Dự báo sang đến tháng 4, hệ thống đăng kiểm chỉ đáp ứng 31% nhu cầu

Dự báo thời gian tới có thể sẽ xuất hiện ùn tắc nghiêm trọng, đặc biệt trong tháng 4, hệ thống kiểm định sẽ chỉ đạt 31% nhu cầu đăng kiểm của người dân.
Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Lãnh đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, tính đến hết ngày 26/2/2023, cả nước có tổng số 2.014 đăng kiểm viên; trong đó có 1.061 đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao.

Số đăng kiểm viên còn đang làm việc trên toàn hệ thống khoảng 1.500 người, trong khi đó, để duy trì hoạt động cho toàn bộ hệ thống kiểm định xe cơ giới cần ít nhất 1.986 đăng kiểm viên.

Như vậy, theo tính toán của Cục Đăng kiểm Việt Nam, toàn hệ thống hiện đang thiếu khoảng 486 đăng kiểm viên. Riêng các đơn vị đăng kiểm và phòng tham mưu thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam, để thực hiện đầy đủ nhiệm vụ sẽ cần khoảng 240-250 đăng kiểm viên (trong đó cần ít nhất 90 đăng kiểm viên bậc cao). Hiện nay đang thiếu khoảng 120 đăng kiểm viên (tương đương khoảng 50% số người cần có).

Tính đến hết ngày 26/2, cả nước có 121 trên tổng số 489 dây chuyền kiểm định phải tạm dừng hoạt động do đơn vị đăng kiểm đang bị cơ quan công an điều tra, hoặc không đủ điều kiện hoạt động theo Nghị định 139/2028/NĐ-CP (quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới) hoặc tự đóng cửa.

Riêng tại thành phố Hà Nội, chỉ còn 16 trong tổng số 31 đơn vị đăng kiểm đang hoạt động với 31/61 dây chuyền kiểm định (chiếm 53% so với trước đây). Dự báo số đơn vị đăng kiểm dừng hoạt động sẽ tiếp tục tăng trong tuần này do thiếu nhân sự.

Khu vực Tp. Hồ Chí Minh hiện có 11 trong 19 đơn vị đăng kiểm hoạt động với 26/48 dây chuyền kiểm tra (chiếm 54% so với trước đây).

Như vậy tại hai thành phố lớn Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, số dây chuyền kiểm định còn đang hoạt động chỉ bằng một nửa so với trước đây.

Trong khi đó, mỗi dây chuyền kiểm định hiện trung bình chỉ có thể kiểm tra cho 40 xe/ngày (đạt 66% công suất). Nguyên nhân do hầu hết mỗi dây chuyền chỉ còn 3 đăng kiểm viên thực hiện kiểm tra do vậy công suất tối đa chỉ được 60 xe/ngày/dây chuyền; tỷ lệ phương tiện kiểm định không đạt cao, từ 20-30% dẫn đến 1 xe cần phải kiểm định nhiều lần.

"Với số lượng dây chuyền hoạt động hiện nay toàn thành phố Hà Nội dự kiến kiểm tra được khoảng 1.240 xe/ngày (tương đương 32.240 xe/tháng). Còn tại Tp. Hồ Chí Minh dự kiến kiểm tra được 1.040 xe/ngày (tương đương 27.040 xe/tháng).

Dự báo nếu không có sự thay đổi, với số lượng trung tâm đăng kiểm tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh hiện tại trong các tháng tiếp theo của năm 2023 sẽ không đáp ứng được nhu cầu kiểm định của người dân, đặc biệt có những tháng sẽ xuất hiện ùn tắc nghiêm trọng do năng lực kiểm tra chỉ đáp ứng 31%", Cục Đăng kiểm Việt Nam cho hay.

Dự kiến ngay trong tháng 3 tới, năng lực kiểm định của các trung tâm đăng kiểm còn lại hoạt động chỉ đạt 42% nhu cầu người dân tại Hà Nội và 53% tại Tp. Hồ Chí Minh.

Đặc biệt trong tháng 4, có thể ùn tắc nghiêm trọng hơn và nguy cơ đứt gãy hệ thống kiểm định do năng suất kiểm tra chỉ đạt 31% nhu cầu đăng kiểm của người dân tại Tp. Hồ Chí Minh và 38% nhu cầu của người dân ở Hà Nội.

Giải pháp cấp bách hiện nay, theo ông Nguyễn Tô An, Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam là cần sửa đổi quy định và cho phép hai đăng kiểm viên thực hiện một dây chuyền kiểm định (quy định hiện hành đang là tối thiểu 3 đăng kiểm viên 1 dây chuyền).

Theo ông Nguyễn Tô An, với việc sắp xếp một dây chuyền kiểm định có đăng kiểm viên chuyên môn cao, có thể đánh giá được tất cả các hạng mục trong quy trình kiểm định, hoàn toàn có thể áp dụng quy định này, nhờ đó sẽ có thêm đăng kiểm viên vận hành các dây chuyền kiểm định khác, từ đó, tăng năng suất lao động và khả năng đáp ứng nhu cầu đăng kiểm xe của người dân.

Cơ quan này cũng đề xuất cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, xem xét, hướng dẫn cho phép giảm thời gian tuyển dụng đăng kiểm viên để bù đắp lượng nhân sự đang thiếu hụt tại các đơn vị trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam…/.

Theo vnanet

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Ảnh minh họa

Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án xanh, phát triển bền vững

Đồng Nai là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mạnh của khu vực và đất nước. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp giúp Đồng Nai đạt được những thành quả lớn trên lĩnh vực kinh tế. Song, mặt trái của quá trình phát triển này đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường và phát triển thiếu bền vững.

Ảnh minh hoạ

Sầu riêng quyết định mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả

Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong quý I ước đạt 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý đầu năm, sầu riêng và nhiều trái cây khác của Việt Nam chưa vào vụ nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt và vượt 1 tỷ USD, cho thấy ngành rau quả có nhiều khả năng đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD trong năm nay.

Chat với BizLIVE