Quay về eMagazine
Doanh nghiệp “nín thở” chờ “rã băng” kinh tế, nỗ lực tăng tốc đạt kế hoạch năm

Doanh nghiệp “nín thở” chờ “rã băng” kinh tế, nỗ lực tăng tốc đạt kế hoạch năm

Với kế hoạch mở cửa theo ba giai đoạn vừa được TP.HCM công bố, đây cũng là thời điểm mà hầu hết các doanh nghiệp đều mong đợi để có thể "rã băng", tăng tốc, thúc đẩy từng bước đưa doanh nghiệp của mình phục hồi.
TP.HCM xây dựng kế hoạch mở cửa kinh tế với ba giai đoạn. Dự kiến, thẻ COVID là công cụ kiểm soát chính mức độ đi lại của người dân và mở cửa từng bước các hoạt động sản xuất, kinh doanh, lưu thông phân phối.
Điều đó đồng nghĩa với kỳ vọng từ nay tới cuối năm 2021, mọi người dân khu vực TP.HCM và các tỉnh ĐBSCL sẽ được tiêm đủ vắc xin phòng COVID-19, sớm đưa cuộc sống của người dân và các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trở lại với trạng thái bình thường mới một cách tốt nhất vào đầu năm 2022.
Đây cũng là thời điểm mà hầu hết các doanh nghiệp đều mong đợi, để có thể "rã băng", tăng tốc, thúc đẩy từng bước đưa doanh nghiệp của mình phục hồi.
Doanh nghiệp “nín thở” chờ “rã băng” kinh tế, nỗ lực tăng tốc đạt kế hoạch năm ảnh 1
TP.HCM mở cửa lại kinh tế là quá tốt vì thời gian áp dụng Chỉ thị 16 lâu đã ảnh hưởng rất lớn đến lưu thông hàng hóa và đời sống của người dân. 
Đối với chuỗi cung ứng hàng hóa thực phẩm của Intimex do nhân viên khâu vận chuyển lương thực, thực phẩm xin được giấy đi đường vào được thành phố nên ít bị ảnh hưởng. Bây giờ thành phố có kế hoạch ba giai đoạn mở lại kinh tế thì quá tốt, nhưng quan trọng nhất vẫn phải đảm bảo cung ứng hàng hóa đến tay người tiêu dùng tốt hơn.
Hàng hóa của Intimex là gạo và thực phẩm nhập khẩu, chủ yếu cung ứng cho các điểm, trạm phân phối lớn và các sàn điện tử. Vừa qua khi hệ thống shipper bị dừng hoạt động một thời gian thì các chương trình bán hàng online của công ty gặp trở ngại nên thịt, cá… nhập khẩu bị tồn kho với khối lượng lớn. 
Doanh nghiệp “nín thở” chờ “rã băng” kinh tế, nỗ lực tăng tốc đạt kế hoạch năm ảnh 2
Hiện nay, trong khi người dân không có thực phẩm để mua thì hàng tồn kho tại doanh nghiệp lại tăng cao. Đây là nghịch lý mà các doanh nghiệp cung cấp lương thực thực phẩm đang gặp phải. 
TP.HCM mở cửa sẽ giúp công ty chúng tôi cũng như các doanh nghiệp khác đưa hàng hóa vào dễ dàng, giảm áp lực về giá với người tiêu dùng và giảm bớt áp lực tồn kho cho doanh nghiệp.
Lực lượng lao động tại các nhà máy của Intimex ở miền Tây cơ bản tiêm xong vaccine mũi một nên được phép sử dụng thẻ xanh, thẻ vàng COVID làm công cụ kiểm soát lưu thông, hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ rất thuận tiện. 
Tuy nhiên vẫn có một số địa phương đòi hỏi phải test nhanh COVID-19, vì vậy chúng tôi kiến nghị Chính phủ xem xét sau khi lao động đã tiêm xong mũi một không cần thiết phải test lại vì bản chất không thay đổi mà lại làm tăng thêm chi phí cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp “nín thở” chờ “rã băng” kinh tế, nỗ lực tăng tốc đạt kế hoạch năm ảnh 3
Để chuẩn bị hòa nhịp vào ba giai đoạn mở lại kinh tế của TP.HCM, Tập đoàn Tân Long đã chuẩn bị sẵn sàng cho nhịp sống thị trường mới, thận trọng qua từng giai đoạn.
Tân Long tham gia thị trường bán lẻ ngoài mặt hàng chính là nhãn hàng gạo A An đang phân phối trên hệ thống bán lẻ của cả nước, còn tham gia vào hệ thống bán lẻ thực phẩm. 
Trong thời gian diễn ra dịch bệnh từ đầu tháng 5 cho đến nay chuỗi cửa hàng gạo A An và chuỗi cửa hàng thực phẩm Siba Food vẫn mở cửa xuyên suốt phục vụ người dân tại TP.HCM. Ngoài việc bán lẻ trực tiếp tại cửa hàng thì Tân Long cũng kịp thời mở hệ thống web nhận đơn hàng online để vận chuyển đến tay người tiêu dùng.
Xuyên suốt mùa dịch Tân Long và các nhà cung cấp đã có kinh nghiệm làm việc với nhau, tuy tính chủ động trong thời gian qua không cao lắm nhưng hầu như chưa xảy ra chuyện đứt gãy nguồn cung hàng. Chuỗi cửa hàng luôn có đầy đủ hàng hóa từ thịt heo, hàng tươi sống, rau, củ và trái cây vẫn được đảm bảo nhờ sự cố gắng của hệ thống cung ứng.
Chúng tôi đã đo lường được nhu cầu về lương thực, thực phẩm sạch sẽ tăng cao ở các hệ thống bán lẻ khi TP.HCM mở lại kinh tế, và đã làm việc với các nhà cung cấp để có bước chuẩn bị nguồn hàng phục vụ thị trường, chắc chắn sẽ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Trong mùa dịch có những thời điểm chuẩn bị giãn cách toàn xã hội người dân đã tăng cường mua sắm dự trữ nên nhu cầu lương thực thực phẩm tăng đột biến, nhưng hệ thống bán lẻ của công ty vẫn đảm bảo đủ hàng phục vụ người tiêu dùng.
Doanh nghiệp “nín thở” chờ “rã băng” kinh tế, nỗ lực tăng tốc đạt kế hoạch năm ảnh 4
Tiêu chí quan trọng nhất của ngành thực phẩm và theo chuẩn nhận diện của Siba Food là sản phẩm phải tươi, chất lượng cao, giá cả phải chăng và hợp lý.
Để thực hiện tiêu chí này với các sản phẩm của Tập đoàn Tân Long và của nhà cung cấp, chúng tôi đã thuyết phục họ cố gắng giữ mặt bằng giá xuyên suốt từ khi chưa có dịch đến trong giai đoạn dịch bệnh diễn ra, không điều chỉnh tăng giá trên 6 nhóm mặt hàng chính gồm thịt heo và hàng khô như gạo, gia vị, rau, củ, trái cây và các mặt hàng tiêu dùng nhanh tất cả đều duy trì mức giá trước trong và sau dịch. 
Sau khi mọi người đã được tiêm vaccine xong, thành phố sẽ sớm kiểm soát được dịch bệnh, không riêng gì chuỗi thực phẩm Siba Food mà các cửa hàng bán lẻ và hệ thống siêu thị, trung tâm mua sắm…  vào giai đoạn cuối năm đều sẽ nỗ lực tăng tốc phát triển để đạt được kế hoạch năm.
Riêng Tập đoàn Tân Long đang chuẩn bị cho nhân viên tiêm đủ 2 mũi vaccine, và khi thành phố kiểm soát được dịch bệnh tập đoàn sẽ mở thêm mạng lưới phân phối và chuỗi cửa hàng Siba Food tại thành phố.
Doanh nghiệp “nín thở” chờ “rã băng” kinh tế, nỗ lực tăng tốc đạt kế hoạch năm ảnh 5
Giá trị xuất khẩu tôm chiếm khoảng 43% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Đây là một ngành hàng rất quan trọng, thậm chí mang lại thu nhập chính của nhiều địa phương như Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng nên khi 19 tỉnh thành phía Nam giãn cách theo Chỉ thị 16 lập tức tác động rất lớn đến đời sống nông dân và doanh nghiệp. 
