Financial Times: Việt Nam là một trong 7 trường hợp ngoại lệ ấn tượng của kinh tế thế giới

Nhóm các nền kinh tế này có một số đặc điểm chung: tăng trưởng khá cao, lạm phát hạ nhiệt hoặc lợi suất trên thị trường chứng khoán vẫn cao so với nhiều nước khác.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trong những giai đoạn bi quan như hiện tại, nhiều chuyên gia chỉ nhìn toàn thấy những vấn đề tại các nước, thế nhưng cũng cần nhấn mạnh rằng vẫn có một số ít nước đi ngược lại xu thế. Dưới đây là 7 trường hợp ngoại lệ nổi bật trong một thế giới đang tràn ngập trong suy thoái kinh tế và lạm phát cao: Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia và Nhật, theo nội dung bài báo mới được Financial Times đăng tải.

Nhóm các nền kinh tế này có một số đặc điểm chung: tăng trưởng khá cao, lạm phát hạ nhiệt hoặc lợi suất trên thị trường chứng khoán vẫn cao so với nhiều nước khác. Phần lớn các nền kinh tế này đang đi ngược lại những dự báo về triển vọng tăng trưởng bi quan trước đây từng được đưa ra.

Tác giả nhấn mạnh đến trường hợp Việt Nam. Khi mà căng thẳng địa chính trị giữa một số nền kinh tế lớn leo thang, một số doanh nghiệp phương Tây vì vậy đã áp dụng chiến lược “Trung Quốc cộng một”, và địa điểm bổ sung mà họ lựa chọn chính là Việt Nam. Bằng việc đầu tư mạnh tay vào phát triển cơ sở hạ tầng cần thiết cho một cường quốc xuất khẩu và lựa chọn mở cửa, kinh tế Việt Nam tăng trưởng gần 7% và như vậy ghi nhận tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Indonesia trong thời gian qua cũng có những thành công. Là nước giàu tài nguyên, Indonesia hưởng lợi từ làn sóng tăng giá bùng nổ của hàng hóa toàn cầu trong thời gian vừa qua, thế nhưng cùng lúc đó, với thị trường nội địa quy mô ước tính 276 triệu người, Indonesia cũng không hoàn toàn phụ thuộc vào xuất khẩu. Indonesia có tỷ lệ nợ thấp so với nhiều nước đang phát triển khác, đồng nội tệ ổn định trong khi đồng nội tệ của nhiều nước khác đang giảm nhanh chóng so với đồng USD, vì vậy kinh tế Indonesia vẫn vững vàng.

Dù rằng mức tăng trưởng cao của Ấn Độ thường được tính toán dựa trên cái nền thấp, kinh tế Ấn Độ sẽ vẫn là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất của thế giới. Các nhà hoạch định chính sách kinh tế đã rất nỗ lực để thu hút nhà đầu tư. Nhiều trong số những nhà đầu tư này mệt mỏi với các biện pháp kiểm soát của Trung Quốc giờ đây đang tìm đến nền kinh tế mới nổi lớn thứ 2 trên thế giới này. Hoạt động đầu tư mới vào dịch vụ số và sản xuất đang mang lại thành quả và thị trường nội địa quy mô lớn giúp Ấn Độ tránh được tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu.

Một số những nền kinh tế ở tâm điểm của cuộc khủng hoảng nợ khu vực đồng tiền chung châu Âu cách đây 1 thập kỷ giờ đây đang phục hồi. Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ đã giảm hơn nửa thâm hụt ngân sách chính phủ và có mức độ chịu tác động từ cuộc khủng hoảng thiếu khí đốt châu Âu ít hơn nhiều so với những nước khác.

Hy Lạp đang được hỗ trợ nhiều khi đầu tư trực tiếp nước ngoài và du lịch hồi phục mạnh. COVID-19 trước đây đã khiến cho quy mô kinh tế Hy Lạp sụt giảm từ 15 đến 20%. Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thấp chỉ còn chưa đầy 10% từ mức khoảng 50% trong thời kỳ khủng hoảng trước đây. Giờ đây, kinh tế Hy Lạp đang tăng trưởng hơn 4%, lạm phát giảm nhanh đáng kể. Hy Lạp đang là một trong những nền kinh tế vững mạnh nhất khu vực.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng ở trong vị thế tương tự. Thổ Nhĩ Kỳ đã đầu tư bằng nguồn tiền từ EU rất khôn ngoan, đồng thời Thổ Nhĩ Kỳ đã cải cách thành công hệ thống hưu trí nước này, đồng thời có chế độ visa vàng thu hút rất nhiều người giàu có đến sống ở nước này. Có lẽ cũng không hề trùng hợp, trong năm nay, thị trường chứng khoán Thổ Nhĩ Kỳ tăng trưởng tốt nhất trong nhóm các nước phát triển.

