Doanh nghiệp Việt đầu tư ra 27 quốc gia và vùng lãnh thổ, "rót vốn" mạnh vào Singapore

Trong 11 tháng năm 2022, tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài đạt hơn 474,1 triệu USD. Trong đó, dẫn đầu về tiếp nhận vốn đầu tư là Singapore với 20 dự án có tổng vốn đăng ký đạt gần 79,5 triệu USD.
Doanh nghiệp Việt đầu tư ra 27 quốc gia và vùng lãnh thổ, "rót vốn" mạnh vào Singapore

Tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và điều chỉnh trong 11 tháng năm 2022 bằng gần 70% so với cùng kỳ năm 2021.

Về cơ cấu đầu tư, có 101 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới, với tổng vốn đăng ký đạt hơn 395,81 triệu USD, tăng gấp 1,6 lần so với cùng kỳ. Vốn đầu tư ra nước ngoài cấp mới tăng mạnh so với cùng kỳ, do có 5 dự án lớn mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là dự án Công ty cổ phần giải pháp năng lượng Vines sang Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Đức, Hà Lan với tổng vốn đầu tư mỗi dự án hơn 34,68 triệu USD.

Có 22 lượt dự án điều chỉnh vốn với tổng vốn đầu tư tăng thêm hơn 78,3 triệu USD, bằng 18,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư điều chỉnh tăng mạnh do trong 11 tháng năm 2021 có nhiều dự án lớn điều chỉnh tăng vốn như dự án của Vingroup tại Hoa Kỳ điều chỉnh tăng 300 triệu USD; dự án Công ty TNHH Đầu tư và phát triển cao su Đông Dương tại Campuchia tăng 76 triệu USD và 01 dự án của Vinfast tại Đức tăng 32 triệu USD.

Về lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài ở 14 ngành. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với 13 dự án đầu tư mới và 4 lượt điều chỉnh vốn, tổng vốn đăng ký gần 236,4 triệu USD, chiếm 49,9% tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với 1 dự án mới và 1 lượt điều chỉnh vốn, tổng vốn đầu tư 42,8 triệu USD, chiếm 9%; tiếp theo là các ngành khai khoáng; bán buôn, bán lẻ; …

Về lãnh thổ đầu tư, có 27 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam trong 11 tháng năm 2022. Dẫn đầu là Singapore với 20 dự án đầu tư mới và 3 dự án điều chỉnh vốn, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 79,5 triệu USD, chiếm 16,8% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ hai là Lào với tổng vốn đầu tư trên 70 triệu USD, chiếm 14,8% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo lần lượt là Hoa Kỳ, Đức, Hà Lan…

Đầu tư giữa Việt Nam và Singapore ngày càng năng động trên nhiều lĩnh vực

Mới đây, tại cuộc gặp giữa lãnh đạo các nước ASEAN và đối tác đã diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 40, 41 tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia. Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã có các cuộc gặp song phương với Thủ tướng Singapore.

Hai nhà Lãnh đạo nhận thấy hợp tác giữa Việt Nam và Singapore đang phát triển mạnh mẽ, năng động trên các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại và đầu tư. Thủ tướng đề nghị Singapore hỗ trợ Việt Nam xây dựng nền tảng số, nhân rộng mô hình Khu Công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) và mong muốn các doanh nghiệp Singapore tích hợp công nghệ 4.0, tính xanh và bền vững trong các dự án đầu tư tại Việt Nam trong tương lai.

Đáng chú ý, trong 11 tháng năm 2022, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 5,78 tỷ USD, chiếm 23% tổng vốn 107 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam.

Lũy kế đến ngày 20/11/2022, Việt Nam đã có 1.604 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư Việt Nam trên 21,68 tỷ USD. Trong đó, có 139 dự án của các doanh nghiệp có vốn Nhà nước, với tổng vốn đầu tư ra nước ngoài gần 11,6 tỷ USD, chiếm 53,5% tổng vốn đầu tư cả nước.

Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tập trung nhiều nhất vào các ngành khai khoáng (32,1%); nông, lâm nghiệp, thủy sản (15,9%). Các địa bàn nhận đầu tư của Việt Nam nhiều nhất lần lượt là Lào (24,6%); Campuchia (13,6); Venezuela (8,4%).

Theo Mekong Asean

Đọc tiếp

Dự án Đà Nẵng Times Square đủ điều kiện huy động vốn

Dự án Đà Nẵng Times Square đủ điều kiện huy động vốn

Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng yêu cầu chủ đầu tư dự án là Công ty cổ phần Kim Long Nam, chịu trách nhiệm về tính chính xác về thông tin và hồ sơ gửi kèm. Đồng thời, phải sử dụng nguồn vốn đã huy động vào đúng mục đích xây dựng nhà ở thương mại tại dự án tháp CT3 và CT7 - Đà Nẵng Times Square.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE