EU lo ngại các nguy cơ từ việc áp dụng trần giá khí đốt

EC cảnh báo các nước thành viên EU rằng việc áp dụng trần giá khí đốt nói chung sẽ phức tạp và gây ra những nguy cơ về an ninh năng lượng. Cảnh báo được đưa ra trong bối cảnh các nước thành viên kêu gọi Brussels can thiệp để kiềm chế giá nhiên liệu tăng.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 28/9, Ủy ban châu Âu (EC) - cơ quan điều hành của Liên minh châu Âu (EU) - đã chia sẻ một tài liệu với các nước thành viên trong đó phân tích những phương án khác nhau mà EU có thể sử dụng để kiềm chế giá năng lượng tăng.

Theo nội dung tài liệu này, việc áp dụng trần giá bán buôn với các giao dịch trao đổi ngoại tệ- gồm cả khí đốt hóa lỏng và khí đốt dẫn qua đường ống-có thể làm gián đoạn dòng chảy nhiên liệu giữa EU và các nước. Vì những yếu tố liên quan giá cả không giúp đưa khí đốt tới những khu vực có nhu cầu cao hoặc nguồn cung hiếm. Việc áp dụng trần giá chỉ có hiệu quả khi có một cơ quan chuyên điều phối và phân bổ nguồn cung giữa các nước.

Bên cạnh đó, EU cũng sẽ cần những nguồn tài chính đáng kể để đảm bảo các nước thành viên đủ sức cạnh tranh với các thị trường khác trên thế giới, qua đó nhận được những nguồn cung nhiên liệu cần thiết phòng trường hợp có những thị trường khác sẵn sàng trả giá cao hơn giá trần của EU để mua được nhiên liệu.

Việc áp trần giá bán buôn khí đốt nói chung cũng có thể gây gián đoạn nguồn cung từ các nước ngoài so với việc chỉ áp giá trần với khí đốt dẫn qua đường ống. EC cũng phân tích những phương án khác nhằm ứng phó với tình trạng khan hiếm năng lượng, trong đó có biện pháp áp giá trần khí đốt ở quy mô có giới hạn. Ví dụ, EU có thể áp trần giá khí đốt nhập khẩu từ Nga hoặc khí đốt sử dụng cho sản xuất điện để hạn chế giá điện tăng

EC cũng khuyến nghị các nước thành viên đàm phán với các nhà cung cấp thân thiết để giảm giá, hoặc cùng đàm phán mua khí đốt để được giá tốt hơn và chia sẻ nguồn cung không dùng đến.

Hiện các nước EU vẫn bất đồng về việc có nên áp giá trần với khí đốt nói chung hay không. Trong khi Pháp, Italy, Ba Lan và 12 nước khác đề xuất áp trần giá bán buôn khí đốt có thể giúp kiềm chế lạm phát thì các nước còn lại không chấp thuận phương án này, trong đó có Đức, Hà Lan và Đan Mạch.

Trong cuộc họp ngày 30/9, những Bộ trưởng Năng lượng của các nước sẽ thảo luận về biện pháp áp trần giá khí đốt và dự kiến thông qua một gói biện pháp mà EC đề xuất tuần trước, trong đó có việc áp thuế lợi nhuận với các công ty năng lượng được hưởng lợi bất ngờ từ tình trạng tăng giá điện (chủ yếu là những công ty sản xuất điện mà không dùng khí đốt).

Tình trạng giá khí đốt tăng vọt đang gây ra nhiều khó khăn cho các hộ gia đình và doanh nghiệp EU. Tại Áo, chính phủ đã công bố gói cứu trợ mới trị giá 1,3 tỷ euro (1,25 tỷ USD) để giúp các doanh nghiệp ứng phó với cuộc khủng hoảng năng lượng ngày càng trầm trọng. Bộ trưởng Kinh tế Áo Martin Kocher cho biết khoản cứu trợ dành cho các công ty có hoạt động phụ thuộc nhiều vào năng lượng, giúp chi trả 30% số chi phí năng lượng, khí đốt và điện tăng thêm.

Các công ty muốn nhận hỗ trợ phải cam kết tránh lãng phí như không sưởi ấm những khoảng không gian ngoài trời, các cửa hàng không bật đèn sau 22h... Giá năng lượng tăng đang tiếp tục đẩy lạm phát lên cao và là yếu tố chính. Lạm phát tại Áo đã lên mức 9,3% trong tháng 8. Chính phủ Áo cũng đã triển khai một số gói ứng phó lạm phát để hỗ trợ các hộ gia đình và doanh nghiệp, trong đó có tăng phúc lợi xã hội cho những người không có việc làm và những nhóm dễ chịu tổn thương.

Theo Báo Tin tức

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

Khi OPEC công bố duy trì cắt giảm sản lượng nhưng giá dầu vẫn giảm, các nhà phân tích cho rằng động thái của họ không có hiệu quả. Tuy nhiên, thị trường đang xoay chiều.

Chat với BizLIVE