Địa ốc Hoàng Quân (HQC): BSC cắt margin khi nhóm cổ đông lớn và lãnh đạo tranh chấp quyền lực

Ngoài HQC, Chứng khoán BSC cũng cắt margin một số cổ phiếu khác như APG, APC, VKC, SKG.
(Ảnh minh hoạ)
(Ảnh minh hoạ)

Trong thông báo mới nhất gửi khách hàng, CTCP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) đã loại một số mã cổ phiếu ra khỏi danh mục được phép ký quỹ tại BSC.

Cụ thể, các cổ phiếu APC của Công ty Cổ phần Chiếu xạ An Phú, SKG của Công ty Cổ phần Tàu cao tốc Superdong – Kiên Giang, APG của Công ty Cổ phần Chứng khoán APG, HQC của Công ty cổ phần Tư vấn-Thương mại-Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân, VKC của Công ty cổ phần VKCHoldings đã bị BSC loại ra khỏi danh mục được phép ký quỹ từ ngày 30/3/2022. Ngày loại khỏi danh mục tính TSĐB từ 1-2/4/2022.

Cổ phiếu HQC của Địa ốc Hoàng Quân vừa thiết lập chuỗi tăng mạnh trong tháng 3 vừa qua, tuy nhiên doanh nghiệp lại đang vướng vào lùm xùm tranh chấp giữa một nhóm cổ đông bên ngoài và ban lãnh đạo hiện hữu.

Ngay trước thềm họp ĐHĐCĐ thường niên nhóm cổ đông đã có văn bản kiến nghị về việc bầu bổ sung HĐQT tuy nhiên, tại văn bản trả lời do ông Nguyễn Thanh Hoài, Phó tổng giám đốc HQC, ông Hoài cho biết văn bản kiến nghị của nhóm cổ đông không có đầy đủ chữ ký, con dấu đối với các cổ đông là pháp nhân.

“Việc ghi nhận “đã ký” mà không có chữ ký theo pháp luật hoặc chữ ký người đại diện theo uỷ quyền và đóng dấu của pháp nhân trên văn bản kiến nghị nên không thể công nhận ý chí của pháp nhân đó với kiến nghị này”, văn bản nêu.

Nhóm cổ đông này cũng từng 5 câu hỏi chất vấn lãnh đạo HQC. Thứ nhất, tại sao lãi của công ty chỉ luôn quanh mức 1 tỷ đồng hàng quý trong khi vốn điều lệ của Công ty là 4.766 tỷ đồng trong khi rất nhiều công ty kinh doanh bất động sản đều có mức doanh thu và lợi nhuận hợp lý những năm qua...

Thứ hai, tại sao HQC lại chỉ sở hữu tỷ lệ thấp ở các dự án bất động sản qua công ty con, có dự án chỉ 10% hoặc 20%? Ai là những người sở hữu còn lại? Có phải chính cổ đông nội bộ công ty hay không? Vấn đề các cổ đông sở hữu vốn còn lại là ban lãnh đạo hãy công khai.

Thứ ba là, gần đây khi có thông tin nhóm cổ đông khác vào giúp sức công ty thì cổ phiếu HQC lại tăng ngay. Phải chăng việc có thêm cổ đông bên ngoài vào là có lợi cho doanh nghiệp?

Thứ tư là, Chủ tịch Trương Anh Tuấn đã từng hứa hẹn rất nhiều lần về HQC trong các đại hội cổ đông hàng năm mà trong suốt thời gian qua chưa làm được gì?

Thứ năm là, trong đại hội năm 2020, Chủ tịch Trương Anh Tuấn cho là có người muốn dìm giá cổ phiếu. Trong khi trên thực tế, chính chủ tịch của Công ty lại đăng ký bán 24 triệu cổ phiếu chỉ với giá 5.000 đồng/CP, dù vị lãnh đạo này hứa hẹn với cổ đông là “không bao giờ chúng tôi bán HQC” và về mức giá cao hơn rất nhiều của cổ phiếu HQC trong những năm tới…

Đọc tiếp

Dự án Đà Nẵng Times Square đủ điều kiện huy động vốn

Dự án Đà Nẵng Times Square đủ điều kiện huy động vốn

Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng yêu cầu chủ đầu tư dự án là Công ty cổ phần Kim Long Nam, chịu trách nhiệm về tính chính xác về thông tin và hồ sơ gửi kèm. Đồng thời, phải sử dụng nguồn vốn đã huy động vào đúng mục đích xây dựng nhà ở thương mại tại dự án tháp CT3 và CT7 - Đà Nẵng Times Square.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE