Giá dầu tăng vọt khi OPEC+ tuyên bố giảm nguồn cung

Xuất khẩu dầu của Kazakh có thể bị gián đoạn trong nhiều tháng. Nhiều doanh nghiệp vận chuyển dầu đang được yêu cầu trì hoãn việc thực hiện đơn hàng tại cảng xuất khẩu chính.
Ảnh: GettyImages
Ảnh: GettyImages

Giá dầu tăng vọt khi mà đồng USD yếu đi, đồng thời thị trường cân nhắc đến khả năng nhóm nước thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và liên minh sẽ giảm quy mô sản xuất nhằm bình ổn giá dầu trên thị trường tương lai vốn có nhiều biến động.

Đóng cửa phiên giao dịch trên thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI tăng 3,7% lên trên 93USD/thùng sau khi được hỗ trợ trước đó bởi đồng USD suy yếu, chính vì vậy hàng hóa định giá bằng đồng USD trở nên có sức hấp dẫn lớn hơn. Giá dầu Brent trên thị trường London vượt ngưỡng 100USD/thùng lần đầu tiên tính từ tháng 8/2022.

Nhà đầu tư trên thị trường năng lượng đang tính đến khả năng OPEC+ sẽ giảm sản lượng dầu thô bởi Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Abdulaziz bin Salman nói rằng giá dầu tương lai hiện đang ngày một diễn biến không phù hợp với các yếu tố căn bản của thị trường.

Trưởng bộ phận nghiên cứu năng lượng tại VettaFi, ông Stacey Morris, nhận xét: “Giá dầu vẫn tiếp tục tăng cao hơn trong ngày hôm nay bởi thị trường đón nhận bình luận từ một trong những đại diện quyền lực nhất OPEC. Các thành viên thị trường cũng sẽ theo dõi chặt chẽ số liệu liên quan đến tồn kho dầu của Mỹ để có thể biết được diễn biến của nhu cầu xăng”.

Ngoài yếu tố trên, còn thông tin khác hỗ trợ cho giá dầu. Xuất khẩu dầu của Kazakh có thể bị gián đoạn trong nhiều tháng. Nhiều doanh nghiệp vận chuyển dầu đang được yêu cầu trì hoãn việc thực hiện đơn hàng tại cảng xuất khẩu chính, các bên vì vậy đang tính toán đến thiệt hại.

Giá dầu WTI giao hợp đồng tương lai dao động trong biên độ hẹp, ước tính khoảng 10USD trong tháng 8/2022.

Giá dầu đã trải qua khoảng thời gian đầy biến động tính từ khi căng thẳng Nga – Ukraine bắt đầu leo thang vào cuối tháng 2/2022. OPEC+ đã đảo ngược các biện pháp cắt giảm sản lượng đưa ra trong thời kỳ đại dịch COVID-19, tuy nhiên Thái tử Abdulaziz nói rằng nhóm này sẽ có thể cần phải siết chặt các hoạt động sản xuất khi có cuộc họp vào tháng tới.

Tính từ đầu tháng 6/2022 đến nay, giá dầu giao hợp đồng tương lai đã mất khoảng 25% bởi nỗi sợ về khả năng kinh tế chững lại làm tổn hại đến triển vọng nhu cầu. Khả năng thỏa thuận hạt nhân Iran được khôi phục sẽ có thể giúp xuất khẩu dầu thô từ nước này tăng cao, nguồn cung dầu toàn cầu sẽ tăng lên.

Việc giá dầu giảm liên tục cuối cùng cũng đã mang đến được những tác dụng tích cực với người tiêu dùng. Tại Mỹ, giá xăng đang trong khoảng thời gian giảm dài nhất tính từ năm 2015, như vậy áp lực lạm phát sẽ giảm đi với kinh tế Mỹ.

Giá dầu diesel tại Mỹ đã giảm hơn 60 ngày dù rằng xu thế này có thể sẽ đảo chiều khi mà nhu cầu nhiên liệu tăng lên khi mùa đông dần đến. Tại châu Âu, số liệu công bố ngày thứ Ba cho thấy hoạt động kinh tế suy giảm đến tháng thứ 2 liên tiếp.

Áp lực bán trên thị trường đang tăng lên khi mà giá xăng giao hợp đồng tương lai đang tiến gần đến ngưỡng trung bình của 200 ngày giao dịch. Nếu giá giao hợp đồng tương lai tháng 9/2022 rơi xuống dưới ngưỡng kỹ thuật, hoạt động bán sẽ có thể trở nên phổ biến hơn.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE