Giá lúa tăng không tương xứng với vật tư đầu vào, một số nông dân "bỏ lúa" vụ Hè Thu 2022

Vụ Hè Thu 2022, toàn vùng Nam Bộ giảm 20 nghìn ha, sản lượng lúa ước giảm 13 nghìn tấn so với vụ Hè Thu trước, trong đó, 13 tỉnh/ thành ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giảm 16 nghìn ha, sản lượng giảm 17 nghìn tấn.
Vụ Hè Thu 2022, ĐBSCL xuống giống 1.493 nghìn ha, giảm 16 nghìn ha; năng suất ước đạt 57,14 tạ/ha, tăng 0,51 tạ/ha; sản lượng ước đạt 8.530 nghìn tấn, giảm 17 nghìn tấn
Vụ Hè Thu 2022, ĐBSCL xuống giống 1.493 nghìn ha, giảm 16 nghìn ha; năng suất ước đạt 57,14 tạ/ha, tăng 0,51 tạ/ha; sản lượng ước đạt 8.530 nghìn tấn, giảm 17 nghìn tấn

Bước vào sản xuất lúa Hè Thu 2022, giá phân bón, vật tư đầu vào tăng cao, nhất là giá phân bón tăng cao chưa từng có nhưng giá lúa tăng không đáng kể, lo sợ lỗ nông dân bỏ lúa chuyển qua trồng rau màu, cây ăn trái và nuôi thủy sản có hiệu quả kinh tế cao hơn.

Tại buổi sơ kết vụ Hè Thu, triển khai sản xuất vụ Thu Đông, vụ Mùa năm 2022 các tỉnh Nam, Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) cho biết, tổng diện tích xuống giống vụ Hè Thu 2022 toàn vùng Nam Bộ là 1.575 nghìn ha, giảm 20 nghìn ha; năng suất ước đạt 57,12 tạ/ha, tăng 0,64 tạ/ha; sản lượng ước đạt 9,0 triệu tấn, giảm 13 nghìn tấn so với vụ Hè Thu 2021.

Trong đó, ĐBSCL xuống giống 1.493 nghìn ha, giảm 16 nghìn ha; năng suất ước đạt 57,14 tạ/ha, tăng 0,51 tạ/ha; sản lượng ước đạt 8.530 nghìn tấn, giảm 17 nghìn tấn.

Vụ Hè Thu 2022, Đông Nam Bộ xuống giống 82 nghìn ha, giảm 3,6 nghìn ha; năng suất ước đạt 56,68 tạ/ha, tăng 2,87 tạ/ha, tương đương 3,79 nghìn tấn. Giảm diện tích nhưng năng suất tăng đạt 465 nghìn tấn, tương đương với vụ Hè Thu trước, bù vào phần giảm ở ĐBSCL nên tổng sản lượng lúa vụ Hè Thu ở Nam Bộ chỉ giảm khoảng 13 nghìn tấn.

Tỉnh Bến Tre có giá thành sản xuất vụ Hè Thu 2022 cao nhất ĐBSCL

Theo tính toán của Bộ Tài chính, vụ Hè Thu 2022, mức giá thành sản xuất lúa kế hoạch tại 13 tỉnh, thành ĐBSCL dao động từ 3.229 – 5.647 đồng/kg, và mức giá thành sản xuất lúa kế hoạch bình quân tại các tỉnh, thành ĐBSCL là 4.016 đồng/kg.

Theo đó, tỉnh Bến Tre là địa phương có giá thành tạm tính cao nhất khu vực ĐBSCL và đạt 5.647 đồng/kg, so với giá thành sản xuất thực tế vụ Hè Thu 2021 cao hơn 217 đồng/kg (5.430 đồng/kg).

Tỉnh Đồng Tháp là địa phương có giá thành tạm tính thấp nhất khu vực ĐBSCL đạt 3.105 đồng/kg, và thấp hơn giá thành sản xuất thực tế vụ Hè Thu 2021 là 124 đồng/kg (3.229 đồng/kg lúa).

“Trong khi giá phân bón, các loại vật tư đầu vào khác đều tăng cao, nhưng nhờ bà con thực hiện giảm chi phí giống, phân bón, thuốc thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), nên chi phí giá thành sản xuất năm nay có tăng lên không đáng kể, và đảm bảo mức lợi nhuận cho người nông dân trồng lúa”, theo Bộ Tài chính.

Tiến bộ khoa học kỹ thuật giúp giảm giá thành vụ lúa Hè Thu

Ông Lê Thanh Tùng – Phó cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết, trong những năm qua, Bộ NN-PTNT và các địa phương cùng thực hiện chương trình tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo xuất khẩu, tập trung ưu tiên đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất lúa tại các địa phương, với các giải pháp thực hiện như: “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”, áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp IPM và ICM, … và giảm lượng giống lúa gieo sạ trên một đơn vị diện tích, kết quả là lượng lúa giống người nông dân gieo sạ chỉ còn từ 100 – 120 kg/ha, giảm mạnh so với trên 150 kg/ha trước đây.

