ĐHĐCĐ Vincom Retail (VRE): Không chia cổ tức, đặt kế hoạch lợi nhuận tăng hơn 80%

Năm 2020, 2021, VRE đã hỗ trợ khách hàng khoảng 3.000 tỷ đồng, lên kế hoạch phát trển 3 triệu m2 mặt bằng bán lẻ do đó dòng tiền từ lợi nhuận giữ lại tái đầu tư, tăng trưởng thị phần.
ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 của VRE
ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 của VRE

Sáng 10/5, CTCP Vincom Retail (mã VRE) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2022.

Năm 2022 VRE đặt doanh thu 8.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 2.400 tỷ đồng, lần lượt tăng 35,8% và 82,5% so với thực hiện năm 2021.

Dự kiến năm nay, VRE khai trương 3 trung tâm thương mại (TTTM) mới gồm Vincom Mega Mall Smart City (Hà Nội) và hai Vincom Plaza với tổng diện tích 95.000m2, nâng tổng diện tích mặt sàn bán lẻ trên toàn hệ thống lên gần 1,8 triệu m2.

Cùng với đó, VRE sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động nghiên cứu, nâng cấp sản phẩm du lịch bán lẻ tại Grand World Phú Quốc và VinWonders. Đồng thời, tập trung phát triển dòng sản phẩm Vincom Mega Mall thế hệ mới, bắt kịp xu hướng thế giới sau giai đoạn phủ sóng thị trường.

Ngoài ra, công ty cũng dự kiến tiếp tục tận dụng những lợi thế mà cổ đông lớn Tập đoàn Vingroup mang lại, kết nối với One Mount Group để tạo tiền đề cho các hoạt động kích cầu mua sắm phối hợp với gian hàng và cung cấp thông tin khuyến mại, sự kiện phù hợp.

Về kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2021, HĐQT VRE trình cổ đông xem xét phương án giữ lại toàn bộ lợi nhuận nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Q&A:

Tại sao không chia cổ tức 2 năm 2020, 2021?

Năm 2020, 2021 dịch ảnh hưởng không nhỏ đến bán lẻ nói chung và VRE nói riêng, trong 2 năm, VRE đã hỗ trợ khách hàng khoảng 3.000 tỷ đồng, lên kế hoạch phát triển 3 triệu m2 mặt bằng bán lẻ do đó dòng tiền từ lợi nhuận giữ lại tái đầu tư, tăng trưởng thị phần. Năm 2023 sẽ có kế hoạch cụ thể báo cáo ĐHĐCĐ sau.

Nền tảng thương mại điện tử phát triển, VRE có kế hoạch gì để cạnh tranh? VRE là chủ đầu tư phát triển BĐS bán lẻ, xây dựng mặt sàn bán lẻ, các đối tác là khách thuê, đối tượng khách mua sắm đến TTTM là khách mà TTTM và khách thuê phục vụ. Năm 2020-2021 dịch bệnh ảnh hưởng đến ngành bán lẻ và VRE có giải pháp làm sao để khách mua xem hàng online và mua hàng offline, chúng tôi tập trung 2 việc chính: thúc đẩy khách thuê phát triển mạng lưới trên hệ thống TTTM, gian hàng là hub để khách có thể xem hàng online và mua hàng. (2) Phát triển ứng dụng để khách thuê trao đổi với chủ đầu tư nhanh nhất. Các dự án trải nghiệm tại TTTM đang được triển khai như nâng cấp website, đưa app VRE, hệ thống camera AI nhận diện khách hàng mua sắm…

Tình hình kinh doanh ảnh hưởng bởi COVID, hiện mức độ hồi phục như thế nào, bao giờ mức hấp thụ mặt bằng bán lẻ trở về bình thường?

Dân số trẻ đang có mức tiêu dùng, mua sắm cao tại TTTM là động lực phát triển ngành bán lẻ, VRE đáp ứng đa dạng dịch vụ. Hiện các cửa hàng bán lẻ của khách hàng định vị tập trung việc mang lại trải nghiệm đa dịch vụ. Khách hàng tìm kiếm thông tin trực tuyến nhưng lại đến TTTM trải nghiệm.

Năm 2021 dù dịch bệnh nhưng VRE vẫn có những khách thuê lớn trên thế giới đến và họ đặt nhiều kì vọng vào thị trường Việt Nam. Khách thuê lớn đã đặt vấn đề với VRE để có kế hoạch phát triển lâu dài ở Việt Nam, khách thuê trong nước cũng tự tin với kế hoạch thuê từ 1-3 năm kế tiếp.

Các đường bay quốc tế mở cửa trở lại, khách quốc tế đã trở lại với chúng tôi để tìm hiểu thông tin và lên kế hoạch mở rộng, đánh giá thị trường VN là tiềm năng.

Bổ sung thêm, bà Trần Mai Hoa, TGĐ VRE cho biết, sự phát triển của thị trường là dài hạn, VRE đều có chiến lược thực thi tại từng thị trường như HN, TP.HCM, các tỉnh là khác nhau.

Kế hoạch kinh doanh chi tiết năm 2022, kế hoạch mở rộng?

Lợi nhuận sau thuế sẽ có một số khoản chi phí không thể phân bổ để tính lợi nhuận sau thuế do đó, con số 2.400 tỷ sẽ không có số liệu tách chi tiết cho từng mảng, 88-90% là hoạt động cho thuê, các hoạt động khác không đáng kể.

Về kế hoạch mở rộng của VRE, khi đầu tư chúng tôi luôn tính đến hiệu quả đầu tư cũng như sự phát triển, phục hồi của thị trường bán lẻ. Chúng tôi chủ yếu tập trung vào sản phẩm tiên phong là Mega mall thế hệ mới, nâng cấp, hoàn thiện, sáng tạo để sản phẩm này trở thành sản phẩm dẫn đầu cho những sản phẩm của VRE.

Đọc tiếp

ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của Tập đoàn Đất Xanh

ĐHĐCĐ Đất Xanh: Tập trung hoàn thiện pháp lý 8 dự án lớn, huy động 3.500 tỷ thông qua chào bán cổ phiếu

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đất Xanh – ông Lương Trí Thìn cho rằng, thị trường bất động sản năm 2024 đã xuất hiện nhiều tín hiệu tích cực, Đất Xanh dự kiến hoàn thiện pháp lý 8 dự án trọng điểm quy mô lớn, chuẩn bị nguồn 20.000 sản phẩm tại các khu vực đông dân cư như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Cần gì để tránh vết xe đổ khi đấu giá lại loạt "đất vàng" Thủ Thiêm?

Cần gì để tránh vết xe đổ khi đấu giá lại loạt "đất vàng" Thủ Thiêm?

Theo kế hoạch đấu giá năm 2024, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) dự định đấu giá 4 lô đất trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm và 3.790 căn hộ chung cư trước đây được xây dựng tái định cư. Hiện Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã và đang hoàn thiện các khâu trong quy trình đấu giá như: phương án đấu giá, việc tổ chức lại việc bán đấu giá, xác định giá khởi điểm.

Chat với BizLIVE