Chứng khoán 6/7

Đóng cửa tại 1.149 điểm, VN-Index xuống mức thấp nhất sau 16 tháng

Kịch bản xấu nhất đã đến với thị trường khi MSN không đủ thực lực trong khi các áp lực của khối ngoại lên những Bluechips khác là quá lớn. Mức đóng cửa của VN-Index xác nhận trạng thái thấp nhất sau 16 tháng. 
Diễn biến giao dịch phiên 6/7
Diễn biến giao dịch phiên 6/7

Những lưu ý về trạng thái của MSN là không hề thừa thãi. Mã này sang đến phiên chiều đã dần tuột dốc và đảo chiều từ sau 14h. Cổ phiếu này chốt phiên trong sắc đỏ, giảm 2%.

Cửa tăng hoàn toàn bị bít lại trong khi đó chiều giảm lại phải nhận thêm những cú đánh đau từ các Bluechips như GAS (-7%), VIC (-6,6%), VRE (-7%), PLX (-4,9%), CTG (-4,3%) trong đó VIC và VRE cùng có những lệnh lớn đè thẳng trong phiên ATC khiến VRE giảm sàn còn VIC cũng mất hơn 6%.

Cả nhóm Ngân hàng cũng gần như đều bị cuốn theo diễn biến này khi LPB (-4%), HDB (-3,6%), SHB (-3,3%), OCB (-3,2%), STB (-2,4%), MBB (-2,2%) đều bị mở rộng biên độ giảm. Tính trong cả nhóm chỉ còn đúng VIB (0%) cầm cự lại nhờ kỳ vọng được vào VN30 trong kỳ review tới đây.

Hoạt động rút tiền của khối ngoại được xem là nguyên nhân chính với một loạt mã như FUEVFVND (-220 tỷ đồng), GAS (-80 tỷ đồng), VCB (-67 tỷ đồng), VHM (-59,86 tỷ đồng), HPG (-58,7 tỷ đồng), MSN (-54,84 tỷ đồng). Giá trị bán ròng đã nhảy vọt lên gần 3 lần so với phiên sáng, đạt 750 tỷ đồng.

Theo một số chuyên gia, động thái này có liên quan chặt với diễn biến đồng USD đang tăng mạnh. Như đã đề cập, chỉ số DXY đã lên mức cao nhất trong vòng 20 năm trở lại đây.

Chỉ số DXY đã lên mức cao nhất trong vòng 20 năm trở lại đây

Chỉ số DXY đã lên mức cao nhất trong vòng 20 năm trở lại đây

Bức tranh thị trường đã dễ dàng đi theo kịch bản xấu nhất với một loạt cổ phiếu giảm theo ở nhóm Midcap và Penny. Các mã FRT, VGC, HAH, FPG, DCM, DGC, DGW chốt phiên giảm sàn trong khi các mã REE, GEX, GMD, KDC, PC1, ITA đều giảm trên 4%.

Số mã giảm lại mở rộng lên thành 76% mã so với 14% mã tăng và 10% mã đứng giá tham chiếu. VN-Index lọt vào top những chỉ số giảm mạnh nhất châu Á với mức giảm 2,68% xuống 1.149 điểm. Các thị trường như Hàn Quốc, Đài Loan cũng giảm trên 2% nhưng vẫn thấp hơn thị trường Việt Nam.

Với HNX và UPCoM, sắc đỏ cũng bao trùm nhưng biên độ giảm được tiết chế hơn. Chỉ số HNX-Index giảm 2,17% còn UPCoM-Index giảm 1,11%. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn gần 2.500 tỷ đồng.

*****

VN-Index ghi nhận mức thấp nhất trong phiên vào thời điểm 10h38 với điểm số là 1.163 điểm, gần như xấp xỉ mức đáy của tháng 6.

Nếu để chỉ số xuyên thủng vùng 1.160 điểm, chắc chắn VN-Index sẽ có đáy mới cho cả năm 2022. Đứng trước nguy cơ này, MSN (+3,92%) đã nỗ lực hơn và liên tục gia cố ảnh hưởng vào chỉ số.

Mã này đã có những động thái hồi phục ngay từ đầu phiên nhưng càng phải gia tăng đóng góp trong phần còn lại của phiên sáng.

Dù vậy, các trở ngại từ GAS (-5,7%), VHM (-3,3%), VRE (-3,8%), VIC (-1,9%), VCB (-0,8%) vẫn quá sức cho MSN nên chỉ số chỉ có thể tạm thu hẹp lại đà giảm. Cuối phiên sáng, VN-Index giảm 12,74 điểm xuống 1.168,55 điểm (-1,08%).

Cũng cần phải lưu ý rằng, các chuyển động giá của MSN đang chịu chi phối lớn từ khối ngoại. Phiên hôm qua, khối ngoại đã bán khá mạnh khiến cổ phiếu này giảm hơn 5%. Còn trong sáng nay, khối ngoại cũng xuất hiện các giao dịch thỏa thuận lớn tại cổ phiếu này. Họ mua vào qua khớp lệnh và thỏa thuận tổng giá trị 86 tỷ đồng trong khi bán ra 95 tỷ đồng.

Độ rộng của HOSE vì vậy chưa cải thiện đáng kể. Số mã giảm vẫn đang là 63% so với 24% mã tăng 13% mã đứng giá tham chiếu. Hiện mới chỉ có một số ngành Nông nghiệp, Thủy sản như DBC (+5,73%), BAF (+2,16%), ANV (+3,7%), HAG (+4,03%) có thể thoát khỏi mặt bằng chung.

Tính đến cuối phiên sáng, tổng giá trị giao dịch của HOSE đang đạt 6.080 tỷ đồng, tương đương 272 triệu đơn vị. Hiện đang có một số mã đạt giá trị quanh mức 200 tỷ đồng là VND, VHM, STB, FUEVFVND.

Với HNX-Index, chỉ số này vẫn chịu áp lực lớn từ PVS (-4,58%), PVC (-4,76%) khi cả nhóm ngành Dầu khí bị ảnh hưởng tâm lý từ giá dầu. Mức giảm của chỉ số đang là 1,04%. Giá trị giao dịch đạt 609 tỷ đồng.

****

Trong đêm qua, các biến số như chứng khoán Mỹ, đồng USD, giá dầu đã có những thời điểm gây ra cảm xúc tiêu cực. Một loạt chỉ số chứng khoán Mỹ đã giảm mạnh có lúc lên tới gần 2% do lo ngại về suy thoái kinh tế trong khi đó chỉ số Dollar Index lại chạm mức cao nhất trong vòng 20 năm. Cùng với đó, giá Dầu lại tụt giảm mạnh.

Không ít nhà đầu tư đã có một đêm mất ngủ và có lẽ chỉ được xoa dịu khi các chỉ số chứng khoán dần gượng dậy cuối phiên. S&P 500 và NASDAQ đều đã lấy lại sắc xanh trong khi Dow Jones giảm không đáng kể.

Tuy nhiên, các diễn biến quốc tế vẫn chỉ là một phần trong các yếu tố tác động tới bức tranh thị trường Việt Nam. Chỉ số VN-Index sau khi tỏ ra yếu đuối trong việc lấy lại mốc 1.200 điểm thì cũng đang chịu áp lực giảm trở lại.

Ở phiên hôm qua, nhóm Ngân hàng đã phải gồng mình giúp giảm thiểu thiệt hại từ các động thái bán ròng của khối ngoại. Nhóm này cho đến sáng nay đã phải quay đầu giảm đồng loạt với BID (-1,4%), CTG (-2,2%), TPB (-0,7%), OCB (-1,5%), VIB (-1,2%), MBB (-1%), LPB (-1,8%), ACB (-1%), HDB (-3,6%), MSB (-2,6%).

Trong khi đó, áp lực bán ra của khối ngoại lại chưa có dấu hiệu chậm lại. Họ đã tăng tốc bán ra ngay từ đầu phiên và tới 10h30, giá trị rút ròng đã đạt gần 190 tỷ đồng. Các mã bị bán ra mạnh nhất có cả FUEVFVND (-83 tỷ đồng) và những cổ phiếu lớn như VHM (-18,22 tỷ đồng), VCB (-17,5 tỷ đồng).

Được biết trong chiều qua, VHM đã công bố thoái vốn hoàn toàn khỏi Công ty CP Vinpearl Landmark 81. Đây là chuyển nhượng nội bộ của Vinhomes cho CTCP Vinpearl.

Ngoài nhóm Ngân hàng, các cổ phiếu lớn ngành Xăng dầu như GAS (-5,6%), PLX (-1%) cũng đang là gánh nặng sau khi giá dầu giảm mạnh

Với các cổ phiếu Midcap và Penny, áp lực giảm từ các Bluechips khiến sắc đỏ xuất hiện hàng loạt ở nhiều nhóm ngành Cảng biển, Bán lẻ, Hóa chất. Số mã giảm đang chiếm hơn 70% trên HOSE trong đó có nhiều mã đã giảm trên 4% như HNG, DPG, DGW.

VN-Index tính đến 10h30 đã lùi về sát đáy cũ, xuống 1.166 điểm. Trong khi đó, HNX-Index giảm hơn 1% về 274,91 điểm.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Giai đoạn thị trường chưa rõ ràng, vào lệch sóng không đem lại thành quả cho nhà đầu tư chứng khoán

Giai đoạn thị trường chưa rõ ràng, vào lệch sóng không đem lại thành quả cho nhà đầu tư chứng khoán

Ông Bùi Văn Huy, Giám đốc chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, Công ty Chứng khoán DSC cho biết dòng tiền trên thị trường vẫn chưa khắc phục được tình trạng yếu đi trước những thông tin mới ở thế giới và trong nước. Nhà đầu tư "đánh" lệch sóng trong giai đoạn gần đây thường không mang lại thành quả.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Toàn cảnh buổi làm việc giữa UBCKNN cùng đoàn công tác của FTSE Russell và Morgan Stanley về việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam - Ảnh: UBCKNN

UBCKNN làm việc với FTSE Russell và Morgan Stanley về việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Theo thông tin chia sẻ từ đoàn công tác của FTSE Russell, Morgan Stanley thì các khách hàng lớn của các tổ chức này đều có phản hồi tích cực và đánh giá cao về những quyết tâm, nỗ lực của Chính phủ Việt Nam, của cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán đã thực hiện trong thời gian qua nhằm đạt mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi.

Chat với BizLIVE