ĐHĐCĐ TPBank: Nói về "quản lý" cổ phiếu, thêm miếng ghép mới trong hệ sinh thái

Lãnh đạo TPBank cho biết, năm nay ngân hàng sẽ hoàn thành tái cơ cấu Công ty Hafic, tạo miếng ghép mới trong hệ sinh thái với hướng phát triển tài chính tiêu dùng...
ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 của TPBank.
ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 của TPBank.

Sáng nay (26/4), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2022.

Kế hoạch lợi nhuận 8.200 tỷ đồng

Báo cáo tại đại hội, ông Đỗ Minh Phú - Chủ tịch HĐQT ngân hàng cho biết, mặc dù năm 2021 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhưng với tâm thế sẵn sàng, ngân hàng vẫn hoàn thành và hoàn thành vượt các kế hoạch đề ra.

Theo đó, kết thúc năm 2021, tổng tài sản của ngân hàng đạt 292,8 nghìn tỷ đồng, tăng gần 42% so với đầu năm, vốn điều lệ tăng lên hơn 15,8 nghìn tỷ, trong đó, vốn tự có đạt gần 26 nghìn tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế của TPBank đạt 6.038 tỷ đồng, tăng gần 40% so với năm 2020. Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức thấp, chỉ 0,81%.

Sang năm 2022, TPBank lên kế hoạch lợi nhuận tăng 36%, đạt 8.200 tỷ đồng. Mục tiêu đến cuối năm nay, ngân hàng sẽ đạt quy mô tổng tài sản 350 nghìn tỷ đồng, tăng 20% so với đầu năm.

Tổng giá trị huy động là 292,6 nghìn tỷ, tương đương với mức tăng trưởng 12% so với năm trước, trong đó tiền gửi khách hàng tăng trưởng 15% và đạt mức 201,2 nghìn tỷ đồng. Dư nợ cho vay và trái phiếu dự kiến đạt 188,8 nghìn tỷ đồng và theo hạn mức do NHNN giao.

Tăng vốn điều lệ thêm 34%, tái cơ cấu công ty tài chính tiêu dùng

Cũng tại đại hội, HĐQT trình cổ đông thông qua phương án tăng vốn điều lệ thêm hơn 5.300 tỷ đồng (tương đương mức tăng 34%), lên mức 21.143 tỷ đồng thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu thưởng và phát hành cổ phiếu cho người lao động (ESOP).

Cụ thể, ngân hàng dự kiến phát hành 527 triệu cổ phiếu phổ thông từ nguồn vốn chủ sở hữu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 3:1. Theo đó, ngân hàng có thể huy động thêm 5.272 tỷ từ phương thức này.

Bên cạnh đó, TPBank sẽ phát hành hơn 5,2 triệu cổ phiếu thông qua chương trình ESOP, qua đó tăng vốn điều lệ thêm gần 53 tỷ đồng.

Số vốn tăng thêm từ phương án phát hành cổ phiếu sẽ được TPBank đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển hệ thống thông tin và mở rộng mạng lưới; bổ sung vốn trung dài hạn để cho vay trung dài hạn; bổ sung vốn hoạt động cho Ngân hàng và các hoạt động phi tín dụng phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn thực tế.

Cũng trong năm nay, ngân hàng sẽ xây dựng và hiện phương án tái cơ cấu gắn liền với xử lý nợ xấu của TPBank giai đoạn 2021 – 2025 theo chỉ đạo của NHNN.

Đồng thời, hoàn thành việc tái cơ cấu Công ty Hafic nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển hoạt động ngân hàng sang lĩnh vực tài chính tiêu dùng, phát triển hệ sinh thái kinh doanh có tương tác linh hoạt.

Phần Thảo luận:

Cổ đông: TPBank là một trong những ngân hàng đi đầu trong ngân hàng số. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, cuộc chạy đua về công nghệ giữa các nhà băng càng trở nên quyết liệt, TPBank có sợ bị tụt lại phía sau?

Ông Đỗ Anh Tú, Phó chủ tịch HĐQT: Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lợi ích cho toàn nền kinh tế, khi tất cả các ngân hàng đều ứng dụng công nghệ sẽ mang đến nhiều tiện ích cho người dân. Đó là một điều tốt. Trong mỗi cuộc đua, người nào đi trước sẽ có lợi thế.

