G7 dự kiến sẽ công bố loạt biện pháp mới trừng phạt Nga ngay tuần này

Cho đến nay, chính phủ nhiều nước công nghiệp phát triển G7 đã ngừng hẳn nhập khẩu hàng hóa từ Nga, Liên minh châu Âu (EU) cũng chấp thuận lệnh cấm nhập khẩu dầu Nga.
Ảnh: GettyImages
Ảnh: GettyImages

Chính phủ nhóm các nước công nghiệp phát triển G7 dự kiến sẽ sớm khởi động cơ chế nhằm hạn chế hoạt động mua dầu Nga, Mỹ đồng thời công bố về chương trình hỗ trợ quân sự mới dành cho Ukraine cũng như áp biện pháp trừng phạt chống lại Moscow, theo quan chức của chính quyền Biden cho hay vào ngày thứ Hai, Wall Street Journal đưa tin.

Các nhà lãnh đạo sẽ yêu cầu các bộ trưởng tại nước của họ làm việc để tính toán về chi tiết việc hạn chế giá bán và hạn mức bán dầu của Nga, như vậy sẽ tạo ra thêm bên mua dầu của các nước phương Tây và đồng minh của họ. Hiện chưa rõ vào ngày nào trong tuần chương trình sẽ được công bố. Vấn đề này được các nhà lãnh đạo G7 bàn đến vào ngày Chủ Nhật.

“Mục tiêu ở đây là ngăn chặn nguồn tài chính mà Nga có thể tiếp cận được, đồng thời hạn chế giá bán dầu Nga nhằm làm suy giảm ảnh hưởng của phía Nga”, quan chức chính phủ Mỹ nhấn mạnh.

Cũng trong ngày thứ Hai, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã có trao đổi với các nhà lãnh đạo G7, kêu gọi họ cung cấp thêm các phương tiện phòng thủ cũng như hỗ trợ trong vài tháng tới nhằm rút ngắn căng thẳng, tư vấn an ninh Nhà Trắng Jake Sullivan công bố.

Phía Mỹ cũng thông báo đang cung cấp thêm trang thiết bị quân sự cho Ukraine, một quan chức chính quyền cấp cao của Mỹ công bố. Chương trình hỗ trợ quân sự bổ sung cho Ukraine dự kiến sẽ được công bố trong tuần này.

Cho đến nay, chính phủ nhiều nước công nghiệp phát triển G7 đã ngừng hẳn nhập khẩu hàng hóa từ Nga, Liên minh châu Âu (EU) cũng chấp thuận lệnh cấm nhập khẩu dầu Nga.

Bởi nhiều hoạt động vận chuyển dầu này được bảo hiểm bởi doanh nghiệp tại EU và Anh, các chuyên gia phân tích và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã nói rằng quy định cấm sẽ có thể ngăn được việc Nga bán dầu cho những nước như Ấn Độ hay Trung Quốc.

Đồng thời, để ngăn cho việc giá dầu tăng vọt sau khi dầu của Nga không còn trên thị trường, nhiều quan chức đã nói đến việc tìm cách để hạn chế giá bán dầu và điều chỉnh hoạt động bảo hiểm. Theo ý tưởng này, các doanh nghiệp bảo hiểm và nhà cung cấp dịch vụ tài chính sẽ vẫn có thể chấp nhận bảo hiểm cho dầu Nga, nếu giá rơi xuống dưới ngưỡng giới hạn. Tuy nhiên, vấn đề này không hề dễ giải quyết nên sẽ cần thêm thời gian để tính toán, theo khẳng định của các nhà lãnh đạo.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã kêu gọi giới hạn giá bán dầu Nga trong nhiều tuần này, đồng thời gần đây một số nhà đồng cấp với bà tại các nước cũng có động thái tương tự, theo nguồn tin thân cận với vụ việc.

Trong khi giá dầu và khí đốt cao đã giúp Nga tránh được ảnh hưởng tiêu cực từ các biện pháp trừng phạt, có bằng chứng mới nhất vào ngày thứ Hai cho thấy Nga nhiều khả năng sẽ vỡ nợ nước ngoài lần đầu tiên tính từ năm 1918.

Đợt chính sách trừng phạt mới dự kiến sẽ được chính phủ các nước G7 thống nhất ngay trong tuần này, trong đó phải tính đến việc hạn chế Ukraine xuất khẩu ngũ cốc. Các biện pháp thuế quan bổ sung dự kiến sẽ được áp dụng với hàng hóa của Nga.

Dự kiến các biện pháp mới sẽ nhắm đến nhiều doanh nghiệp quốc phòng nhà nước cũng như các tổ chức nghiên cứu Nga có liên quan đến việc phát triển vũ khí. Tổng thống Mỹ Joe Biden và nhà lãnh đạo các nước công nghiệp phát triển G7 đang tính đến việc sẽ dùng tiền thu được từ áp thuế quan với hàng hóa Nga để hỗ trợ cho Ukraine.

Mỹ sẽ áp thuế cao hơn với khoảng hơn 570 nhóm hàng từ Nga, tổng giá trị xuất khẩu ước tính 2,3 tỷ USD/năm, quan điểm này đúng với mục tiêu gây tổn hại đến thương mại Nga mà Quốc hội Mỹ đã tính tới.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE