Đồng USD “trỗi dậy” gây ra tác động mạnh mẽ trên toàn cầu

Nhà đầu tư ngoại đã rút 4 tỷ USD khỏi thị trường chứng khoán các nước mới nổi trong tháng 6/2022, theo tính toán của Viện Tài chính Quốc tế (IIF).
Ảnh: Entertales
Ảnh: Entertales

Đồng USD hiện đang mạnh hơn so với nhiều thập kỷ trước đây và tác động của việc đồng USD tăng giá đang rõ ràng hơn trên khắp toàn cầu.

Chỉ số WSJ Dollar, chỉ số đo lường “sức khỏe” của đồng USD so với giỏ 16 loại tiền tệ lớn khác, đã tăng 8,7% tính đến tháng 6/2022 và như vậy có nửa đầu năm tăng giá mạnh nhất tính từ năm 2010. Tính từ đầu tháng đến hết ngày thứ Năm tuần này, chỉ số tăng thêm khoảng 1,4%.

Trong khi đồng nội tệ của các thị trường mới nổi thường chịu nhiều áp lực khi mà nhà đầu tư lựa chọn đồng USD mạnh, đồng tiền của các nước phát triển cũng giảm giá. Đồng euro để mất mốc cân bằng so với đồng USD trong tuần trước và rơi xuống ngưỡng thấp nhất tính từ năm 2002.

Sự tăng giá của đồng USD có nguyên nhân trực tiếp từ lãi suất tại Mỹ tăng cao. Trong tháng 6/2022, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã nâng lãi suất cơ bản đồng USD thêm 0,75 điểm phần trăm và như vậy có sự điều chỉnh lãi suất mạnh tay nhất tính từ năm 1994. Các quan chức Fed đã phát đi thông điệp rằng họ nhiều khả năng sẽ nâng lãi suất cơ bản với mức độ tương tự trong tháng này.

Nhà đầu tư cũng quan tâm đến Mỹ như một nguồn mang đến sự ổn định trong đầu tư khi mà bối cảnh thế giới có nhiều biến động kinh tế bất thường. Khi đầu tư tiền vào cổ phiếu và trái phiếu Mỹ, nhà đầu tư nước ngoài thường sử dụng đồng USD, chính vì vậy đồng USD được hỗ trợ.

Một số ngân hàng trung ương tại các nước mới nổi cũng đã nâng lãi suất trong nỗ lực kiềm chế lạm phát. Ngân hàng Trung ương Brazil cũng đã bắt đầu quá trình siết chặt chính sách vào tháng 3/2021, khi đó lãi suất đang ở mức thấp kỷ lục 2%. Lãi suất cơ bản tại Brazil đã lên mức 13,25% vào tháng 6/2022.

Nhà đầu tư ngoại đã rút 4 tỷ USD khỏi thị trường chứng khoán các nước mới nổi trong tháng 6/2022, theo tính toán của Viện Tài chính Quốc tế (IIF), tổ chức đại diện cho ngành tài chính toàn cầu.

Cũng theo chuyên gia kinh tế trưởng thuộc IIF, ông Robin Brooks, dòng tiền bị rút ra khỏi Trung Quốc diễn ra khi mà nước này đương đầu với nhiều cú sốc vĩ mô. Dòng tiền bị rút ra khỏi các thị trường mới nổi và Trung Quốc hiện vẫn thấp hơn so với khoảng thời gian đầu đại dịch COVID-19.

Những nước phát hành nợ bằng đồng nội tệ đương đầu với nhiều rủi ro khi mà đồng nội tệ của họ mất giá bởi nợ trở nên đắt đỏ hơn. Chính phủ các nước không trả được nợ có thể sẽ mất quyền tiếp cận với thị trường quốc tế và khả năng thu xếp tài chính cho nhiều hoạt động quan trọng.

Sri Lanka đã vỡ nợ vào tháng 5/2022. Sự kết hợp của yếu tố nợ và lạm phát tràn lan đã khiến cho nước này không còn tiền USD để trả cho việc nhập khẩu nhiều hàng hóa cơ bản ví như nhiên liệu và thuốc men.

Các nước mới nổi có tỷ lệ vay nợ bằng đồng USD khác nhau. Giá trị các khoản nợ phát hành bởi chính phủ Argentina, Ukraine và Colombia đều vượt mức 20% tính tương quan với GDP trong quý 1/2022, theo tính toán của IIF. Trong khi đó, tỷ lệ này tại nhiều nước châu Á và châu Âu dưới ngưỡng 2%.

“Mỗi nước có tỷ lệ vay nợ bằng đồng USD rất đáng lo lắng”, giám đốc bộ phận nghiên cứu kinh tế vĩ mô, thương mại và đầu tư thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) – ông Marcello Estevưo phân tích.

Chính phủ các nước có thể ngừa rủi ro đồng tiền mất giá bằng việc nắm giữ tài sản bằng đồng ngoại tệ.

Khả năng ngừa rủi ro này có thể giúp chính phủ các nước mới nổi vững vàng hơn với những khoảng thời gian đồng nội tệ xuống giá hơn so với trong quá khứ, theo IIF. Nhiều nước đã thoát ra khỏi đại dịch COVID-19 mà không đương đầu với những rủi ro hệ thống. Nhóm nhiều nền kinh tế nhỏ như tại châu Phi sẽ dễ chịu tổn thương hơn.

Nhóm các nước hiện đang là nước xuất khẩu ròng cũng vững vàng hơn khi đồng USD mạnh lên bởi họ có khả năng tiếp cận tốt với đồng USD và vì vậy không phụ thuộc quá mạnh vào nhập khẩu những mặt hàng đang tăng giá.

Đọc tiếp

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Giá bitcon năm nay tăng gần 60%, lý do được cho là bởi mua mạnh từ các quỹ ETF, trong khi vàng tăng hơn 20% do Mỹ sắp giảm lãi suất. Nhưng tại sao các nhà đầu tư vàng và bitcoin đang rất quan tâm đến nợ chính phủ của Mỹ đang tăng mạnh?

Nhịp cầu doanh nghiệp

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

Khi OPEC công bố duy trì cắt giảm sản lượng nhưng giá dầu vẫn giảm, các nhà phân tích cho rằng động thái của họ không có hiệu quả. Tuy nhiên, thị trường đang xoay chiều.

Chat với BizLIVE