Doanh nghiệp dệt may, da giày nhanh chóng “bắt nhịp” thị trường xuất khẩu

Nửa đầu thâng 10, xuất khẩu dệt may giày dép lại tăng trưởng tích cực, khác với tình trạng trì trệ của các tháng trước đó.
ảnh minh họa
ảnh minh họa
Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục hải quan, nửa đầu tháng 10/2021, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 1,250 tỷ USD, tăng 22,49% so với nửa đầu tháng 9/2021. 
Cùng thời gian này, xuất khẩu giày dép đạt 385,01 triệu USD, tăng 26,91% so với nửa đầu tháng 9/2021. Qua đó cho thấy, hai ngành dệt may và giày dép đã nhanh chóng bắt nhịp thị trường, đặc biệt, thị trường mùa mua sắm cuối năm sẽ bắt đầu từ tháng 11 và tháng 12.
Bức tranh của ngành dệt may và giày dép trong quý 3/2021
Trong vòng 10 năm qua Việt Nam đã nhanh chóng vươn lên trở thành quốc gia xuất khẩu giày dép lớn thứ hai trên toàn cầu và đang chiếm 15% thị phần thế giới. Việt Nam cũng là nước xuất khẩu giày dép lớn thứ hai vào thị trường Mỹ. 
Thương hiệu giày Nike có 88 nhà máy trong tổng số 112 nhà máy của Nike tại Việt Nam, tập trụng ở vùng Đông Nam Bộ, chịu trách nhiệm sản xuất 50% sản phẩm giày dép mang nhãn hiệu Nike. Thương hiệu giày Adidas Việt Nam cũng chiếm gần 30% sản lượng toàn cầu. 
Hiện Việt Nam là quốc gia sản xuất hàng dệt may lớn thứ ba thế giới (chỉ sau Trung Quốc và Bangladesh). Tại thị trường Mỹ, hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam chiếm gần 50% lượng hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường này. Do vậy, nếu xảy ra gián đoạn chuỗi cung ứng tại Việt Nam sẽ lập tức tác động mạnh đến người tiêu dùng tại Mỹ và châu Âu. 
Đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4 tại các tỉnh phía Nam, đặc biệt tại TP.HCM diễn biến vô cùng phức tạp nên đến ngày 19/7, bắt buộc 19 tỉnh, thành phía Nam phải thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu của ngành dệt may và giày dép. 
Từ tháng Bảy, xuất khẩu dệt may chững lại và chỉ tăng 1,8% so với tháng 6/2021 - mức tăng thấp nhất trong lịch sử của ngành hàng này, còn xuất khẩu giày dép thì giảm mạnh đến 29,6% so với tháng 6/2021.
Sang tháng 8, xuất khẩu giày dép giảm 40,2% so với tháng 7/2021. Xuất khẩu dệt may có mức giảm nhẹ hơn với mức giảm 14,9% so với tháng trước đó.
Tới tháng 9, xuất khẩu giày dép giảm 18,9% so với tháng 8 và giảm đến 44,2% so với tháng 9/2020, tuy nhiên, cộng dồn đến cuối kỳ vẫn tăng 9,7%. Trong thời gian này xuất khẩu dệt may giảm 14,2% so với tháng 8 và giảm 21,01% so với tháng 9/2020, nhưng cộng dồn 9 tháng vẫn tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2020.
Cuối tháng 9, tình hình dịch bệnh có cải thiện nên đầu tháng 10 TPHCM quyết định mở cửa lại nền kinh tế, nhưng việc phục hồi sản xuất trong điều kiện “bình thường mới” trên tinh thần sống chung với dịch bệnh, có thể sẽ phải mất nhiều tháng mới trở lại mức trước khi xảy ra dịch bệnh. 
Kịp thời mở cửa lại nền kinh tế giúp các doanh nghiệp tăng tốc trong quý 4
Việc nối lại các hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ là nhu cầu của doanh nghiệp mà người lao động cũng mong muốn trở lại nhà máy, xí nghiệp làm việc để có thu nhập trang trải cuộc sống. 
Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng nhờ việc kiểm soát tốt dịch bệnh nên giá trị xuất khẩu dệt may trong nửa đầu tháng 10 đã tăng đến 22,49%, và kim ngạch xuất khẩu giày dép cũng tăng đến 26,91% so với nửa đầu tháng 9/2021. 
Qua đó cho thấy tín hiệu tích cực từ thị trường và hai ngành dệt may, da giày sẽ nhanh chóng nối lại chuỗi cung ứng toàn cầu ngay trong quý 4/2021, nhờ nhu cầu bị dồn nén tại các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam phục hồi và doanh nghiệp sẽ sớm có được đơn hàng mới. 
Một doanh nghiệp dệt may ở TP.HCM cho biết, khi tỷ lệ lao động trong ngành được tiêm vaccine cao, đối tác sẽ đặt hàng đến hết quý 4/2021 và 2 quý đầu năm 2022, còn không, họ sẽ chấm dứt hợp đồng. Với tỷ lệ phủ vaccine ở TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai như hiện nay thì việc nhận đơn hàng mới từ khách hàng là không khó.
Theo ghi nhận của Tổ công tác đặc biệt của Bộ Công Thương, tại tỉnh Bình Dương, hầu hết doanh nghiệp quan tâm thủ tục để trở lại sản xuất kinh doanh; quy trình xét nghiệm trong quá trình sản xuất; hoạt động theo mô hình “3 xanh” và vấn đề vaccine. Hiện các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp đã hoạt động lại 100%, tuy nhiên công suất chỉ mới đạt 44% so với trước khi có dịch.
Mùa mua sắm dịp lễ, tết của các nước châu Âu và Mỹ thường kéo dài trong tháng 11 và tháng 12, chiếm khoảng 20% doanh số bán lẻ hàng năm, cũng là những thị trường xuất khẩu chính dệt may và giày dép Việt Nam. Trong bối cảnh mùa mua sắm của các nước đang đến và Việt Nam đã kịp thời mở cửa lại nền kinh tế ngay đầu quý 4, sẽ giúp các doanh nghiệp tăng tốc và nhanh chóng bắt nhịp thị trường để bù lại phần nào tổn thất trong quý 3/2021.

Đọc tiếp

Đại diện Hội LHPN Việt Nam và Nestlé Việt Nam công bố triển khai mô hình “Cùng Maggi Nấu nên cơ nghiệp”

"Cùng MAGGI Nấu Nên Cơ Nghiệp” đến với hàng ngàn phụ nữ nông thôn

Mô hình dịch vụ gia đình “Cùng MAGGI nấu nên cơ nghiệp” do nhãn hàng MAGGI thí điểm khởi xướng. Theo đó, từ năm 2024, mô hình sẽ được triển khai rộng rãi ở 8/20 tỉnh, kỳ vọng sẽ mang đến những hiệu quả tích cực cho hàng chục ngàn phụ nữ, nhất là phụ nữ nông thôn, có niềm yêu thích và mong muốn khởi nghiệp trong lĩnh vực ẩm thực.

Dự án Đà Nẵng Times Square đủ điều kiện huy động vốn

Dự án Đà Nẵng Times Square đủ điều kiện huy động vốn

Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng yêu cầu chủ đầu tư dự án là Công ty cổ phần Kim Long Nam, chịu trách nhiệm về tính chính xác về thông tin và hồ sơ gửi kèm. Đồng thời, phải sử dụng nguồn vốn đã huy động vào đúng mục đích xây dựng nhà ở thương mại tại dự án tháp CT3 và CT7 - Đà Nẵng Times Square.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE