Diễn đàn đầu tư Đà Nẵng 2022: Mời gọi đầu tư 7 dự án động lực trọng điểm

Tại diễn đàn, ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng khẳng định: tập thể lãnh đạo thành phố Đà Nẵng ý thức rằng, không thể có được những kết quả mới cao hơn, hiệu quả hơn từ những cách làm cũ, theo tư duy cũ.
Diễn đàn đầu tư Đà Nẵng năm 2022 thu hút hơn 600 đại biểu, nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tham dự qua hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Diễn đàn đầu tư Đà Nẵng năm 2022 thu hút hơn 600 đại biểu, nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tham dự qua hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Chiều ngày 25/6, UBND TP.Đà Nẵng tổ chức Diễn đàn đầu tư Đà Nẵng năm 2022. Sự kiện có sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, lãnh đạo các bộ ban ngành trung ương, cùng hàng trăm đại biểu là lãnh đạo các tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Tại sự kiện này, Đà Nẵng đã công bố 7 dự án động lực, trọng điểm đang kêu gọi đầu tư như cảng Liên Chiểu, trung tâm tài chính, không gian sáng tạo, trung tâm thương mại quốc tế...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn đầu tư Đà Nẵng năm 2022. Ảnh: VGP

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn đầu tư Đà Nẵng năm 2022. Ảnh: VGP

THOÁT KHỎI MỨC TĂNG TRƯỞNG ÂM BỞI COVID-19

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Trung Chinh nhắc lại chỉ đạo quan trọng của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại buổi làm việc của Thường trực Chính phủ với lãnh đạo Thành phố Đà Nẵng cuối năm 2021: “Phát huy hơn nữa tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường, đổi mới, sáng tạo. Phải vươn lên mạnh mẽ bằng sức mạnh nội sinh, bàn tay, khối óc, mảnh đất, khung trời, cửa biển của mình, không trông chờ, không ỷ lại, né tránh, biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể, phấn đấu cao nhất để đạt được kết quả vượt trội, thực hiện thành công Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội thành phố giai đoạn 2021-2025”.

Theo ông Lê Trung Chinh, đây cũng chính là những trăn trở, mục tiêu phấn đấu của cả hệ thống chính trị và người dân TP. Đà Nẵng trong thời gian qua.

Thông tin với các đại biểu tham dự diễn đàn, Chủ tịch Đà Nẵng cho biết, trong bối cảnh đầy khó khăn về sức ép lạm phát và đứt gãy chuỗi cung ứng, nền kinh tế TP. Đà Nẵng vẫn có sự phục hồi từng bước, thoát khỏi mức tăng trưởng âm năm 2020 với quy mô mở rộng, tăng thêm gần 1.826 tỷ đồng trong năm 2021, dẫn đầu vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, chiếm gần 23% tổng GRDP toàn khu vực.

Cùng với đó, vốn FDI đăng ký mới tăng 16,3%, với 49 lượt nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần với tổng giá trị vốn góp cao gấp 2,24 lần so với năm 2020. Đối với thu hút đầu tư trong nước, thành phố đã cấp Quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 27 dự án với tổng vốn đầu tư là 7.748 tỷ đồng, tăng 35% về số dự án.

Đà Nẵng tiếp tục nằm trong tốp các tỉnh, thành phố dẫn đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), đứng thứ nhất cả nước về Chỉ số sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin, đứng thứ ba cả nước về Chỉ số cải cách hành chính.

Theo ông Chinh, năm 2022, thành phố xác định chủ đề là “Năm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội”.

Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Trung Chinh phát biểu khai mạc Diễn đàn đầu tư Đà Nẵng năm 2022. Ảnh: VGP

Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Trung Chinh phát biểu khai mạc Diễn đàn đầu tư Đà Nẵng năm 2022. Ảnh: VGP

“KHÔNG THỂ CÓ KẾT QUẢ CAO HƠN NẾU LÀM THEO TƯ DUY CŨ...”

Trong khuôn khổ của Diễn đàn, TP. Đà Nẵng đã công khai thông tin về kế hoạch, tiến độ hoàn thành việc lập quy hoạch các phân khu chức năng theo Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; thông tin quỹ đất kêu gọi đầu tư và các dự án trọng điểm kêu gọi đầu tư trên địa bàn thành phố để các nhà đầu tư quan tâm tìm hiểu và triển khai thực hiện; đồng thời sẽ thảo luận một số giải pháp trọng tâm đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư trong thời gian đến.