Qua đó, giảm chi phí đầu tư về giống, phân bón và BVTV khoảng 2 – 3 triệu đồng/ha, tùy từng vùng sản xuất.

Bên cạnh đó, việc tăng tỷ lệ sử dụng giống lúa xác nhận và giống nguyên chủng trên 75%, giúp tăng năng suất và chất lượng lúa gạo hàng hóa, kéo giảm chi phí sản xuất giảm, mang lại lợi nhuận cao hơn cho người nông dân và tăng lợi thế cạnh tranh cho gạo xuất khẩu.

“Hiện đang là mùa mưa bão, Cục Trồng trọt tiếp tục theo dõi diễn biến thời tiết để có giải pháp ứng phó với các điều kiện khó khăn, chăm sóc lúa đang ở các thời kỳ sinh trưởng, thường xuyên theo dõi tình hình phát sinh, phát triển dịch hại trên đồng và có kế hoạch phòng trị kịp thời, đảm bảo an toàn cho diện tích còn lại chưa thu hoạch.

Để hạn chế tối thiểu lúa đổ ngã trong mùa mưa làm giảm năng suất và chất lượng lúa thương phẩm, lúa chín đến đâu bà con nên tranh thủ thu hoạch đến đó với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, ông Tùng khuyến cáo.

ĐBSCL: Diện tích vụ Thu Đông 2022 sẽ giảm 3,5 nghìn ha

Theo Cục Trồng trọt, kế hoạch sản xuất vụ Thu Đông 2022 vùng ĐBSCL gieo sạ 700 nghìn ha, giảm 3,5 nghìn ha; năng suất 57,12 tạ/ha, tăng 0,52 tạ/ha; sản lượng 4,0 triệu tấn, tăng 17 nghìn tấn so với Thu Đông 2021.

Vụ Mùa 2021, toàn vùng Nam bộ gieo sạ 268,5 nghìn ha; năng suất 48,27 tạ/ha, tăng 1,76 tạ/ha; sản lượng 1,3 triệu tấn, tăng 150 nghìn tấn. Trong đó: Đông Nam Bộ gieo sạ 96,5 nghìn ha; năng suất 50,59 tạ/ha; sản lượng 488 nghìn tấn. ĐBSCL gieo sạ 172 ha; năng suất 46,97 tạ/ha; sản lượng 808 nghìn tấn.

Giá phân bón tuy có giảm nhẹ nhưng vẫn đang ở mức rất cao ảnh hưởng rất lớn đến ngành nông nghiệp, nhưng người nông dân linh hoạt trong sản xuất ưu tiên ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và quản lý dịch hại tổng hợp đã giảm được lượng phân bón, cây lúa ít sâu bệnh nên số lần phun thuốc BVTV cũng giảm theo.

Nhờ vậy, dù giá phân bón tăng 3 – 4 lần so với các vụ lúa trước, và thuốc BVTV tăng rất cao nhưng giá thành sản xuất lúa kế hoạch bình quân tại các tỉnh, thành ĐBSCL chỉ khoảng 4.016 đồng/kg, sẽ là cơ sở để bà con nông dân tiếp tục ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và sản xuất lúa Thu Đông và lúa Mùa.

Đọc tiếp

Cần gì để tránh vết xe đổ khi đấu giá lại loạt "đất vàng" Thủ Thiêm?

Cần gì để tránh vết xe đổ khi đấu giá lại loạt "đất vàng" Thủ Thiêm?

Theo kế hoạch đấu giá năm 2024, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) dự định đấu giá 4 lô đất trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm và 3.790 căn hộ chung cư trước đây được xây dựng tái định cư. Hiện Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã và đang hoàn thiện các khâu trong quy trình đấu giá như: phương án đấu giá, việc tổ chức lại việc bán đấu giá, xác định giá khởi điểm.

Những tin vui của thị trường địa ốc đầu năm

Những tin vui của thị trường địa ốc đầu năm

Năm 2024, cả nước dành 657.000 tỷ đồng cho đầu tư công, chủ yếu là đầu tư hạ tầng giao thông và phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân ít nhất 95%. Đầu tư công được xem là động lực thúc đẩy phục hồi nền kinh tế, trong đó có thị trường bất động sản.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Giá ca cao, cà phê cao kỷ lục chỉ là nhất thời?

Giá ca cao, cà phê cao kỷ lục chỉ là nhất thời?

Giá ca cao và cà phê toàn cầu đang tăng mạnh do thời tiết cực đoan ở các khu vực sản xuất trọng điểm, gây nguy cơ thiệt hại lâu dài đối với thị trường các hàng hóa mềm và tác động cả tới người tiêu dùng.

Giá nhà ở riêng lẻ tại Hà Nội tăng mạnh

Giá nhà ở riêng lẻ tại Hà Nội tăng mạnh

Một đơn vị chuyên kinh doanh mảng thổ cư (Hội viên Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam) cho biết, quý I/2024 là giai đoạn ghi nhận lượng giao dịch nhà riêng lẻ trong ngõ ở Hà Nội cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.

Chat với BizLIVE