Được "tiếp sức" phục hồi, cổ phiếu dệt may xanh miên man giữa lúc thị trường đỏ lửa

Các cổ phiếu dệt may vẫn tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng từ đầu năm nhờ sự phục hồi đơn hàng xuất khẩu. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp dệt may còn có nguồn thu đột biến từ bất động sản dựa trên lợi thế quỹ đất hiện hữu.
Ảnh minh họa/TTXVN
Ảnh minh họa/TTXVN

Thị trường chứng khoán phiên 18/4 khép lại với sắc đỏ bao trùm, VN-Index mất 1,78% rơi về vùng 1.432 điểm, trong khi HNX rơi 3,26% về 403 điểm. Giữa lúc VN-Index "bốc hơi" gần 26 điểm và có tới 149 mã giảm sàn trên cả 3 sàn, nhiều cổ phiếu dệt may vẫn duy trì được sắc xanh, thậm chí một số mã như STK, VGG còn tăng hơn 4%.

Kết phiên 18/4, STK (+4,6%) và VGG (+4,1%) là những mã cổ phiếu dệt may tăng mạnh nhất. Trong khi TNG, TCM, EVE cũng đều tăng từ 1% trở lên. Duy chỉ có một số mã giảm nhẹ là VGT (-0,8%) và ADS (-0,5%)...

Nhiều cổ phiếu dệt may vẫn duy trì sắc xanh trong phiên 18/4 dù VN-INdex giảm gần 26 điểm

Nhiều cổ phiếu dệt may vẫn duy trì sắc xanh trong phiên 18/4 dù VN-INdex giảm gần 26 điểm

Các cổ phiếu dệt may bắt đầu nổi từ cuối tháng 1 với nhiều mã ghi nhận mức tăng hai chữ số như TNG (+54%), GIL (+41%), ADS (+39%), MSH (+37%), STK (+32%), TCM (+28%), VGT (+11%),... Đây được xem là mức tăng ấn tượng trong bối cảnh thị trường nhiều biến động khiến các nhà đầu tư tìm đến các nhóm cổ phiếu an toàn như bảo hiểm, dệt may...

Cổ phiếu dệt may tăng trong bối cảnh ngành dệt may được dự báo sẽ hồi phục mạnh mẽ trong năm 2022 khi dịch COVID-19 được kiểm soát.

Báo cáo mới đây của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết, trong quý 1/2022 giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam tăng 23% so với cùng kỳ đạt 8,8 tỷ USD. Sự tăng trưởng được thúc đẩy bởi nhu cầu bị dồn nén mạnh mẽ sau khi đóng cửa ở nhiều nước phát triển và sự phục hồi của hoạt động sản xuất trong nước sau khi ngừng hoạt động vào quý 3/2021.

Thống kê cho thấy, thị trường Hoa Kỳ có mức tăng trưởng mạnh nhất khoảng 40% so với cùng kỳ trong quý 1, chiếm khoảng gần 50% giá trị xuất khẩu hàng dệt may.

Nhiều thương hiệu thời trang (như Nike, Adidas, Columbia, H&M) đặt kế hoạch tăng trưởng doanh thu năm 2022 trong khoảng 10 - 20% so với cùng kỳ. Điều này cho thấy nhu cầu tiêu dùng tăng cao sẽ tạo điều kiện thúc đẩy đơn hàng cho các công ty dệt may. Nhiều doanh nghiệp như TCM, TNG, MSH đã nhận được đầy đủ đơn đặt hàng cho đến cuối quý 3/2022. Trên cơ sở đó, VDSC kỳ vọng kết quả kinh doanh của các công ty dệt may sẽ tăng trưởng tốt trong quý 1/2022 nói riêng và năm 2022 nói chung.

Mặc dù nhiều công ty dệt may như TCM, TNG, MSH đã nhận được đủ đơn đặt hàng cho đến hết quý 3/2022, tuy nhiên VDSC đánh giá ngành công nghiệp thời trang đang phải đối mặt với áp lực giá nguyên liệu tăng cao do xung đột Nga-Ukraine và việc đóng cửa ở Thượng Hải.

Điều này đồng nghĩa với việc các loại sợi dệt có nguồn gốc từ dầu mỏ, chẳng hạn như polyester, có thể phải đối mặt với áp lực giá rất lớn. Khi sợi nhân tạo trở nên đắt hơn, nhu cầu đối với sợi tự nhiên cũng có thể tăng lên, cuối cùng kéo dài lạm phát giá đối với sợi tự nhiên.