Là một trong những ngân hàng tiên phong ứng dụng công nghệ và ngân hàng số, chúng tôi có thể tự hào nói rằng công nghệ của TPBank đang cách các ngân hàng khác một quãng tương đối xa.

Cổ đông: Ban lãnh đạo chia sẻ về kết quả kinh doanh quý 1/2022?

Ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc TPB: Kết thúc quý 1/2022, tổng tài sản của ngân hàng ở mức trên 300 nghìn tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ. Tổng thu nhập hoạt động đạt trên 3.600 tỷ đồng, tăng gần 30% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, thu nhập lãi thuần từ dịch vụ chiếm hơn 14% tổng doanh thu, đạt trên 510 tỷ đồng.

Tổng huy động tăng trưởng gần 40% so với cùng kỳ năm trước, đạt trên 270 nghìn tỷ đồng, với huy động từ tổ chức kinh tế và cá nhân chiếm tới 69,4%. Tổng dư nợ tín dụng đạt gần 178 nghìn tỷ, tăng 29% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế quý 1 của ngân hàng đạt 1.623 tỷ đồng.

Cổ đông: Ban lãnh đạo ngân hàng có đề cập quản lý cổ phiếu để đảm bảo lợi ích của cổ đông. Ban lãnh đạo nói rõ thêm?

Ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch HĐQT TPBank: Chúng tôi không có khả năng kiểm soát giá trị cổ phiếu mà giá trị cổ phiếu của ngân hàng tùy theo đánh giá mức độ lợi nhuận và an toàn do thị trường đánh giá. Chúng tôi cố gắng đảm bảo cổ phiếu được niêm yết, lưu hành tuân thủ theo các quy định của nhà nước.

Giá trị cổ phiếu ngày 4/1/2021 là 27.500 đồng, và đến cuối tháng 3/2022 là 40.000 đồng, trong khi trong năm 2021 ngân hàng cũng đã tiến hành chia cổ tức 33%. Như vậy cổ phiếu ngân hàng đã tăng tới hơn 50% trong một năm qua.

Bên cạnh đó, cổ phiếu TPB là một trong những cổ phiếu ít biến động nhất trong đợt bão vừa qua, điều đó cũng cho thấy sự tin tưởng của cổ đông đối với ngân hàng.

Cổ đông: Trong điều kiện hiện nay, nhiều khả năng tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng sẽ gia tăng. Giải pháp của TPBank trong 2022 và những năm tới để có thể duy trì được tỷ lệ nợ xấu thấp?

Ông Đỗ Minh Phú: Năm 2021, tỷ lệ nợ xấu của TPBank ở mức khá thấp, khoảng 0,8%. Sang năm nay, chúng tôi tiếp tục duy trì mục tiêu kiểm soát tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 1,5%. Các khoản nợ bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 được tái cơ cấu được trích lập dự phòng đầy đủ theo lộ trình.

Tôi cho rằng, mục tiêu kiểm soát nợ xấu dưới 1,5% là hoàn toàn có khả năng.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Giai đoạn thị trường chưa rõ ràng, vào lệch sóng không đem lại thành quả cho nhà đầu tư chứng khoán

Giai đoạn thị trường chưa rõ ràng, vào lệch sóng không đem lại thành quả cho nhà đầu tư chứng khoán

Ông Bùi Văn Huy, Giám đốc chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, Công ty Chứng khoán DSC cho biết dòng tiền trên thị trường vẫn chưa khắc phục được tình trạng yếu đi trước những thông tin mới ở thế giới và trong nước. Nhà đầu tư "đánh" lệch sóng trong giai đoạn gần đây thường không mang lại thành quả.

Ảnh minh họa

Giá vàng giảm, tỷ giá USD/VND tăng mạnh

Giá vàng SJC sáng nay ghi nhận giảm 1,1 triệu đồng/lượng, xuống mốc 83 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, tỷ giá USD/VND được các ngân hàng đồng loạt điều chỉnh tăng mạnh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Chat với BizLIVE