Giá dầu tăng vọt

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đe dọa sẽ ngừng việc xuất khẩu dầu và khí đốt sang châu Âu trong trường hợp các biện pháp áp trần giá cả dầu Nga được áp dụng, ngoài ra OPEC+ công bố giảm sản lượng trong tuần.
Ảnh: Nikkei
Ảnh: Nikkei

Giá dầu tăng khoảng hơn 4% trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu do những rủi ro gây gián đoạn nguồn cung. Tuy nhiên nếu tính cả tuần qua, giá dầu tương lai ghi nhận tuần giảm thứ 2 liên tiếp khi mà nhiều đợt nâng lãi suất cơ bản đồng USD và các biện pháp kiểm soát dịch COVID-19 của Trung Quốc không khỏi gây sức ép lên triển vọng nhu cầu dầu.

Theo Reuters, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đe dọa sẽ ngừng việc xuất khẩu dầu và khí đốt sang châu Âu trong trường hợp các biện pháp áp trần giá cả dầu Nga được áp dụng, ngoài ra việc OPEC+ công bố giảm sản lượng trong tuần qua cũng hỗ trợ cho giá dầu.

Đóng cửa phiên giao dịch, giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai tăng 3,69USD/thùng tương đương 4,1% lên 92,84USD/thùng trên thị trường London. Thị trường New York, giá dầu WTI tăng 3,25USD/thùng tương đương 3,9% lên 86,79USD/thùng.

“Trong những tháng tới, phương Tây sẽ phải đương đầu với rủi ro mất đi nguồn cung năng lượng từ Nga và giá dầu tăng vọt”, tổ chức tư vấn dầu PVM – ông Stephen Brennock phân tích.

Chịu áp lực bởi những nỗi lo về khả năng suy thoái kinh tế và nhu cầu đi xuống, giá dầu Brent hiện thấp hơn đáng kể so với mức đỉnh cao nhất mọi thời đại 147USD/thùng sau khi căng thẳng Nga – Ukraine thực sự leo thang.

Nhóm các nước công nghiệp phát triển G7 hiện đang tìm cách để hạn chế nguồn thu từ xuất khẩu dầu của Nga. Chính phủ các nước G7 muốn áp hạn chế với dầu Nga nhằm trừng phạt Moscow, theo quan điểm của một quan chức Bộ Tài chính Mỹ công bố vào ngày thứ Sáu.

Dù rằng hồi phục trở lại trong ngày thứ Sáu, cả hai loại giá dầu đang hướng đến tuần giảm giá, giá dầu Brent giảm ước tính 0,2% sau khi đã có lúc giảm xuống mức thấp nhất tính từ tháng 1/2022. Giá dầu WTI hạ 0,1% trong tuần.

Còn theo nhận định của thống đốc Fed Christopher Waller, nếu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể giữ tỷ lệ thất nghiệp dưới mức 5%, Fed có thể sẽ hành động mạnh tay kiềm chế lạm phát, tuy nhiên sau đó sẽ dần phải tính đến việc hy sinh mục tiêu này cho mục tiêu khác.

Fed có thể sẽ mạnh tay với các đợt nâng lãi suất dù rằng nền kinh tế có thể chịu ảnh hưởng mạnh, ông Waller nói.

Quan chức Bộ Năng lượng Mỹ cho hay Nhà Trắng sẽ không cân nhắc đến việc xả dầu từ kho dự trữ chiến lược (SPR) quá hạn mức 180 triệu thùng mà Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cam kết chỉ vài tháng trước đó.

Trong tuần vừa rồi, số lượng các giàn khoan dầu tại Mỹ đang hoạt động giảm 5 xuống còn 591, mức thấp nhất tính từ giữa tháng 6/2022, theo số liệu của công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes. Tăng trưởng số lượng giàn khoan dầu và hoạt động sản xuất dầu chững lại dù rằng giá năng lượng trong thời gian qua tương đối cao.

Trong khi đó, việc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) nâng lãi suất 75 điểm cơ bản trong tuần vừa rồi và thêm các biện pháp phong tỏa thời kỳ đại dịch COVID-19 đã gây áp lực lên giá cả.

Chính quyền thành phố Thành Đô – Trung Quốc đã kéo dài quy định phong tỏa với khoảng 21 triệu người từ ngày thứ Năm trong khi đó hàng triệu người ở nhiều khu vực khác của Trung Quốc đã bị yêu cầu hạn chế đi lại trong dịp nghỉ lễ.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE