Dòng tiền đầu tư từ ngân sách có tăng lên trên nền tham chiếu thấp

Tới hết quý 3, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước ước đạt 334,5 nghìn tỷ đồng, bằng 58,7% kế hoạch năm và tăng 19,6% so với cùng kỳ năm trước.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tuy nhiên, mức tăng trưởng nói trên có đặc điểm gắn với nền tham chiếu cùng kỳ năm ngoái thấp - giai đoạn COVID-19 tác động sâu rộng đến các hoạt động kinh tế.

Cụ thể, Tổng cục Thống kê (GSO) vừa công bố báo cáo về tình hình kinh tế – xã hội quý 3 và 9 tháng của năm 2022, trong đó cập nhật một số thông tin về hoạt động đầu tư, đầu tư công và giải ngân vốn đầu tư trong giai đoạn.

Theo GSO, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trong giai đoạn tiếp tục được đẩy mạnh, tăng cường cùng với đà phục hồi mạnh mẽ của hoạt động sản xuất kinh doanh.

Theo đó, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý 3 theo giá hiện hành ước đạt 833,8 nghìn tỷ đồng, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, vốn khu vực nhà nước ước đạt 216,5 nghìn tỷ đồng, tăng 27,8%; khu vực ngoài nhà nước đạt 491,2 nghìn tỷ đồng, tăng 11%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 126,1 nghìn tỷ đồng, tăng 34,5%.

Ước tính 9 tháng năm 2022, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành đạt 2.130,3 nghìn tỷ đồng, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, vốn khu vực nhà nước đạt 544,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 25,6% tổng vốn và tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước; khu vực ngoài nhà nước đạt 1.227,1 nghìn tỷ đồng, bằng 57,6% và tăng 10%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 358,3 nghìn tỷ đồng, bằng 16,8% và tăng 16,3%.

Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành 9 tháng các năm 2018-2022. Nguồn GSO

Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội

theo giá hiện hành 9 tháng các năm 2018-2022. Nguồn GSO

Trong vốn đầu tư của khu vực nhà nước, vốn thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) 9 tháng năm 2022 ước đạt 334,5 nghìn tỷ đồng, bằng 58,7% kế hoạch năm và tăng 19,6% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 bằng 55,7% và giảm 5,7%).

Theo cấp quản lý, vốn trung ương đạt 59,5 nghìn tỷ đồng, bằng 53,5% kế hoạch năm và tăng 19,8% so với cùng kỳ năm trước. Vốn địa phương đạt 275 nghìn tỷ đồng, bằng 59,9% và tăng 19,5%.

Như vậy, so với thống kê ở tháng liền kề, phần vốn đầu tư thực hiện của địa phương đã tăng thêm khoảng 40 nghìn tỷ đồng và tiếp tục tăng hơn 115 nghìn tỷ đồng so với thống kê của nửa đầu năm.

Ở nhóm bộ ngành, Bộ Giao thông vận tải tiếp tục là đơn vị dẫn đầu về thực hiện vốn đầu tư công trong giai đoạn với khối lượng hơn 30,2 nghìn tỷ đồng, tăng 26,2% so với cùng kỳ năm trước và tăng thêm hơn 4,5 nghìn tỷ đồng so với tháng liền kề.

Tốc độ tăng/giảm vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành 9 tháng các năm giai đoạn 2018-2022 (%). Nguồn GSO

Tốc độ tăng/giảm vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành 9 tháng các năm giai đoạn 2018-2022 (%). Nguồn GSO

Trong phần vốn địa phương quản lý, vốn NSNN cấp tỉnh đạt 180,6 nghìn tỷ đồng, bằng 56,8% và tăng 16,4%. Vốn NSNN cấp huyện đạt 81,2 nghìn tỷ đồng, bằng 66% và tăng 29%. Vốn NSNN cấp xã đạt 13,2 nghìn tỷ đồng, bằng 75,5% và tăng 10,6%.

Ở nhóm địa phương, Hà Nội, TP.HCM, Quảng Ninh là một số địa phương có lượng vốn thực hiện khá trong giai đoạn. Trong đó, Hà Nội có lượng giải ngân đạt hơn 32,1 nghìn tỷ đồng, tăng 12,7% so với cùng kỳ 2021.

Đọc tiếp

Ảnh minh hoạ

Sầu riêng quyết định mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả

Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong quý I ước đạt 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý đầu năm, sầu riêng và nhiều trái cây khác của Việt Nam chưa vào vụ nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt và vượt 1 tỷ USD, cho thấy ngành rau quả có nhiều khả năng đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD trong năm nay.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Khu công nghiệp - ảnh minh họa

Tây Ninh sắp có thêm khu công nghiệp quy mô gần 500 ha

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 214/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Hiệp Thạnh - giai đoạn 1, tại xã Hiệp Thạnh, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.

Chat với BizLIVE