Động lực nào thúc đẩy tăng trưởng của các nhà bán lẻ MWG, FRT, PNJ trong 6 tháng đầu năm?

Sự phục hồi của ngành bán lẻ từ đầu năm có thể bị gián đoạn trong ngắn hạn do diễn biến phức tạp của làn sóng Covid-19 thứ 4.

Tháng 6/2021, doanh thu chuỗi Thế Giới Di Động (TGDĐ) đóng góp 25%
Tháng 6/2021, doanh thu chuỗi Thế Giới Di Động (TGDĐ) đóng góp 25%

Bán lẻ là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 do các cửa hàng phải đóng cửa để thực hiện giãn cách và sức mua của người tiêu dùng suy giảm. Dù vậy, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này như MWG, FRT, PNJ đều tận dụng khá tốt cơ hội phục hồi trong thời gian giữa các đợt bùng phát dịch.

BÁCH HÓA XANH “GÁNH” MWG

Nhờ tăng trưởng của tất cả các chuỗi đặc biệt là Bách Hóa Xanh trong 6 tháng đầu năm, CTCP Thế giới Di động (mã MWG) ghi nhận kết quả kinh doanh tăng trưởng khả quan so với cùng kỳ. Cụ thể, doanh thu thuần hợp nhất đạt 62.487 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.552 tỷ đồng, lần lượt tăng 12% và 26% so với cùng kỳ.

Riêng tháng 6/2021, doanh thu thuần của MWG đạt hơn 10.650 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 380 tỷ đồng, tăng lần lượt 31% và 25% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu nhờ sự đóng góp của hơn 1.000 cửa hàng tăng thêm so với cuối tháng 6/2020.

Trong đó, doanh thu online tháng 6 tăng 30% so với tháng 5 và tăng 67% so với mức trung bình 4 tháng đầu năm do nhu cầu mua sắm trực tuyến tăng trong mùa dịch. Luỹ kế nửa đầu năm, doanh thu online đóng góp gần 5.300 tỷ đồng cho MWG, tăng trưởng 6% so với cùng kỳ.

 

Kết quả kinh doanh và cơ cấu doanh thu theo chuỗi của MWG trong 6 tháng đầu năm 2021

Tăng trưởng doanh thu của MWG có đóng góp đáng kể đến từ Bách Hoá Xanh (BHX). 6 tháng đầu năm, chuỗi BHX mang về hơn 13.360 tỷ đồng doanh thu, tăng 42% so với cùng kỳ. Trong đó, kênh BHX online ghi nhận số lượng đơn hàng gấp 5 lần và doanh thu gấp 4,4 lần so với cùng kỳ năm trước. Sau một năm phát triển, BHX online đang phục vụ từ 8.000 đến 10.000 đơn hàng mỗi ngày tại 23 tỉnh thành.

Riêng tháng 6/2021, BHX vượt mốc doanh thu 2.700 tỷ đồng, tăng 7% so tháng 5 và tăng 69% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu trung bình trên mỗi cửa hàng trong tháng 6 đạt hơn 1,4 tỷ đồng. Với kết quả này, BHX tiếp tục cải thiện biên EBITDA nhưng vẫn đang ghi nhận lỗ ở cấp độ công ty.

Doanh thu chuỗi Điện Máy Xanh (ĐMX) vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất với 53,3% và tăng 5% trong khi chuỗi Thế Giới Di Động (TGDĐ) đóng góp 25% và tăng 7%. Ngành điện thoại tăng 16%; laptop, điện lạnh và gia dụng duy trì mức tăng một chữ số; điện tử tăng trưởng âm 3% so với cùng kỳ. Trong kỳ, hai chuỗi ĐMX/TGDĐ đã phải tạm đóng cửa gần 1.000 cửa hàng phải để phòng dịch hoặc hạn chế bán hàng.

FRT THU NGHÌN TỶ TỪ CHUỖI NHÀ THUỐC

CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail – mã FRT) cũng tăng trưởng dương cả về doanh thu và lợi nhuận trong nửa đầu năm. Trong đó, doanh thu thuần đạt 9.024 tỷ đồng, tăng 24% và lợi nhuận trước thuế 76 tỷ đồng, tăng 189% so với cùng kỳ.

Tính đến hết tháng 6, chuỗi FPT Shop đã mở thêm 30 cửa hàng so với đầu năm nâng tổng số cửa hàng lên con số 625. Doanh thu 6 tháng đạt 7.688 tỷ đồng, tăng 13% trong đó mảng online đóng góp 2.829 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ. Với nhu cầu làm việc ở nhà tăng cao trong mùa dịch, doanh thu mảng laptop cũng tăng 31% lên mức 1.329 tỷ đồng.