Qua đó, lãnh đạo thành phố kỳ vọng Diễn đàn lần này sẽ thúc đẩy công tác thu hút đầu tư; tạo ra bước chuyển trong hiện thực hóa những dự án động lực, trọng điểm ấp ủ trong suốt thời gian qua của thành phố.

Theo ông Chinh, thành phố ý thức rằng, "không thể có được những kết quả mới cao hơn, hiệu quả hơn từ những cách làm cũ, theo tư duy cũ. Điều đó đòi hỏi từ lãnh đạo đến từng công chức của thành phố phải đổi mới tư duy, xác định những cách làm mới một cách cụ thể, phù hợp với quy định pháp lý và thực tiễn đặt ra; cũng như đặt người dân và doanh nghiệp ở vị trí trung tâm của mỗi chính sách".

Đồng thời, Chủ tịch Đà Nẵng cũng khẳng định, cần ý thức rằng, không phải cái mới nào cũng có thể dễ dàng tạo ra và được chấp nhận, triển khai có hiệu quả trong thời gian ngắn.

"Do đó, rất cần sự bền bỉ, sáng tạo trong toàn bộ hệ thống chính trị của thành phố; sự thấu hiểu, đồng thuận từ phía người dân, cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư; cũng như sự định hướng, chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ cùng các bộ ngành Trung ương", ông Chinh nói.

Như lời bài hát về thành phố Đà Nẵng: "Có hiểu được lòng nhau mới tới bờ tới bến - Có hiểu được lòng nhau mới thấu hết nghĩa tình", trong khuôn khổ diễn đàn hôm nay, chúng tôi mong muốn được thấu hiểu và được lắng nghe các ý kiến, đề xuất từ toàn thể quý vị về các giải pháp khắc phục những rào cản, hạn chế; phát huy các lợi thế, tiềm năng và đón đầu hiệu quả các làn sóng chuyển dịch đầu tư đối với thành phố Đà Nẵng. Từ đó, chúng ta cùng chung tay để từng bước hiện thực hóa mục tiêu xây dựng một TP. Đà Nẵng - đáng sống, đáng làm việc và đáng đầu tư", Chủ tịch TP. Đà Nẵng nói.

8 nhóm giải pháp cải thiện môi trường đầu tư để gọi vốn cho 7 dự án trọng điểm

Tại sự kiện, ông Hồ Kỳ Minh, Phó chủ tịch TP. Đà Nẵng cho biết, với quan điểm xuyên suốt trong điều hành nền kinh tế, thành phố xác định đầu tư tư nhân và đầu tư trực tiếp nước ngoài là động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội.

Theo ông Minh, Đà Nẵng với những thế mạnh nội tại của mình chủ động thu hút đầu tư có chọn lọc, gắn thu hút đầu tư với đảm bảo quốc phòng - an ninh; bảo vệ tài nguyên và môi trường; gia tăng số lượng dự án FDI có khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu và gắn kết với đầu tư trong nước nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển giao công nghệ và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Theo đó, định hướng đến năm 2045, thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á với 3 trung tâm chức năng chính gồm Trung tâm du lịch dịch vụ chất lượng cao, Trung tâm công nghệ thông tin, công nghệ cao và Trung tâm tài chính quốc tế.

Để hiện thực điều này, 8 nhóm giải pháp về cải thiện môi trường đầu tư được thành phố đưa ra gồm:

Thứ nhất, Đà Nẵng chủ động phối hợp với các bộ, ngành Trung ương hoàn thiện và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 40/2022/NĐ-CP ngày 20/6/2022 về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 144/2016/NĐ-CP ngày 01/11/2016 của Chính phủ quy định một số cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý đối với thành phố Đà Nẵng.

Thứ 2, tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông và đô thị trong đó đẩy nhanh khởi công, xây dựng cảng biển Liên Chiểu, mở rộng và nâng công suất Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng (mở rộng nhà ga hành khách T1 và xây mới ga hàng hóa) gắn với phát triển dịch vụ logistics và trung chuyển quốc tế, đầu tư đồng bộ hệ thống giao thông đường bộ kết nối đường cao tốc, đường quốc lộ với ga đường sắt, cảng biển và cảng hàng không quốc tế.

