Finance Asia: Việt Nam đang ở đỉnh của “tam giác vàng” khởi nghiệp Đông Nam Á

97% doanh nghiệp tại Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, chính vì vậy môi trường khởi nghiệp ở Việt Nam khá thuận lợi và công bằng, chuyên gia phân tích.
Ảnh minh họa/LonelyPlanet
Ảnh minh họa/LonelyPlanet

Theo Trung tâm Sáng tạo và Đổi mới Quốc gia (NIC), các nhà đầu tư mạo hiểm đang nhắm đến Việt Nam như điểm đến sắp tới cho dòng vốn của họ. Các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam huy động được 1,4 tỷ USD thông qua 165 thương vụ vào năm ngoái, con số này cao hơn đáng kể so với con số 894 triệu USD từ 126 thương vụ vào năm 2019. Đây là dấu hiệu cho thấy hoạt động đầu tư khởi nghiệp đã tăng tốc trở lại sau khi suy giảm mạnh trong thời kỳ đại dịch COVID-19.

Finance Asia dẫn phân tích của Binh Tran - nhà đồng sáng lập kiêm điều hành quỹ Ascend Vietnam Ventures (AVV) rằng, các doanh nghiệp khởi nghiệp trong khu vực châu Á, chứ không chỉ riêng Việt Nam, đang nhìn vào Đông Nam Á như bệ phóng quan trọng cho hoạt động kinh doanh của họ.

“Hệ sinh thái công nghệ của Việt Nam còn khá non trẻ, mới chỉ hoạt động được khoảng 6,7 năm, chính vì vậy rất nhiều các thương vụ đầu tư mạo hiểm bắt đầu từ đây”, ông Tran nói. Ông Tran cũng viện dẫn đến con số 1 triệu doanh nghiệp khởi nghiệp vào năm 2020 mà Chính phủ Việt Nam đã từng tuyên bố vào năm 2016.

Dù rằng con số được nói đến ở trên có phần tham vọng, nó thể hiện cho tham vọng và quyết tâm của chính phủ trong việc phát triển và hỗ trợ cho hệ sinh thái khởi nghiệp còn non trẻ, đồng thời cũng quảng bá cho nền kinh tế số.

Từ thời điểm đó đến nay, các doanh nghiệp khởi nghiệp đã được hỗ trợ bởi nhiều chương trình giảm thuế cho doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như doanh nghiệp khỏi nghiệp, ngoài ra là các quy định liên quan đến bỏ trần sở hữu của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đối với doanh nghiệp trong một số ngành nghề nhất định.

Dù vậy, với quy mô dân số ước tính 100 triệu người, khá nhỏ so với Indonesia với 280 triệu hay 1,4 tỷ người tại Trung Quốc, doanh nghiệp sẽ cần phải vươn ra khỏi thị trường nội địa để có thể có được quy mô lớn, ông Tran phân tích.

Nói với báo giới, ông Tran phân tích: “Giải pháp được nói đến ở đây sẽ không chỉ là phục vụ cho các nước mới nổi châu Á mà thậm chí là toàn cầu, đối đầu trực diện với doanh nghiệp thuộc thung lũng Silicon”.

Những yếu tố khiến cho Việt Nam trở thành môi trường khởi nghiệp hấp dẫn bao gồm tăng trưởng GDP ở mức cao, GDP tại Việt Nam tăng trưởng trung bình quanh 7% trước đại dịch COVID-19 và được dự báo ở mức khoảng 7,5% trong năm 2022, tỷ lệ người dân nói tiếng Anh giỏi khá cao và giỏi nghề, ông Tran phân tích.

Cũng theo ông Tran, việc không có nhiều các tập đoàn lớn hay công ty gia đình cũng giúp cho Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn với các doanh nghiệp khởi nghiệp. Trong khi đó tại nhiều môi trường khởi nghiệp khác như Indonesia, lực cản từ những đối tượng doanh nghiệp kiểu này không hề nhỏ.

“97% doanh nghiệp tại Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, chính vì vậy môi trường khởi nghiệp ở Việt Nam khá thuận lợi và công bằng”, ông giải thích.

Còn theo nhà sáng lập của thương hiệu Equo, bà Marina Tran-Vu, Việt Nam trong vai trò môi trường khởi nghiệp có sức hút bởi lực lượng dân số trẻ, tầng lớp trung lưu ngày một giàu có và hạ tầng cũng như đất đai đang được đầu tư phát triển mạnh, như vậy khá nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc. Vào tháng 4/2022, Equo đã huy động được 1,3 triệu USD từ quỹ NextGenVentures, East Ventures và nhiều quỹ khác.

Trên thực tế, trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu đương đầu với nhiều vấn đề phát sinh từ các biện pháp kiểm soát đi lại thời kỳ đại dịch COVID-19 và căng thẳng địa chính trị leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc dâng cao, Việt Nam đang thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư ngoại trong vai trò trung tâm giao dịch và sản xuất quốc tế.

Nhiều doanh nghiệp nước ngoài đang áp dụng chiến lược “Trung Quốc cộng một” để đa dạng hóa và quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu, giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc và thay vào đó chuyển sang các thị trường Đông Nam Á.

So sánh với Indonesia và Trung Quốc, hai thị trường mà trong năm qua đã thu hút lượng lớn vốn từ Mỹ vào châu Á, định giá doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn còn khá phù hợp, giám đốc điều hành quỹ Golden Gate Ventures (GGV) – ông Vinnie Lauria phân tích. Vào đầu năm nay, ông đã chuyển văn phòng đến TP.HCM sau khi công ty ông mở thêm 2 văn phòng mới.

Cũng theo ông Lauria, GGV nhận thấy cơ hội trên thị trường trong 3 lĩnh vực chính: công nghệ giáo dục, công nghệ y tế và công nghệ tài chính, ngoài các dịch vụ B2C (doanh nghiệp đến người tiêu dùng) và “B2B nhỏ” (doanh nghiệp đến doanh nghiệp nhỏ).

"Việt Nam là một trong những đỉnh của 'Tam giác vàng khởi nghiệp' ở khu vực Đông Nam Á, cùng với Singapore và Indonesia", ông Vinnie Lauria nhấn mạnh.

Không chỉ vậy, ông cũng đưa ra một số doanh nghiệp Việt nên đưa vào vào danh sách “công ty tiềm năng cần theo dõi” bao gồm nhà sản xuất ô tô điện VinFast, kỳ lân game VNG và ví điện tử Momo.

Đọc tiếp

Khu công nghiệp - ảnh minh họa

Tây Ninh sắp có thêm khu công nghiệp quy mô gần 500 ha

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 214/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Hiệp Thạnh - giai đoạn 1, tại xã Hiệp Thạnh, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Tổng vốn đầu tư vào ngành hoạt động kinh doanh bất động sản đạt hơn 1,27 tỷ USD, chiếm 53,9% tổng vốn đầu tư đăng ký (Nguồn Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng 40,2%

Tính đến ngày 20/1/2024, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần (GVMVP), mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) đạt hơn 2,36 tỷ USD, tăng 40,2% so với cùng kỳ năm 2023. Ngoài vốn đầu tư điều chỉnh và GVMCP giảm thì vốn đầu tư đăng ký mới vẫn tăng mạnh.

Bộ Công Thương đề xuất tăng tiếp giá điện trong năm 2024. Ảnh minh họa.

Bộ Công Thương đề xuất tăng tiếp giá điện

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo giá vừa diễn ra, Bộ Công Thương đề xuất điều chỉnh tiếp giá điện trong năm 2024 với lý do chi phí đầu vào (than, dầu, khí) biến động khiến EVN ghi nhận lỗ khoảng 43.200 tỷ đồng trong 2022-2023.

Yêu cầu bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu dịp Tết

Yêu cầu bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu dịp Tết

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp liên quan thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, quyết liệt, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 và thời gian tới.

Niềm tin kinh doanh của Việt Nam tăng cao

Niềm tin kinh doanh của Việt Nam tăng cao

Niềm tin của các doanh nghiệp châu Âu hoạt động tại Việt Nam đang có dấu hiệu phục hồi khi Chỉ số Niềm tin Kinh doanh (BCI) mới nhất của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) công bố đạt 46,3 trong quý IV/2023.

Doanh nghiệp xuất khẩu hàng sang châu Âu cần lưu ý những thay đổi trong an toàn, an ninh vận chuyển hàng hóa vào EU có hiệu lực từ tháng 6/2024

Doanh nghiệp xuất khẩu hàng sang châu Âu cần lưu ý những thay đổi trong an toàn, an ninh vận chuyển hàng hóa vào EU có hiệu lực từ tháng 6/2024

Hệ thống kiểm soát nhập khẩu 2 (ICS2) - Hệ thống mới về an toàn và an ninh hải quan trước khi hàng đến của Liên minh châu Âu (EU) – sẽ giới thiệu quy trình mới cho nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển và đường thủy nội địa, đường bộ và đường sắt tại EU kể từ ngày 03 tháng 06 năm 2024.

Chat với BizLIVE