ĐHĐCĐ Dầu Tường An: Lãi 6 tháng đầu năm ước đạt 105 tỷ, chờ SCIC thoái vốn để sáp nhập vào KIDO

TAC ước doanh thu đạt 3.000 tỷ, tăng 37% so với cùng kỳ 2020. LNTT ước đạt 105 tỷ, tăng 22% so cùng kỳ.
ĐHĐCĐ TAC vừa diễn ra theo hình thức trực tuyến.
ĐHĐCĐ TAC vừa diễn ra theo hình thức trực tuyến.

Thông tin được lãnh đạo CTCP Dầu thực vật Tường An (mã TAC) chia sẻ với cổ đông tại ĐHĐCĐ thường niên tổ chức chiều ngày 17/6 theo hình thức trực tuyến.

Báo cáo tại đại hội, lãnh đạo TAC cho biết dù chịu ảnh hưởng đại dịch nhưng năm 2020 được đánh giá là một năm đột phá của Tường An khi các chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận đều vượt kế hoạch đề ra.

Kết thúc năm 2020, doanh thu thuần của Tường An đạt 5.247 tỷ đồng, tăng 26,67% so với năm 2019, lợi nhuận gộp tương ứng đạt 762 tỷ đồng, tăng 15,22% so với năm 2019. Trong đó, doanh thu đến từ phân khúc trung và cao cấp tăng 23% so với năm 2019.

Năm 2021 là năm còn nhiều khó khăn, thuận lợi đan xen đối với ngành thực phẩm do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đại dịch khiến các hoạt động sản xuất, dịch vụ tiếp tục bị thu hẹp, hoạt động thương mại đầu tư chưa có dấu hiệu khởi sắc, thị trường tiền tệ không ổn định. Bên cạnh đó, dù một số quốc gia hiện nay đã tiêm ngừa Covid-19 bắt đầu mở cửa trở lại nhưng hệ thống các chuỗi cung ứng lớn trên thế giới vẫn còn đứt quãng dẫn đến việc thiếu nguồn cung nguyên vật liệu, biến động giá cả, vận chuyển và logistics…

Lãnh đạo Tường An cho biết, thời gian sắp tới sẽ tập trung phát triển đa dạng hóa danh mục sản phẩm, tối ưu hóa mô hình chuỗi cung ứng và hoạt động hiệu quả. Thông qua mô hình kinh doanh hiệu quả và thương hiệu vững mạnh cùng những lợi thế về mặt quản trị, tài chính, Marketing, IT, hệ thống… từ công ty mẹ - Tập đoàn KIDO, Tường An đẩy nhanh kế hoạch hướng đến trở thành đơn vị dẫn đầu trong ngành dầu ăn ở Việt Nam và mở rộng sang các ngành hàng thực phẩm khác theo định hướng của Tập đoàn.

Theo đó, các kế hoạch trọng tâm được đề ra gồm tiếp tục phát triển các sản phẩm cốt lõi; tiếp tục chiến lược cao cấp hóa các sản phẩm nhóm sản phẩm dầu chuyên biệt, dầu ăn cao cấp; thực hiện tái cấu trúc theo mô hình tập đoàn, khai thác tối đa nguồn lực, tăng cường hệ thống quản trị, quản lý chi phí, tập trung vào sản xuất để gia tăng hiệu quả; phát triển đa dạng danh mục sản phẩm, gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu Tường An; tập trung phát triển theo chiều sâu, gia tăng độ phủ trên kênh đối với các dòng sản phẩm chủ lực.

Công ty sẽ đầu tư mở rộng, cải tiến nhà máy để nâng công suất nhằm giảm giá thành trong chi phí sản xuất, giảm chi phí vận chuyển và tăng sức cạnh tranh trên thị trường; gia tăng năng lực các bồn chứa để đảm bảo nguồn dự trữ cho sản xuất; thực hiện chiến lược khu vực hóa, xây dựng kế hoạch kinh doanh mùa vụ và danh mục sản phẩm phù hợp với từng địa phương nhằm tạo ra sức mạnh cạnh tranh, gia tăng thị phần; khai thác tối ưu hiệu quả chuỗi cung ứng sản phẩm và nguyên liệu…

Với những chiến lược nêu trên, Tường An đặt mục tiêu doanh thu thuần năm 2021 là 5.266 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 232 tỷ đồng, lần lượt tăng nhẹ 0,36% và 5% so với năm 2020. Tỷ lệ chia cổ tức dự kiến là 20%.

Phần thảo luận:

Cổ đông: Sau khi chuyển đổi mô hình kinh doanh, chi phí bán hàng, marketing quảng bá thương hiệu do KDC hay TAC chịu trách nhiệm?

Ông Bùi Thanh Tùng, CEO TAC: như kế hoạch 2021 có sự hỗ trợ từ tập đoàn từ phân phối để gia tăng cạnh tranh, tiết kiệm chi phí. KDC chịu trách nhiệm về marketing, chi phí bán hàng cũng như quảng bá thương hiệu. TAC tập trung vào vấn đề sản xuất nhằm tối hưu hóa chi phí sản xuất. KDC am hiểu về kênh phân phối, chiến lược mua hàng người tiêu dùng.

Dự kiến 6 tháng đầu năm 2021 doanh thu lợi nhuận đạt bao nhiêu?

Ông Tùng: TAC ước doanh thu đạt 3.000 tỷ, tăng 37% so với cùng kỳ 2020. LNTT ước đạt 105 tỷ, tăng 22% so cùng kỳ.

Công ty kế hoạch sáp nhật TAC vào KDC hay không?

