ĐHĐCĐ OCB: Lãnh đạo bất ngờ với sự kiện bà Nguyễn Phương Hằng, tiết lộ Công ty Đại Nam đã trả 450 tỷ

Lãnh đạo OCB cho biết Đại Nam đã trả 450 tỷ đồng trên dư nợ hơn 1.000 tỷ đồng, dự kiến hoàn tất thu nợ trong 1-2 tháng tới.
OCB dự kiến tăng vốn từ 13.699 tỷ lên 17.885 tỷ - Ảnh: Huyền Châm
OCB dự kiến tăng vốn từ 13.699 tỷ lên 17.885 tỷ - Ảnh: Huyền Châm

Sáng nay (23/4), Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2022, thông qua kế hoạch kinh doanh tăng tưởng 29%, tín dụng tăng 25%.

Báo cáo của HĐQT OCB nêu, năm 2021 ngân hàng ghi nhận tổng tài sản tăng 21%, đạt 184,5 nghìn tỷ; huy động thị trường 1 tăng 17%, đạt 126,4 tỷ; dư nợ tín dụng thị trường 1 tăng 15% đạt 103,6 tỷ; lợi nhuận trước thuế tăng 25%, đạt 5.519 tỷ; vốn chủ sở hữu đạt 21.805 tỷ, trong đó vốn điều lệ đạt 13.699 tỷ, tăng 25%; tỷ lệ nợ xấu 0,97%, giảm từ mức 1,42% của 2020; EPS là 3.188 đồng…

OCB đã hoàn tất chi trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 25% cho cổ đông để nâng vốn điều lệ từ hơn 10.959 tỷ lên gần 13.699 tỷ.

ĐHĐCĐ năm 2021 đã thông qua việc phát hành riêng lẻ 70 triệu cổ phiếu với tổng mệnh giá 700 tỷ. Tuy nhiên, do tình hình thị trường không thuận lợi, đến nay ngân hàng chưa hoàn tất nội dung này.

Trong năm 2021, ngân hàng đã niêm yết cổ phiếu OCB trên HOSE vào ngày 28/1. Kết thúc năm, giá trị vốn hóa của OCB đạt 37.398 tỷ, tăng trưởng 86% so với khi niêm yết. Thanh khoản giao dịch trung bình đạt 4,7 triệu cổ phiếu/phiên. Cổ phiếu OCB nằm trong danh mục chỉ số VNFINLEAD từ tháng 7/2021.

Đề cập định hướng hoạt động của HĐQT ngân hàng trong 2022, ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch cho biết, 2022 là năm thứ 2 của giai đoạn phát triển 5 năm 2021-2025 với định hướng đưa OCB trở thành ngân hàng trong top 5 các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân Việt Nam. Theo đó, ngân hàng tập trung đạt một số mục tiêu.

Cụ thể, OCB tiếp tục triển khai tốt chiến lược kinh doanh giai đoạn 2021-2025; tăng trưởng quy mô khách hàng, mở rộng mạng lưới; mở rộng danh mục sản phẩm; tiếp tục lộ trình chuyển đổi số toàn diện, nâng cấp ứng dụng OCN OMNI…

Ngân hàng đặt mục tiêu tổng tài sản tăng 25%, đạt hơn 230 nghìn tỷ; tổng huy động thị trường 1 là hơn 155 nghìn tỷ, tăng 23%; tổng dư nợ thị trường 1 là hơn 129 tỷ, tăng 25%; lợi nhuận trước thuế là 7.110 tỷ, tăng 29%, tỷ lệ nợ xấu dưới 1%; phấn đấu chia cổ tức tỷ lệ 20-25%.

Lãnh đạo ngân hàng cho biết, với kế hoạch tăng trưởng quy mô kinh doanh liên tục hàng năm, việc tăng vốn điều lệ là cần thiết để giúp ngân hàng nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo hệ số an toàn vốn (CAR).

Theo đó, OCB trình cổ đông tăng vốn điều lệ thêm hơn 4.186 tỷ. Trong đó tiếp tục thực hiện tăng vốn do phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động 50 tỷ và phát hành cổ phiếu riêng lẻ hơn 8,8 tỷ (đang thực hiện, đã nộp hồ sơ cho NHNN); do phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu từ nguồn vốn chủ sở hữu hơn 4.127 tỷ đồng. Dự kiến vốn điều lệ sau khi tăng là gần 17.885 tỷ.

Về phương án sử dụng vốn từ việc phát hành, OCB danh hơn 908 tỷ cho việc mua sắm, xây dựng cơ sở vật chất và hơn 3.277 tỷ bổ sung vốn kinh doanh, đầu tư và cho vay. Thời gian phát hành cụ thể do HĐQT quyết định sau khi được cơ quan thẩm quyền chấp thuận...

