ĐHĐCĐ KIDO: Mục tiêu doanh thu 14.000 tỷ, cổ đông chất vấn quyền lợi khi Dầu Tường An hủy niêm yết

Lãnh đạo KIDO cho biết quyền lợi cổ đông nắm cổ phiếu Dầu Tường An được đảm bảo khi cổ phiếu TAC hủy niêm yết thông qua việc tập đoàn ủy quyền cho VDSC mua lại cổ phiếu.
ĐHĐCĐ KIDO tổ chức sáng nay theo hình thức trực tuyến
ĐHĐCĐ KIDO tổ chức sáng nay theo hình thức trực tuyến

Thông tin được lãnh đạo tập đoàn Kido (mã KDC) chia sẻ với cổ đông tại ĐHĐCĐ thường niên tổ chức theo hình thức trực tuyến vào sáng nay (23/3).

Trong phần thảo luận, chia sẻ về kế hoạch triển khai mảng bán lẻ, ông Trần Lệ Nguyên, Phó chủ tịch HĐQT KDC cho biết, hiện giờ tập đoàn có 3 mô hình bán lẻ. Một là mô hình bán lẻ sản phẩm khô với gần 450.000 điểm phân phối dầu ăn, bánh tươi. Sắp tới không chỉ bán các mặt hàng này, KDC ra các sản phẩm mới như nước chấm, nước mắm đều được đưa vào hệ thống bán lẻ này.

Hai là mô hình bán sản phẩm có tủ lạnh như kem, các sản phẩm của liên doanh Vibev hợp tác với Vinamilk. Liên doanh này khi ra mắt vướng dịch bệnh nên bị gián đoạn, hoạt động được khôi phục lại khi mở cửa, thời gian tới sẽ mở nhiều để tăng chuỗi cửa hàng.

Với mô hình Chuk Chuk bán các sản phẩm nước uống, cà phê, trà, hiện có 50 điểm chủ yếu ở trung tâm TP.HCM. Mục tiêu đến cuối 2022 nâng lên 200-300 điểm trên toàn quốc. Cụ thể vào đầu tháng 5 tới tập đoàn sẽ mở chuỗi Chuk Chuk ở phía bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh…

Trả lời cổ đông về quyền lợi khi hủy niêm yết cổ phiếu TAC của Dầu Tường An và tại sao không hoán đổi cổ phiếu như KDF trước đây, ông Nguyên cho biết, hiện tỷ lệ cổ đông nhỏ lẻ nắm giữ TAC còn ít, tập đoàn KIDO nắm trên 92%.

Theo đó, để đảm bảo quyền lợi cho cổ đông nhỏ nắm cổ phiếu TAC, ông Nguyên thông tin, KDC đã ký kết hợp đồng với CTCK Rồng Việt (VDSC) để ủy quyền giao dịch cổ phiếu TAC. Nếu cổ đông nào cần giao dịch cổ phiếu TAC, phía VDSC sẽ mua lại.

“Cổ đông yên tâm, sắp tới UBCK hủy niêm yết cổ phiếu TAC thì vẫn được giao dịch đến khi nào KDC mua hết 100% vốn Dầu Tường An”, Phó chủ tịch KIDO chia sẻ.

Đề cập về kế hoạch cơ cấu doanh thu, ông Bùi Thanh Tùng, Phó TGĐ tập đoàn cho biết, năm 2021 doanh thu tập đoàn là 10.497 tỷ đồng, riêng doanh thu ngành dầu ăn là 8.900 tỷ đồng, chiếm 85%, kem là 1.522 tỷ đồng, snacking là 70 tỷ đồng…

Năm 2022, tập đoàn đẩy mạnh mảng snacking, đặc biệt là bánh tươi, khô. Tuy tỷ trọng doanh thu dự kiến thay đổi nhưng mảng dầu ăn vẫn chiếm phần lớn. KDC hiện gia tăng thị phần mảng này, đẩy mạnh làm thị trường để trở thành dẫn đầu; ngành kem hiện đang dẫn đầu; với bánh kẹo mới quay trở lại sẽ khai thác nhanh các kênh bán hàng…

Về lo ngại cổ đông trước việc giá nguyên vật liệu tăng cao, tập đoàn kiểm soát ra sao, lãnh đạo KDC cho biết, câu chuyện giá nguyên vật liệu không phải bây giờ mới diễn ra mà đã tăng từ 2019 và tăng mạnh hơn từ 2022, không chỉ với riêng ngành dầu mà cả với ngành khác.

