Dòng chảy dầu thô trên thế giới bị đảo lộn

Các lệnh cấm vận nhập khẩu dầu từ Nga của châu Âu đang chuyển dòng chảy năng lượng sang những quốc gia khác như Ấn Độ, Trung Quốc.
Dòng chảy dầu thô trên thế giới bị đảo lộn

Trong tuần này, các lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã hoàn tất thỏa thuận cấm nhập khẩu phần lớn dầu thô và sản phẩm liên quan đến dầu mỏ của Nga. Theo CNBC, động thái này đã làm đảo lộn dòng chảy năng lượng toàn cầu trên thế giới.

Chuyển dịch sang Trung Quốc, Ấn Độ

Bên cạnh lệnh cấm từ Mỹ, dữ liệu từ công ty phân tích Kpler cho thấy hoạt động xuất khẩu dầu của Nga vốn đã tổn thương trước các biện pháp trừng phạt phủ đầu của một số thành viên EU.

Đáng chú ý, lượng dầu xuất khẩu bằng đường biển của Nga đã tăng lên gần 80 triệu thùng trong tháng 5. Trước thời điểm xảy ra cuộc chiến ở Ukraine, con số này chưa đầy 30 triệu thùng.

“Khối lượng dầu thô xuất khẩu bằng đường biển ngày càng tăng do hướng tới những quốc gia xa hơn, đặc biệt là Ấn Độ và Trung Quốc. Trước khi mở chiến dịch quân sự tại Ukraine, dầu thô của Nga chủ yếu được xuất khẩu sang các quốc gia lân cận khu vực Tây Bắc Âu”, Matt Smith, nhà phân tích dầu mỏ khu vực châu Mỹ tại Kpler, cho biết.

Việc bùng phát chiến sự ở Ukaine vào cuối tháng 2 đã khiến thị trường năng lượng quay cuồng. Nga là một trong những nước xuất khẩu dầu và sản phẩm liên quan lớn nhất thế giới, phần lớn phục vụ các đối tác tại châu Âu.

Lượng dầu xuất khẩu sang các nước châu Âu giảm mạnh. Ảnh: CNBC.

Giới chức EU đã tranh luận về vòng trừng phạt thứ 6 trong nhiều tuần qua với điểm mấu chốt là lệnh cấm vận dầu thô. Kế hoạch này từng khiến một số nước thuộc EU bất đồng do ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích kinh tế.

Hungary là một trong những quốc gia phản đối lệnh cấm toàn diện. Thủ tướng Viktor Orban cho rằng lệnh cấm năng lượng từ Nga sẽ là “quả bom nguyên tử” hủy diệt nền kinh tế Hungary.

Do vậy, vòng trừng phạt thứ 6 chủ yếu nhắm vào hoạt động xuất khẩu dầu bằng đường biển của Nga. Mặt khác, Hungary vẫn có thể nhập khẩu năng lượng Nga thông qua hệ thống đường ống.

Vào tháng 3, giá dầu thế giới từng tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2008 khi cuộc chiến ở Ukraine dấy lên nhiều lo ngại về tình trạng đứt gãy nguồn cung. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ trên thế giới vốn đã tăng trở lại sau đại dịch. Trong khi đó, các nước xuất khẩu dầu khổng lồ vẫn giữ sản lượng ở mức kiểm soát, khiến giá dầu thô rục rịch tăng từ trước cuộc chiến.

“Việc Nga tấn công Ukraine đã làm sáng tỏ cách thị trường toàn cầu vận hành thông qua những thùng dầu thô”, ngân hàng RBC nhận định.

Hoạt động xuất khẩu phục hồi nhanh chóng

Cũng trong tháng 3, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết sản lượng dầu 3 triệu thùng/ngày của Nga đang gặp rủi ro. Tuy nhiên, sự sụt giảm sản lượng xuất khẩu nhiên liệu của Nga sang Tây Bắc Âu đã nhen nhóm từ trước khi lệnh cấm vận được ban hành.

Dẫu vậy, dầu của Nga, vẫn tìm được người mua, ít nhất vào lúc này. Giá dầu thô Urals của Nga đang được giao dịch với mức chiết khấu hấp dẫn so với dầu Brent chuẩn quốc tế.

Theo Wolfe Research, dù sản lượng dầu của Nga đã giảm mạnh kể từ khi bắt đầu chiến tranh, hoạt động xuất khẩu vẫn phục hồi một cách đáng kinh ngạc.

Trung Quốc và Ấn Độ đẩy mạnh mua dầu chiết khấu từ Nga. Ảnh: CNBC.

Hiện Nga đang định hướng xuất khẩu sang các quốc gia như Ấn Độ, nơi có lưu lượng tàu bè lưu thông qua kênh đào Suez. Các nhà phân tích lưu ý lưu lượng đi qua tuyến đường thủy quan trọng này đã tăng 47% trong tháng 5 so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo ước tính của Refinitiv, dòng dầu thô của Nga đến Ấn Độ sẽ đạt 3,36 triệu tấn trong tháng 5. Con số này cao gấp 9 lần so với mức trung bình hàng tháng của năm 2021 là 382.500 tấn.

Trước đó, dòng dầu thô của Nga sang Ấn Độ đã tăng vọt từ 430.000 tấn trong tháng 3 lên 1,01 triệu tấn trong tháng 4. Tổng cộng, quốc gia này đã nhận được 4,8 triệu tấn dầu chiết khấu của Nga kể từ đầu cuộc chiến ở Ukraine.

Ấn Độ, quốc gia nhập khẩu 80% dầu, thường chỉ mua khoảng 2-3% lượng hàng từ Nga. Với việc giá dầu tăng mạnh trong năm nay, chính phủ Ấn Độ đã đẩy mạnh lượng dầu nhập từ Moscow cũng như tận dụng lợi thế từ việc giảm giá. Dầu Urals của Nga hiện giao dịch ở mức khoảng 95 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent tiêu chuẩn toàn cầu dao động trên 119 USD/thùng.

Theo Zing News

Đọc tiếp

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Giá bitcon năm nay tăng gần 60%, lý do được cho là bởi mua mạnh từ các quỹ ETF, trong khi vàng tăng hơn 20% do Mỹ sắp giảm lãi suất. Nhưng tại sao các nhà đầu tư vàng và bitcoin đang rất quan tâm đến nợ chính phủ của Mỹ đang tăng mạnh?

Nhịp cầu doanh nghiệp

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

Khi OPEC công bố duy trì cắt giảm sản lượng nhưng giá dầu vẫn giảm, các nhà phân tích cho rằng động thái của họ không có hiệu quả. Tuy nhiên, thị trường đang xoay chiều.

Chat với BizLIVE