ĐHĐCĐ ACB: Lợi nhuận quý 1 tăng tới 35%, kỳ vọng khoản thu nhập bất thường

ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng đến 25%, đạt 15.018 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%.
Với kết quả quý 1, ACB tin tưởng hoàn thành tốt chỉ tiêu năm nay
Với kết quả quý 1, ACB tin tưởng hoàn thành tốt chỉ tiêu năm nay

Sáng 7/4, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) tiến hành ĐHĐCĐ thường niên 2022.

Tại đại hội, năm 2022, ACB đặt mục tiêu tổng tài sản đạt 558.187 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2021; Tiền gửi khách hàng đạt 421.897 tỷ đồng, cũng tăng 11%; Dư nợ cho vay đạt 398.299 tỷ đồng, tăng 10% và sẽ được điều chỉnh tăng đến mức cao hơn khi có sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước (NHNN); Lợi nhuận trước thuế đặt mục tiêu tăng đến 25%, kỳ vọng đạt 15.018 tỷ đồng; Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%.

Theo đánh giá của HĐQT ACB, nhu cầu tín dụng sẽ tăng cao, nhất là từ quý 2/2022, do đó đòi hỏi sự chuẩn bị dài hạn hơn về nguồn vốn.

Theo đó, ACB dự kiến phát hành hơn 675 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2021 cho cổ đông, tương đương tỷ lệ 25%. Nguồn sử dụng để tăng vốn điều lệ từ lợi nhuận có thể sử dụng chia cổ tức sau khi đã trích lập đầy đủ các quỹ và lợi nhuận năm trước còn lại chưa chia theo BCTC kiểm toán tại thời điểm 31/12/2021.

Sau khi chia cổ tức, vốn điều lệ của ACB dự kiến tăng từ 27.019 tỷ đồng lên 33.774 tỷ đồng. Thời gian dự kiến hoàn thành trong quý 3/2022.

Lãnh đạo ngân hàng cho rằng, việc tăng vốn điều lệ là cần thiết đối với ACB nhằm tăng thêm nguồn vốn trung, dài hạn cho các hoạt động cấp tín dụng, đầu tư trái phiếu Chính phủ của ngân hàng. Đồng thời, ngân hàng còn có thêm nguồn vốn để xây dựng văn phòng làm việc; sửa chữa, di dời trụ sở kênh phân phối; đầu tư vào các dự án thực hiện chiến lược 2019-2024.

Tỷ trọng tín dụng bán lẻ cao nhất ngành

Chia sẻ trong phần thảo luận, Tổng giám đốc ACB Từ Tiến Phát cho biết, ngân hàng sẽ phát triển nhanh số lượng khách hàng, trọng tâm thứ hai là phát triển ngân hàng số dựa vào ba trụ cột (ngân hàng số, chuyển đổi quy trình công nghệ số, chuyển đổi dữ liệu và chuyển từ phân phối truyền thống sang phân phối tự động).

Theo ông Phát, ACB sẽ tiếp tục duy trì chính sách thu hút, giữ chân nhân tài từ bên ngoài, cũng như phát triển nhân tài từ bên trong. Cuối cùng là áp dụng quy chuẩn quản trị rủi ro theo chuẩn quốc tế.

Trả lời cổ đông về danh mục tín dụng, ông Phát cho biết, mảng cá nhân chiếm 63%, SME chiếm 31% trong tổng bán lẻ. Mảng bán lẻ chiếm 94% tổng cho vay, là tỷ trọng cao trong ngành. Với lĩnh vực bất động sản, tỷ lệ cho vay ở mức thấp, chiếm 4,9%. Mảng KHCN của ACB có 1/3 là hỗ trợ khách hàng vay đáp ứng nhu cầu kinh doanh.

Về NIM 2021 của ACB, lãnh đạo ngân hàng cho biết tăng 0,4% so với cuối năm 2020 ở mức 3,9%. Lãi suất cho vay trong năm 2021 giảm mạnh, là hoạt động hỗ trợ khách hàng. Tuy nhiên, ngân hàng đã cải thiện tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA), thu hút được nguồn vốn giá rẻ, do đó đã giúp NIM cải thiện tốt.

“Tỷ lệ CASA đến nay là 27%. Ngân hàng đã đầu tư để tăng trưởng CASA trong nhiều năm qua, triển khai nhiều sản phẩm miễn phí, hoàn tiền đến 2%. ACB cũng đẩy mạnh phát triển ngân hàng số. Trong tháng 4 này sẽ ra thêm sản phẩm mới về ngân hàng số để thu hút khách hàng. Đồng thời, ngân hàng cũng đã tích hợp hệ sinh thái số từ fintech, kỳ vọng CASA sẽ tăng trưởng cao hơn mức 27% lên khoảng 28-29% tới cuối năm nay”, CEO ngân hàng cho biết.