Từ ngày 19/7, khi các tỉnh phía Nam thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16, các doanh nghiệp thủy sản phải áp dụng hình thức sản xuất “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường 2 điểm”, chịu nhiều tốn kém nhưng vẫn không đạt hiệu quả kinh tế. 
Theo quy định, cách ngày công ty phải làm test nhanh cho hàng trăm công nhân sống bên ngoài. Đối với công nhân làm việc “3 tại chỗ” thì ba ngày test/ lần. Test nhiều lần có công nhân mũi bị chảy máu nhưng vì cuộc sống họ phải chấp nhận.
Gần 2 tháng qua hầu như công ty chúng tôi không sản xuất được gì nhưng chi phí lại tăng, và khó khăn lớn nhất hiện nay là không lên được kế hoạch sản xuất, vì phụ thuộc lớn vào diễn biến bất thường của dịch bệnh. 
Trong tháng 7 tuy có khó khăn do giá thuê container nhưng xuất khẩu tôm của công ty vẫn đạt khá, qua tháng 8 khi áp dụng “3 tại chỗ” chỉ còn 1.300/3.000 người làm việc, trong đó chỉ có khoảng 500 công nhân nhưng phải kiêm nhiệm nhiều khâu nên năng suất lao động rất thấp, vì vậy công ty không mua thêm nguyên liệu, chủ yếu lấy từ nguồn dự trữ trong kho để sản xuất và xuất khẩu. 
Hiện nay phần lớn công nhân của công ty đã về quê sống, một số lấy vợ, lấy chồng nên có tâm lý không muốn trở lại làm việc, số công nhân bám trụ thì không nhiều. Lực lượng công nhân sụt giảm mạnh trong khi đến cuối tháng 9 này là xong vụ thu hoạch tôm, nguồn nguyên liệu không còn nữa, nếu công nhân có quay lại làm việc công ty cũng không có nguyên liệu  để sản xuất. 
Đến khi tình hình dịch bệnh bắt đầu ổn định thì khó khăn lớn nhất và trước mắt là nguồn nhân lực. Dự kiến huy tụ tối đa chỉ được khoảng 40% công nhân so với trước.
Doanh nghiệp “nín thở” chờ “rã băng” kinh tế, nỗ lực tăng tốc đạt kế hoạch năm ảnh 6
Đối với nguồn nguyên liệu tôm, trước đây tôm loại 40 con/kg có giá từ 130.000 - 140.000 đồng/kg, nay dần về cuối vụ giá tôm đang tăng cao nhưng nông dân không bán được giá cao vì Sóc Trăng cách ly theo Chỉ thị 16 nên thương lái khó vào được các vựa tôm để mua, muốn vào phải làm test nhanh cùng nhiều chi phí khác cho công nhân đi bắt tôm, tất cả chỉ phí này họ tính vào giá tôm của nông dân. Do vậy, giá tôm có tăng thì người nông dân cũng không được hưởng.
Dịch bệnh diễn biến phức tạp nên các hợp đồng xuất khẩu tôm ký trong tháng 6, tháng 7 đến nay chưa giao xong nên Stapimex phải thương lượng với khách hàng cho trả nợ dần, qua tháng 9 rồi vẫn chưa trả nợ hết nên công ty không dám ký thêm hợp đồng mới dù thị trường xuất khẩu đang có nhu cầu.
Mong muốn lớn nhất của doanh nghiệp tôm bây giờ là sớm "rã băng" kinh tế, lực lượng công nhân và người lao động trong chuỗi tôm sớm được tiêm ngừa vaccine để các nhà máy trở lại hoạt động sản xuất, xuất khẩu cho kịp quý cuối năm.
Doanh nghiệp “nín thở” chờ “rã băng” kinh tế, nỗ lực tăng tốc đạt kế hoạch năm ảnh 7
Ba giai đoạn mở dần nền kinh tế của TP.HCM sẽ giúp việc đi lại mua sắm của người dân được tự do hơn, như vậy sẽ rất có lợi cho ngành bán lẻ.
