Giá cà phê trong nước cao nhất kể từ năm 2018

Ngày 2/7, giá cà phê tại các vùng nguyên liệu trọng điểm đều đi ngang, và giao dịch trong khoảng 35.100 - 36.000 đồng/kg, song vẫn cao hơn vùng 30.700 - 31.200 đ/kg của cùng kỳ năm ngoái và cao nhất kể từ năm 2018 đến nay.
Cà phê Robusta Buôn Mê Thuột - Ảnh: Nguyễn Huyền
Cà phê Robusta Buôn Mê Thuột - Ảnh: Nguyễn Huyền
Trước đó, ngày 30/6, giá cà phê thị trường trong nước và thế giới đồng loạt lao dốc. Giá tại các vùng trọng điểm Tây Nguyên đồng loạt giảm 700 đồng/kg xuống ở 34.600 – 35.500 đ/kg. Tại cảng TP.HCM, cà phê Robusta loại 2, tỷ lệ đen vỡ 5% chốt tại 1.746 USD/tấn (FOB), chênh lệch +55 USD/tấn.
Qua ngày 1/7, giá cà phê nội địa đảo chiều tăng mạnh cán mốc 36.100 đ/kg. Mức thấp nhất 35.100 đ/kg tại tỉnh Lâm Đồng và mức cao nhất 36.100 đ/kg tại tỉnh Đắk Lắk. Đây là mức giá cao nhất kể từ năm 2018 đến nay.
Nhiều yếu tố tác động
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại sàn London giao tháng 9/2021 giảm 4 USD/tấn ở mức 1.701 USD/tấn, giao tháng 11/2021 giảm 7 USD/tấn ở mức 1.705 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 9/2021 giảm 3,35 cent/lb ở mức 156.4 cent/lb, giao tháng 12/2021 giảm 3,35 cent/lb ở mức 159.3 cent/lb.
Tổng kết tháng 6/2021, giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 9 đóng cửa phiên 30/6 giảm 0,3% xuống 1.5975 USD/lb, giảm nhẹ trở lại sau khi tăng lên mức cao nhất 3 tuần trong phiên trước đó; cà phê Robusta kỳ hạn tháng 9 tăng 1,8% lên 1.705 USD/tấn.
Theo các nhà phân tích, có nhiều yếu tố tác động lên giá cà phê trên các sàn giao dịch: Chỉ số USD Index (DXY), trị giá đồng USD và Real (Brazil), thông tin về khối không khí lạnh bao trùm lên miền nam Brazil tạo nên những rung lắc trên cả 2 sàn, và tình trạng thiếu hụt nguồn cung do ách tắc trong khâu vận chuyển tại Đông Nam Á. Nhiều nước tái phong tỏa do lo ngại về biến thể Delta làm tăng làn sóng nhiễm Covid-19 mới. Trong khi đó dự báo nhu cầu cà phê thế giới tháng 7/2021 tiếp tục giảm.
“Năm nay, thời tiết tại Brazil khô hạn, khiến sản lượng thấp hơn bình thường. Sương giá xuất hiện ở các khu vực trồng cà phê, nghiêm trọng nhất là các vùng có nhiều diện tích cà phê đang ở giai đoạn kiến thiết cơ bản. Ở một số khu vực cà phê trồng mới, nhiệt độ đã giảm xuống mức dưới 0 độ C”, một nhà phân tích lý giải.
Theo số liệu báo cáo chính thức về thu hoạch cà phê của Brazil trong tháng 6/2021, sản lượng cà phê arabica ước đạt 33,36 triệu bao, trên diện tích 1,51 triệu ha với năng suất bình quân là 23,03 bao/ha, giảm 28,5% so với vụ thu hoạch trước.
Dự kiến, vụ thu hoạch 2021, tổng sản lượng cà phê của Brazil gồm cả hai loại Arabica và Robusta, đạt khoảng 48,8 triệu bao (loại 60kg), giảm 22,6% so với mức 63,07 triệu bao (loại 60kg) trong năm 2020.
Các nhà phân tích tại ngân hàng Hà Lan ABN Amro đưa ra dự báo, thời tiết khô hạn ở Brazil là mối lo ngại đối với thị trường cà phê. Rất có thể niên vụ 2021 thu hoạch cà phê từ Brazil sẽ thấp hơn. Tiêu thụ cà phê bên ngoài thấp hơn trong đại dịch Covid-19. Áp lực này sẽ tiếp tục với các biện pháp kiểm dịch mới trên toàn cầu nên giá cà phê sẽ vẫn tương đối yếu.
Nhu cầu nhập khẩu của châu Âu và Mỹ tăng trở lại
Theo Cục Xuất nhập khẩu (XNK) - Bộ Công Thương, giá cà phê trong nước tăng, giảm theo giá thế giới. Những ngày giữa tháng 6 giá cà phê trong nước giảm gần 1% ở hầu hết các khu vực sản xuất và giao dịch từ 33.100 – 34.300 đ/kg. Tại cảng khu vực TPHCM, cà phê Robusta loại R1 giảm 0,8% xuống còn 35.300 đồng/kg.
Xuất khẩu cà phê Robusta của Việt Nam trong nửa đầu năm đạt 825.000 tấn, giảm 12,3% so với cùng kỳ năm trước. Riêng tháng 6, khối lượng cà phê Robusta xuất khẩu ước đạt 110.000 tấn, giảm 13,80% so với cùng kỳ năm trước.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của Việt Nam (gồm Robusta và Arabica) trong 5 tháng đầu năm nay đạt 715,26 nghìn tấn, trị giá 1,3 tỷ USD, giảm 12% về lượng và giảm 5,3% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. 
Tháng 5/2021, giá xuất khẩu bình quân cà phê tăng 10,4% so với tháng 5/2020, lên mức 1.869 USD/tấn. Tính chung 5 tháng đầu năm 2021, giá xuất khẩu bình quân cà phê tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2020, lên mức 1.816 USD/ tấn. Trong đó, giá xuất khẩu bình quân cà phê sang hầu hết các thị trường chính như Đức, Ý và Hoa Kỳ, tăng trên dưới 8%/tấn.
“Dự báo xuất khẩu cà phê sang các thị trường châu Âu, Hoa Kỳ gặp khó khăn do tình trạng thiếu container rỗng vẫn rất nghiêm trọng. Song, nhu cầu nhập khẩu cà phê của châu Âu và Hoa Kỳ tăng trở lại khi lệnh giãn cách xã hội được nới lỏng, sẽ tác động tích cực lên hoạt động xuất khẩu mặt hàng này. 
Sự quan tâm thị trường EU đối với các loại cà phê chất lượng cao là cơ hội lớn cho các nhà xuất khẩu cà phê. Ngành cà phê Việt Nam nên hướng tới các thị trường ngách Đông Âu, đặc biệt là Ba Lan – nơi ngày càng gia tăng nhiều cửa hàng kinh doanh cà phê”, đại diện Cục XNK cho biết.

Đọc tiếp

10 tháng năm 2023, xuất khẩu hạt điều đạt xấp xỉ 516.868 tấn, trị giá 2,95 tỷ USD, tăng 21,8% về lượng và tăng 15,9% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu hạt điều có khả năng vượt mục tiêu 3,1 tỷ USD

10 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ và Trung Quốc đạt 215.112 tấn, chiếm tỷ lệ 41,61%. Do chiếm tỷ lệ lớn nên sự tăng, giảm xuất khẩu của một trong 2 thị trường đều ảnh hưởng lớn đến kim ngạch xuất khẩu toàn ngành điều.

10 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản đạt 7,42 tỷ USD, giảm 21,3% so với cùng kỳ năm ngoái

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2023 chỉ đạt 9 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 10/2023 tăng 3,4% so với tháng trước, tuy nhiên lũy kế 10 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản vẫn giảm đến 21%. Theo Tổng thư ký Vasep, thị trường có nhiều khó khăn nên xuất khẩu thủy sản năm nay có thể chỉ đạt khoảng 9 tỷ USD.

7 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra đạt 1 tỷ USD

7 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra đạt 1 tỷ USD

Ước tính 7 tháng đầu năm xuất khẩu cá tra đạt gần 1 tỷ USD, giảm 38% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường chính đang có tín hiệu tích cực, kỳ vọng xuất khẩu cá tra có thể đạt 1,77 tỷ USD, giảm 27,45% so với năm 2022, giảm 230 triệu so với mục tiêu 2 tỷ USD.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh minh họa

Trung Quốc giảm mua kéo giá tiêu trong nước sụt giảm

Nhu cầu từ thị trường Trung Quốc tăng đẩy giá tiêu trong nước đạt gần 80.000 đồng/kg, nay động lực từ thị trường này đã giảm cộng với việc EU quyết định không nhập khẩu các mặt hàng nông sản được trồng trên đất từ phá rừng đã tác động tiêu cực lên giá tiêu.
Thu hoạch lúa Hè Thu bị chậm tiến độ do ảnh hưởng mưa

Các nước tăng mua đẩy giá gạo xuất khẩu tăng thêm 20 USD/tấn

Indonesia sẽ mua 2 triệu tấn gạo trong năm nay, từ nay đến cuối năm Philippines mua thêm ít nhất 1,5 triệu tấn gạo, châu Phi và Trung Quốc cũng đang có nhu cầu lớn. Thị trường gạo 6 tháng cuối năm sẽ rất sôi động và “cuộc chơi” sẽ thuộc về doanh nghiệp có chân hàng lớn.
Gạo tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu ngành nông nghiệp

Xuất khẩu gạo có thể mang về 4 tỷ USD năm 2023

6 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu được 4,2 triệu tấn gạo, kim ngạch đạt 2,3 tỷ USD, so với cùng kỳ tăng 22,2% về lượng và tăng 34,7% trị giá. Nhu cầu thị trường đang tốt, dự báo cả năm xuất khẩu gạo có thể đạt trên, dưới 8 triệu tấn, mang về 4 tỷ USD.
Chat với BizLIVE