Giá dầu sụt mạnh bởi loạt thông tin bất lợi

Các nguy cơ suy giảm sẽ vẫn ám ảnh triển vọng toàn cầu, một số nước dự kiến sẽ có thể đối diện với suy thoái kinh tế trong năm 2023.
Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters

Giá dầu giao hợp đồng tương lai giảm hơn 3% xuống mức thấp nhất trong 1 tuần trong phiên giao dịch ngày thứ Năm khi mà các bên đạt được thỏa thuận ngăn khả năng đình công trong ngành đường sắt Mỹ, kỳ vọng về khả năng nhu cầu đi xuống và đồng USD tiếp tục lên giá mạnh bởi dự báo về khả năng sẽ có đợt nâng lãi suất mạnh tay.

Đóng cửa phiên giao dịch, giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai giảm 3,26USD/thùng tương đương 3,5% xuống 90,84USD/thùng trên thị trường London. Thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao hợp đồng tương lai giảm 3,38USD/thùng tương đương 3,8% xuống 85,10USD/thùng – ngưỡng thấp nhất tính từ ngày 8/9 đối với cả hai loại giá dầu.

Trước đó, khả năng đình công trong ngành đường sắt đã hỗ trợ phần nào cho giá dầu.

Thỏa thuận của ngành đường sắt Mỹ đã giúp cho giá dầu diesel và giá xăng tương lai hạ hơn 5% trong phiên.

“Giá dầu như vậy lại giảm khi đồng USD mạnh lên và thỏa thuận ngăn người lao động Mỹ đình công”, các chuyên gia phân tích tại công ty tư vấn năng lượng Ritterbusch and Associates phân tích.

Các nguy cơ suy giảm sẽ vẫn ám ảnh triển vọng toàn cầu, một số nước dự kiến sẽ có thể đối diện với suy thoái kinh tế trong năm 2023, hiện tại tuy nhiên vẫn còn quá sớm để có thể dự báo về khả năng sẽ có suy thoái kinh tế trên diện rộng, theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Chuyên gia kinh tế trưởng tại Ngân hàng Thế giới (WB), ông Indermit Gill, nói rằng ông lo ngại về khả năng lạm phát đình đốn, đó là khoảng thời gian tăng trưởng đi xuống và lạm phát cao trong kinh tế toàn cầu, ông nói thêm về việc WB đã hạ dự báo tăng trưởng GDP với khoảng ¾ các nước mà tổ chức này đang theo dõi.

Các chỉ số chứng khoán phố Wall mất điểm còn đồng USD duy trì ở sát ngưỡng cao nhất trong 20 năm khi mà có thêm nhiều số liệu cho thấy kinh tế Mỹ tăng trưởng vững vàng, Fed nhiều khả năng sẽ vẫn tiếp tục với các đợt nâng lãi suất mạnh tay.

Đồng USD mạnh khiến cho nhu cầu dầu giảm đi bởi nó khiến cho loại nhiên liệu này trở nên đắt đỏ hơn đối với người mua sở hữu các loại tiền tệ khác.

Chuyên gia phân tích dữ liệu cao cấp tại OANDA, ông Edward Moya, phân tích: “Các yếu tố căn bản trên thị trường dầu hiện bi quan bởi triển vọng nhu cầu của Trung Quốc hiện vẫn là một dấu hỏi lớn và cuộc chiến lạm phát mà Fed đang đương đầu nhiều khả năng sẽ làm suy yếu kinh tế Mỹ”.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) trong tuần này khẳng định rằng tăng trưởng nhu cầu dầu sẽ chững lại trong quý 4/2022.

Giá dầu thô đã giảm đáng kể sau khi tăng vọt lên ngưỡng cao chưa từng thấy trong tháng 3/2022 sau khi căng thẳng Nga – Ukraine khiến cho những nỗi lo về nguồn cung tăng cao, giá dầu chịu áp lực bởi triển vọng suy thoái kinh tế và nhu cầu đi xuống.

Các yếu tố khác gây áp lực lên giá cả bao gồm dự trữ dầu thô tại Mỹ tăng và nhu cầu sử dụng năng lượng của chuỗi blockchain Ethereum giảm đi.

Liên minh châu Âu (EU) trong khi đó có kế hoạch huy động hơn 140 tỷ euro để bảo vệ cho người tiêu dùng khỏi chi phí giá năng lượng tăng quá cao, đồng thời bắt các doanh nghiệp sử dụng nhiên liệu hóa thạch chia sẻ thêm chi phí.

Đọc tiếp

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Giá bitcon năm nay tăng gần 60%, lý do được cho là bởi mua mạnh từ các quỹ ETF, trong khi vàng tăng hơn 20% do Mỹ sắp giảm lãi suất. Nhưng tại sao các nhà đầu tư vàng và bitcoin đang rất quan tâm đến nợ chính phủ của Mỹ đang tăng mạnh?

Nhịp cầu doanh nghiệp

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

Khi OPEC công bố duy trì cắt giảm sản lượng nhưng giá dầu vẫn giảm, các nhà phân tích cho rằng động thái của họ không có hiệu quả. Tuy nhiên, thị trường đang xoay chiều.

Chat với BizLIVE