Giá dầu sụt giảm bởi kỳ vọng nguồn cung tăng

Khối lượng dầu vận chuyển từ các cảng vùng Baltic của Nga trong tháng này sẽ tăng 50% khi mà các bên bán cố gắng đáp ứng nhu cầu cao tại châu Á và hưởng lợi từ giá năng lượng toàn cầu tăng cao.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Giá dầu giảm trong phiên ngày thứ Sáu và như vậy khép lại tuần sụt giảm khi mà những chỉ báo về việc nguồn cung của Nga ở mức cao giúp bù lại cho thông tin tăng trưởng kinh tế Mỹ mới công bố tốt hơn so với kỳ vọng, lợi nhuận của các doanh nghiệp lọc dầu cao và những hy vọng vào khả năng phục hồi của nhu cầu tại Trung Quốc.

Đóng cửa phiên giao dịch trên thị trường London, giá dầu Brent giảm 81 cent tương đương 0,9% xuống 86,66USD/thùng, tăng chỉ 3 cent so với mức đóng cửa của cuối tuần trước.

Thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giảm 1,33USD tương đương 1,6% và đóng cửa tại mức 79,68USD/thùng, giảm 2% trong tuần.

Khối lượng dầu vận chuyển từ các cảng vùng Baltic của Nga dự kiến trong tháng này sẽ tăng 50% khi mà các bên bán cố gắng đáp ứng nhu cầu cao tại châu Á và đồng thời hưởng lợi từ việc giá năng lượng toàn cầu tăng cao, theo số liệu của các nhà kinh doanh và Reuters.

Khối lượng dầu Urals và KEBCO từ Ust-Luga trong giai đoạn từ ngày 1-10/2/2023 có thể sẽ tăng lên 1,0 triệu tấn từ mức 0,9 triệu tấn trong cùng khoảng thời gian này của tháng 1/2023.

“Nếu nguồn cung từ Nga vào năm sau vẫn ở ngưỡng cao, dầu chắc chắn sẽ chứng kiến sự sụt giảm”, chuyên gia tại quỹ Again Capital LLC tại New York – ông John Kilduff phân tích.

Trong tuần này, các doanh nghiệp năng lượng Mỹ giữ nguyên số giàn khoan dầu đang hoạt động ở mức 771, theo số liệu của công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes trong báo cáo công bố vào ngày thứ Sáu.

Trong khi đó, phái đoàn thuộc OPEC+ dự kiến sẽ có cuộc họp vào tuần sau để xem xét lại về mức độ dầu thô, nguồn tin từ nhóm sản xuất dầu này cho thấy sẽ không có thay đổi gì liên quan đến chính sách sản lượng hiện tại.

Quyết định chính sách lần tới của Fed lần tới sẽ được đưa ra trong cuộc họp vào ngày 31/1/2023 và 1/2/2023 trong bối cảnh lạm phát giảm đi và GDP quý 4/2022 tăng trưởng 2,9% cao hơn so với dự báo.

Việc dự trữ xăng dầu 4,2% tại Cushing, trung tâm sản xuất dầu của NYMEX, cũng gây ra ảnh hưởng tâm lý lên thị trường.

Tại Trung Quốc, số lượng ca nhiễm COVID-19 giảm 72% so với mức đỉnh vào đầu tháng này còn số lượng người tử vong hàng ngày vì COVID-19 cũng giảm đáng kể 79% so với mức đỉnh, nó phát đi thông điệp về sự bình thường hóa của kinh tế Trung Quốc và nó làm tăng dự báo về sự phục hồi của nhu cầu dầu.

Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên ngày thứ Sáu và như vậy khép lại tuần tăng điểm nhờ vào thông tin kinh tế Mỹ tốt hơn so với kỳ vọng và cổ phiếu Tesla lên điểm mạnh.

Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số Nasdaq tăng 0,95% và đóng cửa ở mức 11.621,71 điểm; chỉ số S&P 500 tăng 0,25% và đóng cửa tại mức 4.070,56 điểm; chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones tăng 28,67 điểm tương đương 0,08% lên 33.978,08 điểm.

Tất cả ba chỉ số có tuần tăng điểm và nhiều khả năng đang hướng tới tăng điểm nguyên tháng 1/2022. Chỉ số cổ phiếu công nghệ tăng 4,32% và khép lại 4 tuần tăng điểm. Chỉ số nhiều khả năng sẽ có tháng tăng điểm mạnh nhất tính từ tháng 7/2022. Chỉ số S&P 500 và Dow Jones tăng lần lượt 2,47% và 1,81% trong tuần.

Mùa công bố kết quả kinh doanh tại Mỹ vẫn tiếp diễn, cổ phiếu American Express tăng vọt đến 10,5% bởi dự báo kết quả lợi nhuận. Cổ phiếu một số doanh nghiệp sản xuất chip tăng dù rằng cổ phiếu Intel giảm sâu đến hơn 6% bởi kết quả kinh doanh gây thất vọng.

Cổ phiếu Tesla tăng 11% trong phiên ngày thứ Sáu và đã tăng hơn 33% trong tuần sau khi doanh nghiệp này công bố kết quả kinh doanh cao kỷ lục. Cổ phiếu hãng xe điện này có tuần tăng mạnh nhất tính từ tháng 5/2013.

Tính từ đầu năm 2022 đến nay, thị trường đã phá vỡ xu thế sụt giảm. Chỉ số S&P 500 tăng 2,5% còn chỉ số S&P 500 tăng 5%, chỉ số Nasdaq tăng 11%.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE