Doanh nghiệp vận tải đồng loạt tăng giá cước

Trước những khó khăn của doanh nghiệp do giá nhiên liệu tăng cao, Bộ GTVT đã có chỉ đạo các đơn vị khẩn trương rà soát lại các loại phí, lệ phí để có phương án giảm tiếp.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Diễn biến giá xăng dầu tăng cao trong thời gian ngắn đã khiến nhiều doanh nghiệp vận tải thêm khó khăn, trong khi thị trường vận tải hành khách mới chỉ sôi động trở lại sau khi dịch COVID-19 tạm thời được kiểm soát vài tháng gần đây.

Trước tác động tăng sốc của giá nhiên liệu, nhiều doanh nghiệp vận tải "cực chẳng đã" phải thông báo tăng giá cước, dù biết việc áp dụng giá cước mới sẽ làm giảm nhu cầu người dân trong bối cảnh chi tiêu bị thắt chặt.

Doanh nghiệp vận tải đồng loạt tăng giá cước

Theo thông tin từ Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hải Dương, nhiều doanh nghiệp đã thông báo tăng giá cước, vé vận tải do giá xăng dầu tăng quá cao.

Cụ thể, từ ngày 01-15/6, đã có 8 đơn vị báo cáo tăng giá cước, vé gồm: CP Vận tải Rạng Đông, CP Vận tải Trường Sinh, TNHH một thành viên Mai Linh Hải Dương, TNHH Viễn Du chi nhánh Hải Dương, Doanh nghiệp Sản xuất và Dịch vụ Hương Nguyên, Chi nhánh HTX Hòa Bình Xanh tại Hải Dương với mức tăng giá cước khác nhau.

Cụ thể, taxi Rạng Đông tăng từ 12.300 đồng/km lên 13.300 đồng/km từ km thứ 0,6 - 20, tăng từ 10.100 đồng/km lên 11.100 đồng/km từ km thứ 20 trở đi đối với tất cả các xe cỡ nhỏ.

Taxi Mai Linh tăng từ 12.400 đồng/km lên 13.400 đồng/km từ km thứ 0,6 - 20, tăng từ 10.100 đồng/km lên 11.100 đồng/km từ km thứ 21 trở đi đối với tất cả các dòng xe 4 chỗ... Phần lớn doanh nghiệp đều tăng giá cước taxi từ 8 - 10% đối với các dòng xe tính theo từ 0,6 km đầu trở đi.

Tương tự như Hải Dương, Sở GTVT Lâm Đồng cho biết, nhiều hãng xe giường nằm buộc phải điều chỉnh giá cước vận tải hành khách tuyến cố định do chi phí nhiên liệu tăng.

Cụ thể, bến xe Bảo Lộc đi Huế lên mức 390.000 đồng/hành khách, tăng 5,4%. Tuyến từ bến xe liên tỉnh Đà Lạt đi Cần Thơ cũng lên 385.000 đồng/hành khách. Tuyến xe giường nằm Bến xe liên tỉnh Đà Lạt - Quảng Ngãi đã lên mức 300.000 đồng/hành khách, tăng 7,1%. Tuyến bến xe Bảo Lộc (Lâm Đồng) đi Đà Nẵng cũng tăng lên 360.000 đồng/hành khách, tăng 7,5%. Tuyến Đà Lạt - Đà Nẵng lên 340.000 đồng/hành khách, tăng 13,4%.

Các hãng taxi cũng điều chỉnh tăng giá cước. Hãng taxi LADO (huyện Đức Trọng) cũng thông báo điều chỉnh giá cước vận tải tùy theo loại hình, loại dịch vụ với mức tăng từ 3,1% đến 16% so với trước đây.

Hãng taxi Mai Linh thông báo kê khai giá cước vận chuyển tăng từ 8-8,7% so với trước đây, tùy theo loại xe và quy cách, chất lượng (giá mở cửa, dưới 20 km, từ km 21 trở đi…). Tuy nhiên, đại diện taxi Mai Linh Lâm Đồng cho biết, đó mới là đề xuất, đến hôm nay Mai Linh tại Đà Lạt vẫn chưa áp dụng tăng giá cước.

Không chỉ đường bộ, vận tải biển cũng đang "lao đao" vì giá cước.

Ông Nguyễn Minh Tiến, Trưởng phòng kinh doanh Công ty TNHH MTV Vận tải Biển Đông cho biết, giá nhiên liệu hiện nay đã lên tới khoảng 160% so với đầu năm. Nhiên liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất và là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành vận tải biển. Nhiên liệu tăng kéo theo các chi phí vận tải, chi phí logistics, giá cả hàng hóa… đều tăng, gây lạm phát.

Tuy nhiên, giá nhiên liệu phụ thuộc vào thị trường nên khó để điều tiết. Chi phí đầu vào tăng, doanh nghiệp vận tải sẽ phải điều chỉnh nhiều yếu tố để tránh bị lỗ.

Do đó, nếu các cơ quan chức năng có thể xem xét, điều chỉnh giảm phí và lệ phí sẽ là phương án hợp lý để trợ giá cho các doanh nghiệp, qua đó hỗ trợ cả nền kinh tế. Ông Tiến cho rằng, những điều chỉnh giảm phí, lệ phí dù rất nhỏ nhưng cũng đỡ một phần cho doanh nghiệp, để hạn chế phải tăng các chi phí khác.

Bộ GTVT xem xét giảm tiếp các loại phí, lệ phí

Trước diễn biến giá xăng dầu tăng cao, chiều 27/6, Bộ GTVT đã có cuộc họp rà soát các phương án giảm chi phí nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.

Phát biểu tại buổi họp, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, trong mấy tháng gần đây, giá xăng dầu tăng rất cao khiến những hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp trong thời gian vừa qua là chưa đủ.

"Cần rà soát, xem xét kéo dài một số cơ chế, chính sách miễn giảm hoặc nâng tỷ lệ miễn giảm phí và lệ phí, chỉ đạo các doanh nghiệp cùng nhau chia sẻ rủi ro là cần thiết", Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cũng yêu cầu các cục, tổng cục thuộc Bộ khẩn trương thực hiện rà soát để báo cáo các phương án miễn, giảm một số loại phí, lệ phí, các khoản thu có liên quan đến lĩnh vực Bộ GTVT quản lý.

"Một số khoản phí, lệ phí tuy đã thực hiện giảm nhưng trong bối cảnh hiện nay cần thiết giảm thêm cũng cần được kiến nghị Chính phủ xem xét. Các đơn vị khẩn trương rà soát lại các loại phí, lệ phí để có phương án giảm tiếp. Các loại phí không thuộc lĩnh vực Bộ quản lý các đơn vị cũng rà soát để kiến nghị giảm cho doanh nghiệp", Bộ trưởng chỉ đạo.

Những khoản chi phí này nếu giảm được dù nhỏ cũng có tác dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, Bộ trưởng cho hay.

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Ảnh minh họa

Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án xanh, phát triển bền vững

Đồng Nai là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mạnh của khu vực và đất nước. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp giúp Đồng Nai đạt được những thành quả lớn trên lĩnh vực kinh tế. Song, mặt trái của quá trình phát triển này đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường và phát triển thiếu bền vững.

Ảnh minh hoạ

Sầu riêng quyết định mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả

Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong quý I ước đạt 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý đầu năm, sầu riêng và nhiều trái cây khác của Việt Nam chưa vào vụ nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt và vượt 1 tỷ USD, cho thấy ngành rau quả có nhiều khả năng đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD trong năm nay.

Chat với BizLIVE