Đồng yên thấp kỷ lục trong 6 năm cản trở quá trình phục hồi kinh tế Nhật

Nếu giá hàng hóa duy trì ở ngưỡng hiện tại, chi phí nhập khẩu hàng hóa của Nhật trong năm nay sẽ tăng thêm khoảng 11 nghìn tỷ yên tức khoảng 90 tỷ USD so với 1 năm trước.
Ảnh: KyodoNews
Ảnh: KyodoNews

Quá trình phục hồi của kinh tế Nhật từ khoảng thời gian suy giảm do COVID-19 hiện đang ở “ngã tư đường” khi mà chi phí hàng hóa nguyên liệu tăng vọt, nguyên nhân chính do căng thẳng Nga – Ukraine leo thang, đồng yên yếu, đồng thời nó cũng đang có những ảnh hưởng đến tâm lý của doanh nghiệp.

Dù rằng ngày có một nhiều bằng chứng cho thấy doanh nghiệp đang dần đẩy chi phí năng lượng, hàng hóa và ngũ cốc cao sang phía người tiêu dùng, nhiều doanh nghiệp vẫn cảm thấy khó khăn khi nâng giá bán hàng hóa, theo khảo sát Tankan của Ngân hàng Trung ương Nhật (BoJ).

Bất ổn xung quanh cuộc chiến tại Ukraine, tình trạng suy yếu của đồng yên là kết quả tất yếu của chính sách tiền tệ nới lỏng của BoJ, tình hình dịch tại nội địa và ở nước ngoài, đặc biệt tại đối tác thương mại lớn như Trung Quốc đang khiến cho các doanh nghiệp trở nên vô cùng thận trọng, các chuyên gia kinh tế nhận định.

Việc đồng yên giảm giá nhanh chóng xuống ngưỡng thấp nhất trong 6 năm đã khiến cho nhiều nhà điều hành doanh nghiệp trở nên lo lắng, chính vì vậy những nỗ lực đảm bảo quá trình phục hồi kinh tế từ đại dịch COVID-19 trở nên khó khăn hơn. Đồng yên yếu làm tăng chi phí nhập khẩu với đất nước vốn không có nhiều tài nguyên như Nhật.

Chuyên gia kinh tế trưởng tại công ty chứng khoán Mizuho, ông Shunsuke Kobayashi, nhận xét: “Quá trình phục hồi của kinh tế từ đại dịch có thể đang chững lại. Ngay cả nếu giá dầu giảm từ ngưỡng hiện tại về mức 80USD/thùng, dường như kinh tế Nhật vẫn gặp khó”.

Theo tính toán của ông Kobayashi, nếu giá hàng hóa duy trì ở ngưỡng hiện tại, chi phí nhập khẩu hàng hóa của Nhật trong năm nay sẽ tăng thêm khoảng 11 nghìn tỷ yên tức khoảng 90 tỷ USD so với 1 năm trước. Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI ước tính khoảng 100USD/thùng trước dịp nghỉ lễ.

Thủ tướng Fumio Kishida đã yêu cầu tính đến gói kích thích kinh tế mới trước thời điểm cuối tháng 4/2022 nhằm hạ nhiệt những căng thẳng mà người tiêu dùng phải gánh chịu do giá năng lượng, hàng hóa và ngũ cốc leo thang trước thềm cuộc bầu cử quan trọng vào mùa hè năm nay.

Một trong những yếu tố quan trọng chính là khuyến khích các công ty tạm thời hoãn tăng giá bán hàng hóa bởi lo sợ mất khách hàng, đồng thời tăng cường hỗ trợ tài chính cho nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn đang khó khăn.

Để làm giảm cú sốc mà người tiêu dùng phải gánh chịu do chi phí năng lượng cao, chính phủ đã cho phép việc hỗ trợ cho các nhà kinh doanh năng lượng nhằm hạ giá bán lẻ.

Dù vậy, biện pháp này có thể phản tác dụng, các chuyên gia kinh tế nhận định. Giá xăng giảm đi nhờ các biện pháp trợ cấp có thể hỗ trợ cho người tiêu dùng tuy nhiên nó không làm giảm nhu cầu và nhập khẩu năng lượng, thực tế này sẽ khiến cho cán cân thương mại bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Đồng yên yếu tuy nhiên vẫn mang lại những “điểm sáng” nhất định cho các hãng xe ô tô ví như Toyota, Honda, Nissan bởi các hãng xe này tính toán tỷ giá trong năm tài khóa gần nhất ở mức 111 yên/USD.

Theo kết quả khảo sát Tankan, tỷ giá đồng USD/yên trong tháng 4/2022 ước tính khoảng 111,93 yên/USD, thấp hơn so với ngưỡng 122 yên/USD vào cuối ngày thứ Sáu. Nhiều chuyên gia kinh tế đang dự báo về khả năng đồng yên yếu sẽ không duy trì lâu.

Thống đốc BOJ, ông Haruhiko Kuroda, cho đến nay chưa hề lo lắng về sự suy giảm của đồng yên.

Với quan điểm rằng chính sách nới lỏng tiền tệ và sự suy yếu của đồng USD sẽ vẫn tiếp diễn, BOJ đã thể hiện quan điểm muốn giải quyết vấn đề lãi suất dài hạn thông qua nhiều đợt mua trái phiếu ở tỷ lệ cố định trong vòng 4 ngày tính đến thứ Năm.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

Khi OPEC công bố duy trì cắt giảm sản lượng nhưng giá dầu vẫn giảm, các nhà phân tích cho rằng động thái của họ không có hiệu quả. Tuy nhiên, thị trường đang xoay chiều.

Chat với BizLIVE