Gần 20 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Ngày 11/1, Chi cục Phát triển nông thôn (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) đã tổ chức hội nghị triển khai nội dung các dự án, mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp được UBND tỉnh phê duyệt trong năm 2022 và ký kết thực hiện.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Báo cáo tại hội nghị, bà Trần Thị Anh Đào, Phòng Kinh tế - Hợp tác, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh cho biết, thời gian qua, Chi cục Phát triển nông thôn đã tham mưu tổ chức thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt hỗ trợ 5 dự án, mô hình liên kết gồm: cacao của Công ty TNHH Thương mại, Dịch vụ, Sản xuất Ca cao Thành Đạt, thanh long của Hợp tác xã nông nghiệp Công nghệ cao Bà Rịa-Vũng Tàu, bưởi của Hợp tác xã Bưởi da xanh Hắc Dịch và hỗ trợ Mô hình liên kết điểm lúa gạo của Hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lá Xanh, tôm của Hợp tác xã Chợ Bến. Tổng kinh phí tỉnh hỗ trợ cho 5 chuỗi này là 19,7 tỷ đồng.

Theo đó, các dự án được hỗ trợ các hạng mục tư vấn xây dựng liên kết; hỗ trợ máy móc thiết bị, xây dựng hạ tầng phục vụ liên kết; vật tư phân bón, thức ăn; xây dựng nhãn hiệu sản phẩm; đánh giá, chứng nhận VietGAP, GlobalGAP.

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Tiến Bảy, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh cho biết, việc giải ngân cho 5 dự án trên sẽ được thực hiện từ năm 2023 đến năm 2025. Việc hỗ trợ kinh phí cho 5 dự án là chính sách đột phá trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Qua đó, tạo nguồn động lực to lớn cho thành viên hợp tác xã, nông dân tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, thúc đẩy liên kết sản xuất, tiêu thụ thông qua hợp đồng. Đây là những mô hình điểm, tiền đề và sự lan toả để nhân rộng các dự án, kế hoạch liên kết ngày càng phát triển về quy mô và số lượng trên địa bàn tỉnh.

Để đạt được hiệu quả, ông Nguyễn Tiến Bảy cũng đề nghị các đơn vị nâng cao trách nhiệm trong việc thực hiện. Đồng thời, Chi cục cũng sẽ kiểm tra, đôn đốc, chủ trì các dự án đúng nội dung được quy định. Trong quá trình triển khai dự án chi cục phải kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. Các đơn vị thực hiện dự án phải thực hiện đúng nội dung dự án, cam kết tiêu thụ sản phẩm theo đúng như quy định, nếu chủ thể dự án không đầu tư, Chi cục sẽ đề xuất không hỗ trợ kinh phí hoặc thu hồi lại kinh phí.

Tại hội nghị, chủ thể 5 dự án và các sở, ngành, địa phương liên quan đã ký kết hợp đồng thực hiện mô hình liên kết.

Ngày 11/1, thương lái chuyên thu mua tôm hùm xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, ở thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa cho biết, việc Trung Quốc mở cửa khẩu giúp các doanh nghiệp xuất khẩu nông, thủy sản; trong đó có mặt hàng tôm hùm sống sang thị trường này diễn ra sôi động trong 2 ngày qua.

Ông Nguyễn Trọng Chánh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Khánh Hòa cho hay, do gần Tết Nguyên đán Quý Mão nên nhu cầu tiêu thụ tăng cao, các doanh nghiệp nhận nhiều đơn đặt hàng từ Trung Quốc, từ đó đẩy mạnh thu mua tôm hùm để cung ứng.

Từ khi Chính phủ Trung Quốc cho phép mở cửa khẩu tại biên giới phía Bắc, hoạt động xuất khẩu tôm hùm của Khánh Hòa sang thị trường này diễn ra sôi động, mỗi ngày có cả trăm tấn được thu mua.

Theo anh Nguyễn Văn Dũng, người nuôi và thu mua tôm hùm ở xã Cam Bình, thành phố Cam Ranh, trước khi Chính phủ Trung Quốc bắt đầu mở cửa từ ngày 8/1, việc tiêu thụ tôm hùm diễn ra chậm, giá thu mua tại bè chỉ dao động từ 680.000 - 700.000 đồng/kg loại 3 con/kg (tôm xanh).

Tuy nhiên, mấy ngày gần đây giá tôm thu mua liên tục điều chỉnh tăng và đến sáng 11/1 đã ở mức 800.000 đồng/kg (loại 3 con/kg), tăng hơn 100.000 đồng/kg so với tuần trước.

Đối với tôm hùm bông hiện cũng lên tới 1 - 1,2 triệu đồng/kg, tăng khoảng 150.000 đồng/kg so với mấy ngày trước. Riêng gia đình anh Nguyễn Dũng, mỗi ngày bán từ 1 - 2 tấn cho các công ty thu mua tôm hùm tại thành phố Cam Ranh.

Theo Phòng nông nghiệp thành phố Cam Ranh, địa phương được mệnh danh là “thủ phủ” nuôi tôm hùm xanh ở tỉnh Khánh Hòa, những ngày này thương lái "nườm nượp" cho tàu ra các đảo Bình Ba, Bình Hưng (xã Cam Bình) thu mua tôm hùm.

Trong khi đó, anh Nguyễn Ngọc Huy, người nuôi tôm và cũng là thương lái thu mua tôm hùm ở xã Cam Bình cho biết, riêng ở đảo Bình Ba mỗi ngày hiện có từ 6 - 7 tàu thu mua tôm của người nuôi. Trung bình mỗi ghe thu mua khoảng 1,5 tấn tôm thương phẩm. Tuy nhiên, tại đảo Bình Ba, giá tôm thu mua chỉ 780.000 đồng/kg, thấp hơn ở vùng gần bờ khoảng 20.000 đồng/kg do tính chi phí vận chuyển.

Theo người nuôi tôm hùm ở xã Cam Bình, việc Chính phủ Trung Quốc cho phép mở cửa trở lại nhập khẩu hàng hóa vào dịp này khiến người nuôi tôm hùm rất phấn khởi bởi sản phẩm được đẩy mạnh thu mua và tiêu thụ.

Hiện nay, thu mua tôm hùm tại xã Cam Bình phụ thuộc vào thương lái quyết định do nhiều hộ cùng xuất bán đồng loạt một thời điểm. Vì vậy, nhiều người phải đợi thương lái sắp xếp lịch ra bè bắt tôm. Xã Cam Bình hiện có hơn 400 bè, với 15.000 lồng, chủ yếu nuôi tôm hùm xanh, với tổng sản lượng từ 300 - 350 tấn/năm.

Theo TTXVN

Đọc tiếp

Giá ca cao, cà phê cao kỷ lục chỉ là nhất thời?

Giá ca cao, cà phê cao kỷ lục chỉ là nhất thời?

Giá ca cao và cà phê toàn cầu đang tăng mạnh do thời tiết cực đoan ở các khu vực sản xuất trọng điểm, gây nguy cơ thiệt hại lâu dài đối với thị trường các hàng hóa mềm và tác động cả tới người tiêu dùng.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE