Giá dầu sụt mạnh vì nỗi lo suy thoái kinh tế

Vấn đề hoạt động cung ứng dầu bị gián đoạn sớm được giải quyết đã khiến cho nhà đầu tư trở lại với nỗi lo về suy thoái kinh tế.
Ảnh: Bloomberg
Ảnh: Bloomberg

Giá dầu giảm khoảng 2% trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu bởi kỳ vọng vào khả năng các yếu tố gây gián đoạn tại khu vực vịnh Mexico sẽ chỉ diễn ra trong ngắn hạn, cùng lúc đó, nỗi sợ suy thoái kinh tế ám ảnh thị trường.

Giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai hạ 1,45USD/thùng tương đương 1,5% xuống còn 98,15USD/thùng trên thị trường London. Thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao hợp đồng tương lai hạ 2,25USD/thùng tương đương 2,4% xuống 92,09USD/thùng. Phiên trước đó, cả hai loại giá dầu tăng hơn 2%.

“Chúng tôi đang giảm dự báo về giá dầu sau khi dự trữ tăng mạnh theo công bố mới đây”, chuyên gia phân tích tại Price Futures Group – ông Phil Flynn.

Tính cả tuần, giá dầu Brent tăng 3,4% sau khi giảm đến 14% vào tuần trước đó do nỗi sợ về khả năng lạm phát và lãi suất tăng cao sẽ gây tổn hại đến tăng trưởng kinh tế và nhu cầu nhiên liệu. Giá dầu WTI tăng 3,5%.

Theo một quản lý tại cảng Louisana, các kỹ sư sẽ thay thế hệ thống đường ống dẫn dầu bị hỏng hóc trong chỉ 1,2 ngày, như vậy hoạt động vận chuyển dầu sẽ được nối lại tại 7 khu vực thuộc vịnh Mexico.

Ngày thứ Năm, doanh nghiệp sản xuất dầu hàng đầu tại vịnh Mexico Shell công bố đã ngưng sản xuất tại 3 khu vực nước sâu trong khu vực. Ba cảng này được thiết kế để sản xuất ước tính tổng số khoảng 410.000 thùng dầu/ngày.

Hệ thống đường ống Amberjack, một trong hai hệ thống đường ống đã phải ngừng hoạt động bởi sự cố rò rỉ, đã khởi động lại việc vận chuyển với công suất thấp hơn, phát ngôn viên của Shell – bà Cindy Babski cho hay. Hệ thống đường ống Mars hiện vẫn chưa hoạt động nhưng dự kiến cũng sớm nối lại, bà chia sẻ.

Thị trường đồng thời cũng đón nhận quan điểm trái ngược về dự báo nhu cầu từ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cũng như Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).

Trưởng bộ phận chiến lược kinh doanh hàng hóa tại ngân hàng Saxo, ông Ole Hansen, nhận xét: “Chúng tôi đang chứng kiến quá trình kinh tế đi xuống, tuy nhiên hiện chưa rõ liệu tình hình kinh tế có xấu như những gì người ta dự báo hay không. Nhu cầu sẽ giảm đi, tuy nhiên nguồn cung vẫn là yếu tố đáng lo”.

Các biện pháp trừng phạt của châu Âu áp dụng với dầu Nga dự kiến sẽ thắt chặt hơn trong năm nay, trong khi đó, thỏa thuận xả dầu từ dự trữ chiến lược mà Mỹ với các nước phát triển khác dự kiến sẽ có hiệu lực đến cuối năm.

Vào ngày thứ Năm, OPEC hạ dự báo tăng trưởng triển vọng nhu cầu dầu năm 2022 thêm 260.000 thùng dầu/ngày. Nhu cầu dầu thế giới dự kiến sẽ tăng 3,1 triệu thùng dầu/ngày trong năm 2022.

IEA trong khi đó nâng dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thêm 2,1 triệu thùng dầu/ngày, viện dẫn đến hoạt động sản xuất năng lượng đang chuyển sang từ dùng khí đốt sang dầu.

IEA nâng dự báo triển vọng nhu cầu dầu Nga thêm 500.000 thùng dầu/ngày trong nửa sau năm 2022, tuy nhiên OPEC cho biết sẽ chật vật trong việc nâng sản lượng dầu.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

Khi OPEC công bố duy trì cắt giảm sản lượng nhưng giá dầu vẫn giảm, các nhà phân tích cho rằng động thái của họ không có hiệu quả. Tuy nhiên, thị trường đang xoay chiều.

Chat với BizLIVE