Saudi Arabia đang dẫn đầu làn sóng đổi thay trong nhóm các nước vùng Vịnh. Nhiều biện pháp cải tổ trong đó bao gồm nới lỏng kiểm soát với phụ nữ, người lao động, du khách và hoạt động kinh tế đêm, dự kiến đẩy tăng trưởng kinh tế lên gần 6% trong vòng 2 năm tới.

Saudi Arabia đang đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng, trong đó phải kể đến 10 thành phố thông minh hứa hẹn sẽ mang đến cuộc sống đô thị hiện đại và không có ô tô. Saudi Arabia cũng đang tăng cường quyền tự do kinh tế và tập trung vào các dự án phát triển đô thị xanh.

Nhật bản cũng là một ví dụ thú vị, tăng trưởng kinh tế Nhật đang tốt hơn theo thời gian. Sau khi bị ám ảnh bởi lạm phát trong suốt nhiều năm, Nhật là đất nước hiếm hoi hưởng lợi từ sự trở lại của lạm phát, hiện đang ở ngưỡng khoảng hơn 2%.

Văn hóa doanh nghiệp của Nhật cũng cải thiện giúp mang đến hiệu suất kinh doanh tốt hơn. Chi phí lao động tại Nhật thấp hơn so với Trung Quốc. Đồng yên yếu đang giúp xuất khẩu tăng trưởng, thị trường chứng khoán có thể sẽ hồi phục khi mà các biện pháp hạn chế thời kỳ đại dịch COVID-19 được gỡ bỏ hoàn toàn.

Đọc tiếp

Khu công nghiệp - ảnh minh họa

Tây Ninh sắp có thêm khu công nghiệp quy mô gần 500 ha

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 214/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Hiệp Thạnh - giai đoạn 1, tại xã Hiệp Thạnh, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Tổng vốn đầu tư vào ngành hoạt động kinh doanh bất động sản đạt hơn 1,27 tỷ USD, chiếm 53,9% tổng vốn đầu tư đăng ký (Nguồn Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng 40,2%

Tính đến ngày 20/1/2024, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần (GVMVP), mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) đạt hơn 2,36 tỷ USD, tăng 40,2% so với cùng kỳ năm 2023. Ngoài vốn đầu tư điều chỉnh và GVMCP giảm thì vốn đầu tư đăng ký mới vẫn tăng mạnh.

Bộ Công Thương đề xuất tăng tiếp giá điện trong năm 2024. Ảnh minh họa.

Bộ Công Thương đề xuất tăng tiếp giá điện

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo giá vừa diễn ra, Bộ Công Thương đề xuất điều chỉnh tiếp giá điện trong năm 2024 với lý do chi phí đầu vào (than, dầu, khí) biến động khiến EVN ghi nhận lỗ khoảng 43.200 tỷ đồng trong 2022-2023.

Yêu cầu bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu dịp Tết

Yêu cầu bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu dịp Tết

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp liên quan thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, quyết liệt, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 và thời gian tới.

Niềm tin kinh doanh của Việt Nam tăng cao

Niềm tin kinh doanh của Việt Nam tăng cao

Niềm tin của các doanh nghiệp châu Âu hoạt động tại Việt Nam đang có dấu hiệu phục hồi khi Chỉ số Niềm tin Kinh doanh (BCI) mới nhất của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) công bố đạt 46,3 trong quý IV/2023.

Doanh nghiệp xuất khẩu hàng sang châu Âu cần lưu ý những thay đổi trong an toàn, an ninh vận chuyển hàng hóa vào EU có hiệu lực từ tháng 6/2024

Doanh nghiệp xuất khẩu hàng sang châu Âu cần lưu ý những thay đổi trong an toàn, an ninh vận chuyển hàng hóa vào EU có hiệu lực từ tháng 6/2024

Hệ thống kiểm soát nhập khẩu 2 (ICS2) - Hệ thống mới về an toàn và an ninh hải quan trước khi hàng đến của Liên minh châu Âu (EU) – sẽ giới thiệu quy trình mới cho nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển và đường thủy nội địa, đường bộ và đường sắt tại EU kể từ ngày 03 tháng 06 năm 2024.

Chat với BizLIVE