Giải cứu các dự án thua lỗ ngành Công thương: Vẫn vướng đủ thứ

Theo đánh giá, việc huy động vốn sản xuất kinh doanh ở một số dự án, doanh nghiệp còn vướng mắc, rất cần có sự đồng hành, chia sẻ rủi ro giữa doanh nghiệp và tổ chức tín dụng cho vay.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại phiên họp thứ 7 của Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém một số dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công thương.
Theo đánh giá, các dự án, doanh nghiệp thuộc Đề án xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công thương đều có chuyển biến. Trong số 6 dự án trước đây hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng thua lỗ thì đến nay đã có 2 dự án bước đầu có lãi (Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 - Hải Phòng, Nhà máy Thép Việt Trung).
Đáng chú ý, trong đó Dự án DAP số 1 - Hải Phòng đang làm thủ tục đưa ra khỏi đề án. 4 dự án còn lại từng bước khắc phục khó khăn, phấn đấu bù đắp chi phí biến đổi, giảm lỗ so với cùng kỳ (Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 - Lào Cai, Nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình, Dự án cải tạo mở rộng nhà máy sản xuất đạm Hà Bắc, Công ty Công nghiệp tàu thủy Dung Quất)...
Tuy nhiên, tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính ở các dự án, doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn; việc giải quyết các tranh chấp, vướng mắc về hợp đồng EPC và quyết toán dự án còn nhiều thách thức; tái cơ cấu tài chính, huy động vốn sản xuất kinh doanh ở một số dự án, doanh nghiệp còn vướng mắc, rất cần có sự đồng hành, chia sẻ rủi ro giữa doanh nghiệp và tổ chức tín dụng cho vay.
Do đó, để hoàn thành quyết toán các dự án và triển khai được các nhiệm vụ khác theo đề án, cần ưu tiên giải quyết dứt điểm các tranh chấp, vướng mắc về hợp đồng EPC trong năm 2019, Phó Thủ tướng giao Bộ Tư pháp khẩn trương tổng hợp ý kiến các Bộ, cơ quan liên quan để hoàn thành báo cáo tổng hợp các kiến nghị của các tập đoàn, tổng công ty về giải quyết vướng mắc pháp lý các hợp đồng EPC, đề xuất lộ trình và giải pháp xử lý từng trường hợp cụ thể.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Công Thương và PVN khẩn trương xử lý theo quy định và thẩm quyền vấn đề giãn, giảm mức trích khấu hao tài sản của một số dự án, doanh nghiệp thuộc PVN trên cơ sở phương án tổng hợp (bao gồm cả các biện pháp cơ cấu lại thời gian trả nợ, lãi suất... thuộc thẩm quyền của các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật), đề xuất của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp từ phương án báo cáo của PVN.
Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an khẩn trương triển khai các nhiệm vụ kiểm toán, thanh tra, điều tra, xử lý vi phạm theo đề án và kế hoạch năm 2019, bảo đảm đúng tiến độ, tạo điều kiện triển khai các nhiệm vụ khác của các bộ, ngành và minh bạch trong quá trình tái cơ cấu dự án, doanh nghiệp theo đề án. 
Các Bộ, ngành, doanh nghiệp liên quan có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ, kịp thời với Bộ Công an trong công tác cung cấp tài liệu, cử cán bộ thực hiện giám định để phục vụ công tác xử lý sai phạm của các cá nhân, tổ chức liên quan tại các dự án theo quy định của pháp luật.
Phó Thủ tướng yêu cầu các Tập đoàn: PVN, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSteel), Tổng công ty Giấy Việt Nam (Vinapaco) tiếp tục triển khai các biện pháp quản trị để tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh, xây dựng kế hoạch thị trường, không trông chờ vào hỗ trợ của nhà nước, phấn đấu duy trì, từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các dự án, doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đồng thời, cập nhật đánh giá tình hình thực tế từng dự án, doanh nghiệp, chủ động rà soát các phương án xử lý đã được phê duyệt tại đề án để lựa chọn phương án tối ưu, bảo đảm khả thi, đúng quy định pháp luật và lợi ích cao nhất của Nhà nước…

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Dòng vốn FDI giúp duy trì "điểm sáng" của thị trường bất động sản công nghiệp trong quý đầu tiên năm 2024

Bất động sản khu công nghiệp vẫn là điểm sáng của thị trường trong quý 1/2024 nhờ tăng trưởng tốt dòng vốn FDI. Giá thuê đất trung bình tăng nhẹ 1% tại Hà Nội, đạt 214 USD/m²/kỳ hạn, so với quý trước, trong khi giá thuê đất trung bình tại TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng vẫn không tăng, lần lượt là 230 USD/m²/kỳ hạn và 95 USD/m²/kỳ hạn.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư

Bà Rịa-Vũng Tàu, thỏi “nam châm” hút vốn đầu tư trong và ngoài nước

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa tổ chức “Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư”. Trong khuôn khổ hội nghị, tỉnh tiến hành trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư và tăng vốn cho 15 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 25.880 tỷ đồng và hơn 1,4 tỷ USD cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Khu công nghiệp - ảnh minh họa

Tây Ninh sắp có thêm khu công nghiệp quy mô gần 500 ha

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 214/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Hiệp Thạnh - giai đoạn 1, tại xã Hiệp Thạnh, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.

Xuất khẩu của Việt Nam trên đà hồi phục

Xuất khẩu của Việt Nam trên đà hồi phục

Với mức tăng trưởng cao trong tháng 1/2024 (tăng 42% so với cùng kỳ năm 2023), giới chuyên môn dự báo: xuất khẩu của Việt Nam đang trên đà phục hồi và sẽ tiếp tục đà tăng trưởng nhanh trong những tháng tới.

Chat với BizLIVE