“Với Kido, tập đoàn có bộ phận nghiệp vụ quản trị giá mua và bán. Theo đó bộ phận phân tích tình hình trong nước và thế giới, tiến hành nghiên cứu, đánh giá, chọn thời điểm để quyết định mua và bán hàng, để đảm bảo sản xuất kinh doanh về nguồn nguyên vật liệu. Tập đoàn thực hiện tiết kiệm chi phí, gia tăng sản lượng bán hàng, kênh bán hàng, cơ cấu thị thị trường nhằm bù đắp một phần tăng giá nguyên vật liệu, đảm bảo đạt doanh thu, lợi nhuận trong 2022”, lãnh đạo KIDO cho biết.

Đề cập cụ thể thị phần dầu ăn của KDC, lãnh đạo tập đoàn cho biết, năm 2021 tập đoàn tiếp tục đứng vị trí số 2 toàn ngành tại Việt Nam với sự ghi nhận thị phần trong thị trường dầu ăn theo tỷ lệ sở hữu và chi phối tăng lên mức 39%, trong bối cảnh dịch bệnh và size thị trường vẫn tăng lên.

Lãnh đạo KDC đánh giá dư địa phát triển ngành dầu ăn tại Việt Nam còn lớn. Ngoài phát triển dầu cọ, tập đoàn hướng đến phát triển dầu nành, hướng dương, ô liu…

Đại hội đã thông qua kết quả kinh doanh đạt được năm 2021 với doanh thu thuần 10.497 tỷ đồng, hoàn thành 91,3% kế hoạch năm và tăng 26,1% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Kido đạt 688 tỷ đồng, hoàn thành 86% kế hoạch năm, tăng tưởng 65,3% so với năm 2020. Bên cạnh đó, tổng tài sản ở mức 14.073 tỷ đồng, tổng vốn chủ sở hữu 6.895 tỷ đồng.

Năm 2022, tập đoàn đặt mục tiêu doanh thu 14.000 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 33% so với kết quả năm 2021; lợi nhuận trước thuế 900 tỷ đồng, tăng trưởng 31%.

Ngoài ra, KDC cũng thông qua kế hoạch cổ tức 2022 đề ra là 6% bằng tiền mặt, tương đương 600 đồng/cổ phần; phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu với tỷ lệ 10% và phương án phát hành cổ phiếu thưởng theo chương trình lựa chọn người lao động với tỷ lệ 4%; thông qua giao dịch mua cổ phiếu TAC và Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (VOC) để nâng tỷ lệ sở hữu mà không phải chào mua công khai.

Đọc tiếp

C.P. Việt Nam: doanh thu tăng tiến, lợi nhuận giảm sâu

C.P. Việt Nam: doanh thu tăng tiến, lợi nhuận giảm sâu

Theo báo cáo cập nhật mới nhất, trái ngược với doanh thu “khủng” hơn 84 nghìn tỷ đồng trong năm 2022 thì lãi ròng của C.P. Việt Nam lại liên tục giảm giảm 40- 55% trong giai đoạn 2020-2021 và chỉ ở mức gần 5.000 tỷ đồng năm 2022.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Sống ở Ecopark, trẻ có tuổi thơ gần gũi thiên nhiên

Sống ở Ecopark, trẻ có tuổi thơ gần gũi thiên nhiên

Mỗi đứa trẻ là một “nhà khoa học bẩm sinh” và thiên nhiên chính là kho báu để trẻ trải nghiệm, khám phá cảnh quan, âm thanh, kết cấu của mọi sự vật bên ngoài. Trẻ sống trong môi trường gần gũi với tự nhiên sẽ hạnh phúc, khỏe mạnh hơn mỗi ngày.

Chat với BizLIVE