Rủi ro trên khiến VDSC lo ngại tỷ suất lợi nhuận gộp của các công ty dệt may Việt Nam, vốn đã giảm trong nửa cuối năm 2021 sẽ khó cải thiện mạnh trong năm 2022. Tuy nhiên, do nhu cầu cao từ các thương hiệu thời trang, VDSC vẫn kỳ vọng các công ty này có thể tăng giá bán để duy trì tỷ suất lợi nhuận gộp bằng mức của năm 2021.

Nhiều doanh nghiệp dệt may đặt mục tiêu lợi nhuận khả quan

Theo thống kê của VDSC, nhiều công ty dệt may đặt ra định hướng kinh doanh với mức tăng trưởng lợi nhuận khả quan. Cụ thể, doanh thu dự kiến ​​năm 2022 của TCM, TNG, STK và VGG lần lượt là 4.180 tỷ đồng (+18%), 5.990 tỷ đồng (+10%), 2.606 tỷ đồng (+28%) và 6.500 tỷ đồng (+8%).

Kéo theo đó, lợi nhuận sau thuế dự kiến ​​năm 2022 của các doanh nghiệp dệt may cũng dự báo tăng trưởng mạnh như TCM 254 tỷ đồng (+77%), TNG là 279 tỷ đồng (+20%), STK là 300 tỷ đồng (+8%) và VGG dự kiến đạt 150 tỷ đồng (+50%).

Do tiềm năng có nhiều đơn hàng may mặc để bù đắp áp lực chi phí đầu vào, các chuyên gia của VDSC đánh giá kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp dệt may tương đối phù hợp với kỳ vọng.

"Do nhu cầu cao từ các thương hiệu thời trang, chúng tôi kỳ vọng các công ty này có thể tăng giá bán để duy trì biên lợi nhuận gộp bằng mức năm 2021. Đồng thời, các công ty bị ảnh hưởng nặng trong quý 3/2021 sẽ phục hồi mạnh mẽ vào năm 2022 (ví dụ: TCM, VGG). Trong khi đó, các công ty đã phục hồi vào năm 2021 sẽ tiếp tục tăng trưởng vào năm 2022 nhờ lượng đơn đặt hàng dồi dào", VDSC phân tích.

Ngoài ra, VDSC cho rằng việc các công ty dệt may bắt đầu vận hành nhà máy mới hoặc ghi nhận doanh thu đột biến từ mảng bất động sản vào năm 2022 cũng sẽ là chất xúc tác giúp các doanh nghiệp này có kết quả kinh doanh tăng trưởng tích cực trong năm 2022.

Đọc tiếp

Ảnh minh họa.

Vàng đồng loạt tăng giá mạnh

Cùng chiều với diễn biến trên thị trường vàng thế giới, giá vàng trong nước đồng loạt tăng cao và giá bán tại SJC lại vượt lên trên 81 triệu đồng một lượng.

Ảnh minh họa

Giá vàng phục hồi nhẹ, tỷ giá trung tâm tăng

Giá vàng miếng SJC có thời điểm tuột mốc 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra song đã nhanh chóng lấy lại mốc này. Trong khi giá USD niêm yết tại các ngân hàng thương mại cũng quay đầu tăng nhẹ.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Tháo gỡ khó khăn cùng khách hàng, OCB tăng dự phòng rủi ro, giảm lợi nhuận, bảo đảm hoạt động

Tháo gỡ khó khăn cùng khách hàng, OCB tăng dự phòng rủi ro, giảm lợi nhuận, bảo đảm hoạt động

Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2023. Theo đó, lợi nhuận trước thuế đạt 4.139 tỷ đồng. So với báo cáo quản trị, lợi nhuận trước thuế của OCB giảm 1.088 tỷ đồng đến từ việc chi phí dự phòng tăng 501 tỷ đồng và điều chỉnh một số khoản mục thu nhập đã thực thu từ khách hàng trong năm 2023 sẽ được hạch toán trong năm 2024.

VN-Index hướng tới ngưỡng 1.300 – 1.320 điểm

VN-Index hướng tới ngưỡng 1.300 – 1.320 điểm

Nhóm cổ phiếu ngân hàng là động lực chính kéo chỉ số VN-Index đã vượt ngưỡng 1.281 điểm trong tuần qua. Tuần tăng mạnh trên nền thanh khoản cao sẽ tiếp tục tạo động lực để thị trường hướng tới ngưỡng 1.300 – 1.320 điểm.

Hệ thống Công ty chứng khoánVNDIRECT bị tấn công

Hệ thống Công ty chứng khoánVNDIRECT bị tấn công

VNDIRECT cho biết, hệ thống của công ty chứng khoán bị tấn công từ 10h sáng chủ nhật ngày 24/3 và đã được khắc phục, đang trong quá trình kết nối trở lại tuy nhiên quá trình hồi phục dự kiến mất thời gian.

Chat với BizLIVE