Là doanh nghiệp chuyên làm hàng xuất khẩu tuy nhiên trong thời gian dịch bệnh công ty chúng tôi đã tham gia cung ứng hàng cho một số siêu thị ở TP.HCM và đạt hiệu quả tốt. Chúng tôi mong muốn tiếp tục cung ứng hàng nông sản chất lượng cao, có truy suất nguồn gốc và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ người dân. 
Doanh nghiệp “nín thở” chờ “rã băng” kinh tế, nỗ lực tăng tốc đạt kế hoạch năm ảnh 8
Khi TP.HCM cho sử dụng thẻ xanh, thẻ vàng COVID-19 trong các hoạt động thì kênh tiêu thụ nội địa sẽ được hưởng lợi, và tạo tiền đề để công ty phát triển thị trường trong nước, đặc biệt là phân phối vào hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng bán lẻ tại TP.HCM. Nhờ làm hàng xuất khẩu nên công ty có 2 lợi thế rất lớn: 
Thứ nhất, có cơ sở tại các vùng nguyên liệu, đội ngũ nhân viên có tay nghề làm hàng xuất khẩu nên khâu đóng gói, kiểm soát chất lượng hàng hóa cũng đảm bảo. Hệ thống kho bãi hoạt động đầy đủ nên cung cấp vào hệ thống siêu thị sẽ có giá thành cạnh tranh hơn.
Trong lúc dịch bệnh làm hàng cung cấp cho TP.HCM tôi nhận thấy nhu cầu hàng nông sản chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không dư lượng thuốc bảo vệ thực vật của người dân thành phố rất rõ ràng. Do vậy, công ty vừa tăng thu mua nông sản cho nông dân, vừa tạo kênh phân phối nội địa tạo điều kiện mở ra hướng kinh doanh mới. Đây là cũng cơ hội để khi dịch bệnh qua đi công ty sẽ hoàn thiện hệ thống cung ứng hàng nội địa một cách tốt nhất. Đó cũng là kế hoạch phát triển của công ty vì lâu nay có nhiều doanh nghiệp chỉ chú ý đến thị trường xuất khẩu mà bỏ quên thị trường 100 triệu dân trong nước. 
Thứ hai, công ty đã có sẵn công nghệ bảo quản hàng hóa và đội ngũ vận chuyển nên chi phí giá thành thấp, thị trường trong nước cũng không quá khó khăn về mẫu mã, size cỡ trong khi vườn của nông dân trái cây có nhiều size khác nhau. Như vậy, size 1 xuất khẩu, size 2 bán nội địa và cách làm này sẽ hạn chế sự hao hụt do phải loại bỏ những trái không đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu, tăng thêm thu nhập cho người nông dân và tạo thêm việc làm cho lao động địa phương.
Vì vậy, khi TP.HCM cho hoạt động trở lại với nền tảng có sẵn chúng tôi không phải bỏ thêm vốn đầu tư mà vẫn bảo đảm được nguồn hàng nông sản chất lượng, an toàn vê sinh thực phẩm và truy xuất nguồn gốc phục vụ người dân.
Có thể nói, dịch bệnh không chỉ gây khó khăn trong vấn đề tiêu thụ nông sản mà còn mở ra cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp. Và cái được thứ hai là mang lại cho người nông dân niềm tin vào uy tín của công ty. 
Lúc bình thường nông dân không thấy tầm quan trọng của mối liên kết vì họ có thể bán cho bất cứ thương lái nào, còn liên kết với các doanh nghiệp nông dân phải tuân thủ nghiêm các điều kiện sản xuất do doanh nghiệp đặt ra nên ít người chịu tham gia. Khi dịch bệnh xảy ra nông sản không liên kết bán không được bị ùn ứ còn nông sản nào có liên kết với doanh nghiệp đều được tiêu thụ hết, trong lúc khó khăn bà con mới thấy được giá trị của chuỗi liên kết. 
Ngành nông nghiệp luôn khuyến khích xây dựng mã số vùng trồng, vùng nuôi, truy xuất nguồn gốc, bảo đảm chất lượng, an toàn nông sản, hướng đến tổ chức liên kết sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị... Đây là cũng là những khởi động triển khai chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chat với BizLIVE