Ông Trần Lệ Nguyên, Chủ tịch HĐQT TAC: Như đã biết trong TAC có 27% của VOC nắm giữ, SCIC nắm 36% tại VOC. Khi nào SCIC thoái vốn phần VOC thì KDC mời tư vấn, như trước đó đã trao đổi là có buổi ĐHCĐ bất thường để tiến tới sáp nhập TAC vào KDC. Hiện giờ về phía KDC, TAC là chờ thoái vốn của SCIC.

Việc thiếu hụt container, tăng cước vận chuyển, đứt chuỗi cung ứng toàn cầu ảnh hưởng kinh doanh của TAC như thế nào?

Bà Nguyễn Thị Xuân Liễu, thành viên HĐQT: Việc gẫy chứt chuỗi cung ứng toàn cầu là thực tế nhưng với ngành dầu, đặc biệt với TAC là doanh nghiệp lớn nên có những nhà cung cấp chuyên biệt ở Indonesia, Malaysia. Họ dùng tàu chuyên dụng chứ không phải bình thường, khi đặt hàng phía nhà cung cấp đã chuẩn bị hết, chuyên chở 10.000-20.000 tấn nên việc thiếu hụt container không bị ảnh hưởng.

TAC đóng vai trò như thế nào trong mảng dầu ăn của KDC đang phát triển?

 Ông Bùi Thanh Tùng: TAC có nhiều kinh nghiệm trong chế biến dầu ăn, trên 45 năm, có nhiều kinh nghiệm phát triển nhiều sản phẩm tối ưu nhằm đảm bảo bữa ăn gia đình Việt Nam. Về phía KDC rất có nhiều kinh nghiệm về định hướng tầm chiến lược, phân phối, marketing, phát triển sản phẩm nên vai trò của Tường An đóng góp trong chuỗi sản xuất hiện trên toàn quốc là khá tốt với hệ thống phân phối rộng. Khi sáp nhập kênh phân phối TAC vào KDC thành mạnh, sự cộng hưởng này đẩy mạnh mảng dầu ăn hiện tại và tương lai.

Chuyển đổi mô hình ảnh hưởng như thế nào tới lợi nhuận của TAC, chiến lược chiếm lĩnh thị trường phía Bắc như thế nào?

Bà Nguyễn Thị Xuân Liễu: Theo tờ trình chuyển đổi mô hình tất cả kinh doanh sang KDC, không phải năm nay mới phát sinh mà là chiến lược có tầm nhìn của tập đoàn. KDC hướng tới tập đoàn thực phẩm hàng đầu Việt Nam và khu vực, quản lý theo ngành hàng chứ không theo công ty. KDC có nền tảng phát triển bền vững, tập hợp tất cả nhà máy dầu, kem, thực phẩm, các đối tác OEM chuyên biệt hóa. Khi sản xuất ra sản phẩm tốt chuyên dùng cạnh tranh thị trường thì cần ngồn lực tài chính quản trị, marketing, đặc biệt là công nghệ. Cạnh tranh trong bối cảnh độ mở thị trường lớn, doanh nghiệp nước ngoài vào nhiều, các FTA có hiệu lực, nếu không đủ nguồn lực thì không chiếm lĩnh được thị trường. Đây là tầm nhìn nhà quản trị tới 2030 -2040, là lộ trình phát triển chứ không chỉ năm nay mới đưa ra định hướng. Đưa ra định hướng để cho thương hiệu TAC phát triển xa hơn nữa. Vấn đề lợi nhuận không bị ảnh hưởng bởi lúc đó TAC chỉ gánh phần chi phí sản xuất, tất cả chi phí khác thì KDC chịu.

Về thị trường Việt Nam, phía Bắc có Calofic, phía Nam có Tường An. Chúng tôi phát triển thị trường phía Nam đủ mạnh đến một thời điểm nào đó thấy cần thiết và hiện nay là thời điểm cần thiết. Như đã đề cập chúng tôi đã phát triển nhà máy Vinh, mở rộng nhà máy, có điều kiện đưa hàng từ miền Nam ra Bắc. Một thời gian nữa thì hàng hóa Tường An tràn đầy trên thị trường phía Bắc. Trên bản đồ thị trường dầu ăn Việt Nam có Calofic và Tường An, cạnh tranh lành mạnh của các công ty là cần thiết giúp người tiêu dùng có sản phẩm tốt. Chúng tôi tin tưởng sẽ chiếm lĩnh thị trường phía Bắc, giữ vị trí tốt, cao thị trường ngành dầu Việt Nam.

KDC hướng tới không chỉ ngành dầu mà nhiều ngành khác trong thị trường thực phẩm thiết yếu, hiện tiến hành các công nghệ để đem sản phẩm tới gần nhất với người tiêu dùng.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

T&T Group hợp tác với Wyndham Hotels & Resorts vận hành khách sạn tại Hải Dương

T&T Group hợp tác với Wyndham Hotels & Resorts vận hành khách sạn tại Hải Dương

Dự án khách sạn của T&T Group tọa lạc giữa trung tâm thành phố Hải Dương vừa chính thức trở thành 1 trong 43 khách sạn mang thương hiệu Wyndham tại Việt Nam và là khách sạn duy nhất tại Hải Dương được vận hành quản lý bởi Wyndham Hotels & Resorts - đơn vị cung cấp dịch vụ quản lý vận hành khách sạn uy tín trên toàn cầu.

BB Power Holdings của ông Vũ Quang Bảo lỗ "khủng" hơn 739 tỷ đồng năm qua

BB Power Holdings báo lỗ hơn 739 tỷ đồng năm qua

BB Powr Holding - thành viên BB Group thuộc sở hữu của ông Vũ Quang Bảo báo lỗ hơn 739 tỷ đồng trong năm 2023. Đây là mức lỗ "khủng" nhất của công ty chuyên đầu tư vào các doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng này trong 3 năm trở lại đây.

Chat với BizLIVE