CẬP NHẬT KHOẢN VAY FLC, ĐẠI NAM

Trong phần thảo luận, vấn đề được nhiều cổ đông đặt câu hỏi là các khoản tín dụng ngân hàng cấp cho tập đoàn FLC, công ty Đại Nam…

Qua truyền thông thời gian qua, trong tổng dư nợ cho vay có một số khoản vay liên quan tập đoàn FLC, Công ty Đại Nam, Sonkimland. Xin công ty cho biết cụ thể về các khoản vay, tài sản đảm bảo, khả năng thu hồi nợ?

Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc OCB: FLC trước nay là tập đoàn có nhiều dự án tiềm năng ở Việt Nam, có nhiều thông tin khác nhau tốt xấu có, họ có một số dự án triển khai ấn tượng Quảng Ninh, Quy Nhơn - Bình Định, Thanh Hóa.

OCB phát triển khách hàng bán lẻ, một trong điều kiện phát triển thị trường là tạo ra hàng hóa bán lẻ. Trong những năm qua, OCB cho vay một số khách hàng bất động sản. Với Sonkimland, đây là công ty độc lập với OCB, ngoài ra ngân hàng còn cho vay với Khang Điền, Nam Long, đó là nguồn hàng để phát triển bán lẻ. Việc Vingroup với Techcombank dạy cho bài học về bán hàng.

FLC cũng vậy, ngân hàng cho vay 1.500 tỷ tập trung cho 2 dự án ở Quảng Ninh. Hiện dự án vẫn triển khai, cho vay dựa trên dự án cụ thể, có đủ điều kiện pháp lý, cho vay khi hoàn tất giải phóng mặt bằng. Khi cho vay ngân hàng làm chặt chẽ, đúng mục đích, có tài sản đảm bảo. Tài sản đảm bảo bằng bất động sản là đất đai chứ không phải sản phẩm hình thành trong tương lai, có giá trị trên 2.000 tỷ.

Về giải ngân, dự án Tropical 2- Quảng Ninh của FLC cho vay 400 tỷ. Ngân hàng kiểm soát chặt chẽ mục đích sử dụng vốn dựa trên khối lượng thực tế triển khai, hiện ngân hàng giải ngân cho dự án này là 200 tỷ.

Trước thời điểm Chủ tịch FLC vi phạm pháp luật, các nghĩa vụ gốc lãi tập đoàn FLC thực hiện nghiêm túc, chưa chậm bao giờ. Trong hệ thống ngân hàng, FLC chưa bị chuyển nhóm nợ.

Thứ nhất, OCB đang thực hiện các biện pháp tăng cường kiểm soát dòng tiền, tăng thu nợ. Trên dư nợ 1.500 tỷ, số hàng hóa tập đoàn đã bán, khách hàng đang chuyển tiền về 2.400 tỷ, đủ khả năng trả nợ cho OCB chưa nói tới tài sản đảm bảo.

Thứ hai, OCB tăng cường biện pháp đảm bảo an toàn, siết chặt tình hình sử dụng vốn. Thứ ba, ngoài dư nợ cho vay FLC, còn Bamboo Airways 1.000 tỷ, thế chấp bằng bất động sản. Hiện đang thương thảo thu hồi nợ sớm. Tuy nhiên ngân hàng tạo điều kiện cho tập đoàn FLC triển khai kinh doanh. Tương dự, Bamboo nếu hoạt động tốt thì tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động bình thường.

Sự kiện FLC là nghiêm trọng nhưng ngân hàng đã làm đúng ngay từ đầu, chưa xác định tổn thất. NHNN đang giám sắt chặt chẽ, OCB báo cáo từng khoản vay, NHNN cũng tạo điều kiện cho ngân hàng xử lý các khoản tín dụng. Việc vi phạm pháp luật có tính chất cá nhân, FLC dù khó khăn nhưng cũng đang hợp tác với ngân hàng. Kế hoạch thu nợ khả thi. Chúng tôi tin nhiều khả năng ngay trong tháng này dư nợ từ FLC giảm.

Với Công ty Đại Nam, sự kiện bà Nguyễn Phương Hằng đúng là trong 30 năm làm ngành ngân hàng tôi chưa bao giờ gặp rủi ro kiểu vậy. Bản thân ông Huỳnh Uy Dũng đang cố gắng giải quyết nợ cho ngân hàng. Công ty đã trả 450 tỷ/tổng dư nợ hơn 1.000 tỷ. Công ty đang tiến hành bán tài sản cho các chủ đầu tư khác, số tiền có thể thu được 2 tháng tới là 4.500 tỷ, dư khả năng trả nợ cho các ngân hàng. Chắc chắn Đại Nam không phải là vấn đề lớn của ngân hàng.

Với Sonkim, dư nợ trái phiếu 9 tỷ đồng, là con số nhỏ, hiện doanh nghiệp vẫn triển khai dự án bình thường.

