Giá bất động sản tại khắp các nước châu Á đang hạ nhiệt

Các chuyên gia kinh tế cho rằng một dấu hiệu cảnh báo về khả năng kinh tế suy thoái hoặc suy giảm chính là sự ngần ngại của nhà đầu tư trong việc giải ngân tiền cho các khoản đầu tư mới.
Ảnh: AP
Ảnh: AP

Kết quả cuộc khảo sát của doanh nghiệp bất động sản Knight Frank với khoảng 56 thị trường bất động sản trên thế giới cho thấy giá bất động sản vẫn tăng tại phần lớn các thị trường, tuy nhiên tại 7 thị trường, giá bất động sản đang giảm. Trong số này có đến 6 thị trường trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

New Zealand, thị trường bất động sản từng nóng nhất trong thời kỳ đại dịch COVID-19, dẫn đầu sự suy giảm với mức hạ 3%. Thị trường bất động sản Malaysia, Australia, Trung Quốc và Hàn Quốc đồng thời sụt giảm mạnh.

So với khoảng thời gian 3 tháng trước đó, giá bất động sản tại 7 nước giảm trong quý 2/2022.

Lãi suất cao đang hạ nhiệt đà tăng giá của bất động sản tại nhiều nước, trong đó có Mỹ. Còn nếu tính theo điều chỉnh với lạm phát, giá nhà trên khắp thế giới trong 6 tháng đầu năm 2022 giảm 6,2% so với cùng kỳ năm trước, cũng theo tính toán của Knight Frank.

Còn theo phân tích mới đây của doanh nghiệp bất động sản Singapore CapitaLand Investment, các nhà đầu tư bất động sản giờ đây đang cẩn thận và thận trọng với việc giải ngân tiền trong bối cảnh bất ổn kinh tế ngày một gia tăng trên khắp thế giới.

Theo kết quả tài chính công bố vào ngày thứ Năm, lợi nhuận của CapitalLand Investment giảm 38% xuống ước tính 433 triệu đôla Singapore tức khoảng 316 triệu USD trong nửa đầu năm 2022.

“Chúng tôi đang rất cẩn thận, thận trọng và chúng tôi nghĩ nhiều đồng nghiệp của chúng tôi cũng vậy”, giám đốc tài chính tại Squawk Box Asia – ông Andrew Lim nói.

Cũng theo ông Lim, hiện đang có quá nhiều yếu tố bất ổn. Chúng ta đang chứng kiến lãi suất tăng nhanh chóng tại khắp các nước khi có những yếu tố không ổn định đến mức độ mà chúng ta chưa từng chứng kiến trong một thời gian dài. Ông Lim tin rằng nhiều chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản và quản lý quỹ hiện đang rất cẩn trọng về giải ngân vốn, hiện tại rất khó để dự báo về kịch bản từ 6 đến 12 tháng nếu nhìn từ góc độ kinh tế vĩ mô.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng một dấu hiệu cảnh báo về khả năng kinh tế suy thoái hoặc suy giảm chính là sự ngần ngại của nhà đầu tư trong việc giải ngân tiền cho các khoản đầu tư mới.

Trong nghiên cứu công bố vào tháng trước, Oxford Economics dự báo rằng đầu tư thường là yếu tố quan trọng để dự báo về suy giảm kinh tế.

Chuyên gia kinh tế trưởng tại Oxford Economics, ông Adam Slater, phân tích: “Trong những giai đoạn kinh tế suy thoái vào thập niên 1980, khoảng một nửa sự suy giảm trong nhóm G7 đến từ đầu tư, dù rằng đầu tư chỉ chiếm khoảng từ 20 đến 22% GDP”.

Ông Slater nhấn mạnh, việc đầu tư đóng băng trong những quý gần đây có thể coi như rủi ro đáng ngại.

Cũng theo phân tích của ông Slater, dù rằng một số chỉ báo cho thấy hoạt động đầu tư tại Mỹ, Đức và Nhật vẫn ở mức cao, niềm tin của doanh nghiệp về kế hoạch đầu tư tương lai tại các địa điểm này đã yếu đi. Ngoài ra, sự quan tâm của nhà đầu tư với việc rót tiền vào các nền kinh tế ví như Trung Quốc, Anh và Hàn Quốc cũng đã giảm đi.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE