Giá xăng sẽ giảm mạnh ở kỳ điều hành xăng dầu ngày 1/4?

Trả lời tại Họp báo thường kỳ quý 1/2022 của Bộ Công Thương, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, kỳ điều hành ngày 1/4 sẽ khác biệt bởi thuế bảo vệ môi trường được giảm.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải trả lời tại cuộc họp báo thường kỳ quý 1/2022
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải trả lời tại cuộc họp báo thường kỳ quý 1/2022

"Chúng tôi sẽ căn cứ vào đó để điều chỉnh giá làm sao mang lại lợi ích cao nhất cho người dân và doanh nghiệp", Thứ trưởng Hải cho biết.

Vừa qua, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định giảm thuế môi trường ở mức 2.000 đồng/lít xăng, 1.000 đồng/lít dầu… Việc giảm giá này sẽ có tác động đến giá xăng dầu trong nước.

Bên cạnh đó, mấy ngày gần đây, đàm phán Nga và Ukraine đã có tiến triển nên giá xăng dầu có xu hướng giảm, trong khi trước đó, giá tăng rất cao, Thứ trưởng Hải thông tin thêm.

Về nguồn cung xăng dầu, ông Hoàng Anh Tuấn - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường cho biết, từ năm 2021 đến nay, sự cố từ Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn đã ảnh hưởng rất lớn đến thị trường xăng dầu trong nước bởi Nghi Sơn đang chiếm 30% nguồn cung xăng dầu trong nước dẫn đến việc thiếu hụt xăng dầu trong thời gian rất ngắn.

Bộ Công Thương đã có nhiều văn bản chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn báo cáo kế hoạch tái khởi động sản xuất, kế hoạch cung ứng, giao hàng cho thương nhân đầu mối.

Hiện nay, Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn về cơ bản đã khởi động lại. Tuy nhiên, lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước khẳng định: "chưa nhận được văn bản nào về việc cam kết giao hàng của Nghi Sơn cho thương nhân trong Quý 1 và Quý 2".

Về vấn đề nhập khẩu xăng dầu, Bộ Công Thương cũng đã ban hành Quyết định số 242 yêu cầu các thương nhân đầu mối ngoài tổng nguồn đã giao năm 2022 thì đẩy mạnh tăng kế hoạch nhập khẩu.

Tuy nhiên, ông Hoàng Anh Tuấn cho rằng, việc nhập khẩu xăng dầu không thể "ngày một ngày hai". Bởi trong 2 năm chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, các thương nhân đầu mối về cơ bản đều lấy hàng từ Nghi Sơn, Bình Sơn và chỉ nhập khẩu lượng hàng hoá mà 2 nhà máy này chưa đáp ứng được.

Khi nguồn cung đột ngột bị ảnh hưởng, việc kết nối lại để đàm phán trở lại để mua xăng dầu cần thời gian. Chưa kể hiện nay nguồn cung xăng dầu thế giới cũng đang bị ảnh hưởng bởi chiến tranh Nga và Ukraine khiến doanh nghiệp gặp không ít khó khăn khi bị đội chi phí, kể cả chi phí vận tải, vận chuyển", ông Hoàng Anh Tuấn lý giải.

BỘ CÔNG THƯƠNG SẼ LÀM VIỆC VỚI NHÀ MÁY LỌC DẦU NGHI SƠN VỀ NGUỒN CUNG

Liên quan đến nguồn cung xăng dầu, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cũng thông tin thêm, nguồn cung xăng dầu trong quý II (tháng 4,5,6) đang được điều hành không tính đến lượng xăng dầu do Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn cung cấp.

Riêng tháng 2/2022, Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn chỉ cung cấp 50% các hợp đồng đã ký hoặc cho các đầu mối. Lượng 50% còn thiếu tương đương gần 17-20% thị phần cả nước.

Mặt khác, mua xăng dầu không dễ như các hàng hoá khác. Chưa kể đến việc, mua xăng dầu ở đâu sẽ liên quan trực tiếp đến mức thuế mà doanh nghiệp phải chịu, mua ở thị trường ASEAN thì thuế thấp, nhưng các thị trường khác thì thuế cao.

"Điều quan trọng nhất vẫn là đảm bảo nguồn cung xăng dầu đầy đủ cho nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp và người dân", Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nêu rõ.

Đối với việc nhập khẩu xăng dầu của doanh nghiệp trong quý 2, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định: "Theo báo cáo của doanh nghiệp và con số nhập khẩu thực tế của cơ quan Hải quan, Bộ Công Thương khẳng định quý 2 sẽ cố gắng đến mức cao nhất để đảm bảo đủ nhu cầu xăng dầu cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và người dân".

Ngay trong tuần tới, Bộ Công Thương sẽ có buổi làm việc với Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn để nắm được việc Nghi Sơn có thể cung ứng được lượng xăng dầu bao nhiêu ra thị trường trong quý 3 và có cam kết cụ thể để Bộ Công Thương ưu tiên. Phần thiếu sẽ lại giao cho các doanh nghiệp đầu mối.

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Ảnh minh họa

Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án xanh, phát triển bền vững

Đồng Nai là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mạnh của khu vực và đất nước. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp giúp Đồng Nai đạt được những thành quả lớn trên lĩnh vực kinh tế. Song, mặt trái của quá trình phát triển này đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường và phát triển thiếu bền vững.

Ảnh minh hoạ

Sầu riêng quyết định mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả

Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong quý I ước đạt 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý đầu năm, sầu riêng và nhiều trái cây khác của Việt Nam chưa vào vụ nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt và vượt 1 tỷ USD, cho thấy ngành rau quả có nhiều khả năng đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD trong năm nay.

Chat với BizLIVE