7 dự án động lực, trọng điểm kêu gọi đầu tư của Đà Nẵng:

1. Dự án Cảng Liên Chiểu

2. Dự án Khu phức hợp Trung tâm tài chính, thương mại, vui chơi giải trí, casino và chung cư cao cấp

3. Dự án Không gian sáng tạo Đà Nẵng

4. Dự án Trung tâm thương mại quốc tế

5. Dự án bệnh viện quốc tế

6. Dự án Viện dưỡng lão

7. Dự án Trường liên cấp quốc tế

Thứ 3, thành phố chuẩn bị sẵn sàng quỹ đất phát triển công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao, công nghệ thông tin đón dòng vốn dịch chuyển quốc tế vào Việt Nam; hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật Khu công nghệ cao theo hướng đồng bộ, hiện đại; hoàn thành thủ tục thành lập, lựa chọn nhà đầu tư và hoàn thiện hạ tầng đưa vào sử dụng các cụm công nghiệp (Hòa Nhơn, Hòa Khánh Nam) và 3 khu công nghiệp (Hòa Cầm - giai đoạn 2, Hòa Nhơn, Hòa Ninh); sớm đưa Khu Công viên phần mềm số 2, Khu công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao, Cụm Công nghiệp Cẩm Lệ vào khai thác.

Thứ 4, trên cơ sở Quyết định số 359/QĐ-TTg ngày 15/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; thành phố tập trung đẩy nhanh tiến độ lập các quy hoạch phân khu, phấn đấu hoàn thành vào cuối năm 2022 làm cơ sở để triển khai các dự án trọng điểm, kêu gọi đầu tư vào thành phố thời gian tới.

Thứ 5, thành phố cũng tập trung xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, nghiên cứu, triển khai xây dựng các cơ sở giáo dục mang đẳng cấp quốc tế.

Thứ 6, thành phố xác định khâu trọng tâm trong cải cách thủ tục hành chính thành phố là hoàn chỉnh, công khai quy trình chuẩn bị đầu tư và lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án đầu tư không sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện ngoài các Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao, Khu công nghệ thông tin tập trung và Cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Bên cạnh đó, các tổ công tác liên ngành do lãnh đạo UBND thành phố là tổ trưởng tiếp tục tập trung tháo gỡ các “điểm nghẽn” trong thủ tục đầu tư, quy hoạch, đất đai, xây dựng, công tác giải tỏa đền bù, bàn giao mặt bằng phục vụ triển khai một số dự án trọng điểm có quy mô vốn đầu tư lớn…

Thứ 7, thành phố tăng cường chuyển đổi số, hoàn thiện mô hình Chính quyền điện tử theo hướng hiện đại; công khai, minh bạch các thông tin, dữ liệu phục vụ công tác quy hoạch, đầu tư, đất đai, đăng ký kinh doanh, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và giải quyết các thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp, người dân.

Cuối cùng, xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp, năng động, lấy doanh nghiệp/nhà đầu tư là đối tượng để phục vụ; tăng cường trật tự kỷ cương trong quản lý hành chính; có cơ chế để khuyến khích sự năng động sáng tạo, bảo vệ tinh thần dám nghĩ, dám làm của cán bộ công chức, đồng thời có những chế tài rõ ràng, xử lý điều chuyển đối với những cán bộ, công chức trì trệ, nhũng nhiễu.

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Dòng vốn FDI giúp duy trì "điểm sáng" của thị trường bất động sản công nghiệp trong quý đầu tiên năm 2024

Bất động sản khu công nghiệp vẫn là điểm sáng của thị trường trong quý 1/2024 nhờ tăng trưởng tốt dòng vốn FDI. Giá thuê đất trung bình tăng nhẹ 1% tại Hà Nội, đạt 214 USD/m²/kỳ hạn, so với quý trước, trong khi giá thuê đất trung bình tại TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng vẫn không tăng, lần lượt là 230 USD/m²/kỳ hạn và 95 USD/m²/kỳ hạn.

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư

Bà Rịa-Vũng Tàu, thỏi “nam châm” hút vốn đầu tư trong và ngoài nước

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa tổ chức “Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư”. Trong khuôn khổ hội nghị, tỉnh tiến hành trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư và tăng vốn cho 15 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 25.880 tỷ đồng và hơn 1,4 tỷ USD cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Ảnh minh họa

Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án xanh, phát triển bền vững

Đồng Nai là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mạnh của khu vực và đất nước. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp giúp Đồng Nai đạt được những thành quả lớn trên lĩnh vực kinh tế. Song, mặt trái của quá trình phát triển này đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường và phát triển thiếu bền vững.

Ảnh minh họa

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn bán lẻ điện tử

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính và UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các lực lượng chức năng xem xét xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử, kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.

Chat với BizLIVE