kiến sẽ nâng lãi suất khoảng ¼ điểm phần trăm.

Số liệu công bố vào ngày thứ Ba cho thấy tăng trưởng mức lương đang hạ nhiệt, thực tế này giúp củng cố cho những hy vọng vào khả năng lạm phát hạ nhiệt sẽ có thể khiến cho giới chức Mỹ hãm tốc độ nâng lãi suất trong những tháng tới.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Ba và cũng là phiên giao dịch cuối cùng của tháng 1/2023, chỉ số Nasdaq tăng 190,74 điểm tương đương 1,7% lên 11.584,55 điểm. Chỉ số này đã tăng 11% trong tháng 1/2023 và như vậy có khởi đầu năm tốt nhất tính từ tháng 1/2001 khi mà chỉ số tăng được 12%.

Chỉ số S&P 500 tăng 58,83 điểm tương đương 1,5% lên 4.076,60 điểm còn chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones tăng 368,95 điểm tương đương 1,1% lên 34.086,04 điểm. S&P 500 và Dow Jones tăng lần lượt 6,2% và 2,8% trong tháng đầu tiên của năm.

Nhiều nhà đầu tư chứng khoán Mỹ đang hy vọng vào một câu nói khá phổ biến trong giới đầu tư nước này: “Tháng 1 suôn sẻ, cả năm may mắn”. Lịch sử cũng đã chứng minh cho điều này: chỉ số Nasdaq tăng trung bình 14% trong khoảng thời gian còn lại của năm sau khi tăng từ 10% trở lên trong tháng đầu của năm, số liệu của Dow Jones Market Data cho hay. Tất nhiên, bong bóng dotcom của năm 2001 lại là câu chuyện khác: chỉ số giảm đến 30% trong khoảng thời gian còn lại của năm.

“Khi mà tỷ lệ thất nghiệp ở ngưỡng 3,5% và nền kinh tế hiện vẫn đang có thêm hơn 200.000 việc làm/tháng, hiện vẫn còn quá sớm để nói rằng quá trình siết chặt chính sách của Fed đã kết thúc. Nhà đầu tư có khi cũng đã lạc quan thái quá, chúng ta đang trong giai đoạn đầu của quá trình bình thường hóa lạm phát”, trưởng bộ phận chiến lược đầu tư tại quỹ Fiduciary Trust – ông Hans Olsen phân tích.

Niềm tin của nhà đầu tư có thể thấy rõ trên thị trường phái sinh. Giới đầu tư dự báo lãi suất liên bang có thể đạt mức 4,9% trước thời điểm tháng 6/2023, và dự kiến có 2 lần hạ lãi suất trong nửa sau năm 2023. Biến động của thị trường quyền chọn đồng euro/USD rơi xuống ngưỡng thấp nhất trong hơn 1 năm, đó là trước khi Fed bắt đầu chiến dịch nâng lãi suất.

Trong khi đó, các ngân hàng trung ương trên thế giới hiện vẫn đang giữ quan điểm về chính sách tiền tệ hạn chế: dự báo mới nhất cho thấy các quan chức Fed tin rằng lãi suất cần phải lên mức 5,1% còn chủ tịch Fed Jerome Powell đã loại bỏ khả năng giảm lãi suất trong năm nay.

Lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ thời hạn 10 năm giảm xuống còn 3,513% từ mức 3,550% vào phiên ngày thứ Hai. Lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ thời hạn 2 năm, loại lợi suất vốn nhạy cảm với các kỳ vọng về chính sách tiền tệ, rơi xuống còn 4,211% từ mức 4,259%. Việc lợi suất giảm 0,19 điểm phần trăm trong tháng 1/2023 có thể coi như thấp nhất tính từ khi đại dịch COVID-19 căng thẳng tháng 3/2020.

Các chuyên gia quản lý đầu tư trên thị trường Mỹ hiện đang theo dõi sát sao các diễn biến liên quan đến áp lực lạm phát. Cổ phiếu General Motors tăng 8,4% lên 39,32USD/cổ phiếu sau khi doanh nghiệp này công bố kết quả kinh doanh quý gần nhất. Cổ phiếu Caterpillar hạ 3,5% xuống 252,29USD/cổ phiếu sau khi hãng sản xuất thiết bị này thông báo kết quả kinh doanh thấp hơn nhiều so với kỳ vọng. Cổ phiếu Exxon Mobil tăng 2,2% lên 116,01USD/cổ phiếu.

Trung Mến

Theo Vnanet

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

Khi OPEC công bố duy trì cắt giảm sản lượng nhưng giá dầu vẫn giảm, các nhà phân tích cho rằng động thái của họ không có hiệu quả. Tuy nhiên, thị trường đang xoay chiều.

Chat với BizLIVE