Trong báo cáo, 2022 đầu tư chứng khoán số tiền lớn, năm rồi đầu tư trên 900 tỷ năm nay trên 4.600 tỷ, công ty đầu tư cổ phiếu gì, hiệu quả ra sao?

Ông Nguyễn Đình Tùng: Về nội dung kinh doanh chứng khoán, thực tế là hoạt động đầu tư trái phiếu chính phủ, vốn đem lại nhiều hiệu quả kinh doanh cho OCB thời gian qua. Tuy nhiên, năm 2022 sẽ khó khăn khi mà lãi suất ngân hàng có hướng đi lên.

Bên cạnh đó, các ngân hàng gặp bài toán lãi suất huy động áp lực tăng lên trong khi lãi suất áp lực rẻ vì phải thực hiện chủ trương hỗ trợ phục hồi sau dịch. Điều này tạo môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng.

Không có cách nào khác, ngân hàng phải tập trung nhiều vào dịch vụ, tăng tỷ lệ CASA, đa dạng vốn trong nước và quốc tế, tiết giảm chi phí vốn, giảm áp lực NIM. Thứ hai tăng cường chất lượng tín dụng. OCB tin rằng kiểm soát nợ xấu dưới 1%. Tin mừng là, ngân hàng thu hồi được những khoản tín dụng tồn động từ nhiều năm trước, dự kiến tạo được khoản thu đặc biệt từ những dư nợ này.

Kết quả kinh doanh quý 1 có khả quan? OCB mục tiêu chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 25%, nếu được cấp mức tín dụng này thì phân bổ lĩnh vực, phân khúc nào?

Kết quả quý 1/2022, tổng tài sản tăng 2%, dư nợ tín dụng tăng 6%, lợi nhuận là 1.100 tỷ. Thực hiện quy định, OCB trích lập hơn 200 tỷ đồng trong tháng 4.

Tăng trưởng tín dụng 25% là mục tiêu thách thức. Muốn thực hiện được OCB thực hiện các biện pháp như tăng chất lượng tài sản, phấn đấu tuân thủ Thông tư 52 để đạt được loại A nhằm có được tín dụng tốt, tham gia các quy trình NHNN nâng cấp hệ thống tín dụng ngân hàng… Như mọi năm ban lãnh đạo, sẽ cố gắng để đạt được mục tiêu lợi nhuận, dù rất thách thức.

Lúc 11h15, đại hội thông báo thông qua tất cả các tờ trình.

Đọc tiếp

Ảnh minh họa.

Vàng đồng loạt tăng giá mạnh

Cùng chiều với diễn biến trên thị trường vàng thế giới, giá vàng trong nước đồng loạt tăng cao và giá bán tại SJC lại vượt lên trên 81 triệu đồng một lượng.

Ảnh minh họa

Giá vàng phục hồi nhẹ, tỷ giá trung tâm tăng

Giá vàng miếng SJC có thời điểm tuột mốc 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra song đã nhanh chóng lấy lại mốc này. Trong khi giá USD niêm yết tại các ngân hàng thương mại cũng quay đầu tăng nhẹ.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Tháo gỡ khó khăn cùng khách hàng, OCB tăng dự phòng rủi ro, giảm lợi nhuận, bảo đảm hoạt động

Tháo gỡ khó khăn cùng khách hàng, OCB tăng dự phòng rủi ro, giảm lợi nhuận, bảo đảm hoạt động

Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2023. Theo đó, lợi nhuận trước thuế đạt 4.139 tỷ đồng. So với báo cáo quản trị, lợi nhuận trước thuế của OCB giảm 1.088 tỷ đồng đến từ việc chi phí dự phòng tăng 501 tỷ đồng và điều chỉnh một số khoản mục thu nhập đã thực thu từ khách hàng trong năm 2023 sẽ được hạch toán trong năm 2024.

VN-Index hướng tới ngưỡng 1.300 – 1.320 điểm

VN-Index hướng tới ngưỡng 1.300 – 1.320 điểm

Nhóm cổ phiếu ngân hàng là động lực chính kéo chỉ số VN-Index đã vượt ngưỡng 1.281 điểm trong tuần qua. Tuần tăng mạnh trên nền thanh khoản cao sẽ tiếp tục tạo động lực để thị trường hướng tới ngưỡng 1.300 – 1.320 điểm.

Hệ thống Công ty chứng khoánVNDIRECT bị tấn công

Hệ thống Công ty chứng khoánVNDIRECT bị tấn công

VNDIRECT cho biết, hệ thống của công ty chứng khoán bị tấn công từ 10h sáng chủ nhật ngày 24/3 và đã được khắc phục, đang trong quá trình kết nối trở lại tuy nhiên quá trình hồi phục dự kiến mất thời gian.

Chat với BizLIVE