 

Cơ cấu doanh thu theo chuỗi của FPT Retail trong 6 tháng đầu năm 2021

Đáng chú ý, doanh thu chuỗi nhà thuốc Long Châu đóng góp 1.336 tỷ đồng, gấp gần 3 lần so với cùng kỳ. Trong bối cảnh thị trường điện thoại bão hoà, FPT Retail (FRT) không giấu tham vọng dốc sức đầu tư cho chuỗi nhà thuốc này với mục tiêu mở rộng được 400 nhà thuốc trong năm 2021.

Mặt khác, Long Châu cũng đang gặp khó khăn khi vừa phải đáp ứng nhu cầu thuốc tăng cao của khách hàng, vừa phải đảm bảo an toàn cho đội ngũ dược sĩ. Chuỗi cung ứng, vận chuyển hàng hóa cũng bị gián đoạn, đặc biệt khi nhu cầu thuốc tăng cao tạo ra sức ép trong việc xử lý, phân phối hàng hóa càng lớn. Ngoài ra, các hoạt động mở shop như cấp GPP, khai trương mở bán cũng bị chậm lại trong giai đoạn dịch bùng phát.

Theo kế hoạch, năm 2021 chuỗi Long Châu sẽ lỗ khoảng 70-80 tỷ đồng. Tình hình vẫn tiếp diễn sang năm 2022, tuy nhiên ước tính mức lỗ sẽ giảm nhiều so với 2021. Lộ trình đến năm 2023, Long Châu chính thức có lãi.

PNJ TĂNG TRƯỞNG ĐỘT BIẾN KÊNH ONLINE

Tình hình dịch bệnh Covid-19 và giãn cách xã hội tại các địa phương đã khiến doanh thu và lợi nhuận tháng 6/2021 của CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (mã PNJ) sụt giảm với mức giảm lần lượt là 17,5% và 36,3% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, nhờ sự tăng trưởng mạnh thời điểm trước đó nên luỹ kế 6 tháng đầu năm PNJ vẫn ghi nhận doanh thu thuần tăng trưởng trên 50% so với cùng kỳ, đạt 11.673 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 736 tỷ đồng, cũng tăng 67% so với nửa đầu năm ngoái.

Động lực tăng trưởng chủ yếu đến từ kênh bán lẻ với doanh thu 6 tháng đầu năm tăng 46,8% so với cùng kỳ. Mức tăng trưởng tích cực trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp đến từ việc đa dạng hoá các kênh bán hàng, đặc biệt kênh Online (tăng trưởng 317%) và đẩy mạnh các chương trình marketing, nâng cấp mô hình các cửa hàng bán lẻ, khai thác tối đa trải nghiệm của khách hàng và cải tiến sản phẩm, phát triển thương hiệu Style by PNJ…

 

Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2021 của PNJ

Doanh thu kênh sỉ 6 tháng đầu năm cũng tăng 28,6% trong khi doanh thu vàng miếng tăng đến 72,9% so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp 6 tháng đạt 18,6% giảm nhẹ so với mức 19,7% của 2020 do tỷ trọng vàng miếng tăng mạnh.

Trong 6 tháng đầu năm, PNJ đã mở mới 12 cửa hàng PNJ Gold đóng cửa 14 cửa hàng PNJ Silver, 1 cửa hàng CAO. Thời điểm cuối tháng 6, PNJ có 311 cửa hàng PNJ Gold, 19 cửa hàng PNJ Silver, 3 cửa hàng CAO, 3 cửa hàng PNJ Art, 1 cửa hàng Style và 69 cửa hàng PNJ Watch theo mô hình S-i-S.

Tăng trưởng khả quan của các doanh nghiệp bán lẻ trong nửa đầu đầu năm 2021 phần nào cho thấy sức mua của người tiêu dùng đang có dấu hiệu hồi phục. Dù vậy, diễn biến phức tạp của làn sóng Covid-19 thứ 4 có thể khiến xu hướng này bị gián đoạn trong ngắn hạn.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

T&T Group hợp tác với Wyndham Hotels & Resorts vận hành khách sạn tại Hải Dương

T&T Group hợp tác với Wyndham Hotels & Resorts vận hành khách sạn tại Hải Dương

Dự án khách sạn của T&T Group tọa lạc giữa trung tâm thành phố Hải Dương vừa chính thức trở thành 1 trong 43 khách sạn mang thương hiệu Wyndham tại Việt Nam và là khách sạn duy nhất tại Hải Dương được vận hành quản lý bởi Wyndham Hotels & Resorts - đơn vị cung cấp dịch vụ quản lý vận hành khách sạn uy tín trên toàn cầu.

BB Power Holdings của ông Vũ Quang Bảo lỗ "khủng" hơn 739 tỷ đồng năm qua

BB Power Holdings báo lỗ hơn 739 tỷ đồng năm qua

BB Powr Holding - thành viên BB Group thuộc sở hữu của ông Vũ Quang Bảo báo lỗ hơn 739 tỷ đồng trong năm 2023. Đây là mức lỗ "khủng" nhất của công ty chuyên đầu tư vào các doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng này trong 3 năm trở lại đây.

Chat với BizLIVE