Trả lời thắc mắc tiến độ của cổ đông về đầu tư ngân hàng số, ông Phát cho biết, ngân hàng số là mảng trọng tâm của ACB, dựa vào 4 trụ cột chính gồm xây dựng thương hiệu, đội ngũ ngân hàng số, mô hình vận hành chuyên biệt (khép kín quy trình onboard khách hàng), tích hợp hệ sinh thái số bên ngoài.

“Mỗi năm ACB có đầu tư lớn về CNTT, ngân hàng số khoảng 1.000 tỷ đồng. Do đó, vị thế về ngân hàng số của ngân hàng sẽ có tăng trưởng vượt bậc thời gian tới”, ông Phát chia sẻ.

Đã đạt khoảng 4.200 tỷ đồng lợi nhuận hợp nhất quý 1

Về triển vọng hoàn nhập trích lập dự phòng, lãnh đạo ngân hàng cho biết, ACB đã trích lập 2.300 tỷ đồng theo Thông tư 14, trích đủ 100%. Đầu năm 2022, tình hình khách hàng cơ cấu đã cải thiện tốt từ 27.000 tỷ cơ cấu trong 2021, đến quý 1/2022 chỉ còn 15.000 tỷ, từ đó hy vọng mức hoàn nhập dự phòng sẽ tốt hơn trong năm nay.

Theo lãnh đạo ACB, quý 1 tình hình nợ xấu cải thiện về còn 0,74%. Năm qua tình hình dịch bệnh căng thẳng nhưng quý 1 đã cải thiện tốt, ACB tự tin đã cải thiện nợ xấu dưới 1%. Dự phóng nợ xấu 2022 không xấu hơn mức trích lập dự phòng tăng thêm.

Đề cập sơ lược kết quả kinh doanh quý 1/2022, Chủ tịch HĐQT Trần Hùng Huy cho biết, tín dụng tăng 5,2% so với đầu năm, huy động tăng 1,6%; tỷ lệ CASA đạt 27% tại thời điểm cuối quý 1; Lợi nhuận hợp nhất khoảng 4.200 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ, thu nhập ngoài lãi 1.300 tỷ đồng, tăng 37%; Tỷ lệ nợ xấu cải thiện hơn đạt 0,74%, bao phủ nợ xấu khoảng 200%.

Theo ông Huy, với kết quả quý 1, ACB tin tưởng hoàn thành tốt chỉ tiêu năm nay. Ngoài tăng trưởng tín dụng đưa ra 10%, ngân hàng cũng đưa ra mức phấn đấu 16%.

“Vừa qua ACB có trích lập dự phòng khoảng 2.300 tỷ đồng, thoái lãi gần 600 tỷ đồng. Nếu tình hình kinh tế khả quan, ngân hàng kỳ vọng đây sẽ là khoản thu nhập bất thường trong năm nay”, Chủ tịch ACB cho biết.

Đọc tiếp

Techcombank: Tỷ lệ CASA quý I/2024 ở mức 40,5%, giữ ngôi vị quán quân

Techcombank: Tỷ lệ CASA quý I/2024 ở mức 40,5%, giữ ngôi vị quán quân

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 7.802 tỷ đồng, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi thế về vốn giá rẻ (tiền gửi không kỳ hạn - CASA) quý I tiếp tục tăng lên 40,5%, vượt xa các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Quý I, Chứng khoán DNSE tăng doanh thu 21% so với cùng kỳ

Quý I, Chứng khoán DNSE tăng doanh thu 21% so với cùng kỳ

Quý I/2024, Chứng khoán DNSE ghi nhận doanh thu tăng 21%, lợi nhuận sau thuế tăng 78% so với cùng kỳ, đồng thời tiếp tục thuộc top dẫn đầu thị phần tài khoản mở mới, chiếm 30% tổng số tài khoản mở mới toàn thị trường.

Nhịp cầu doanh nghiệp

"Siêu ưu đãi phí" - BAC A BANK tiếp tục trợ lực giúp doanh nghiệp kinh doanh bứt tốc

"Siêu ưu đãi phí" - BAC A BANK tiếp tục trợ lực giúp doanh nghiệp kinh doanh bứt tốc

Từ nay đến hết ngày 31/12/2024, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) triển khai chương trình ưu đãi phí dịch vụ "Siêu ưu đãi phí - Bứt tốc kinh doanh” dành cho khách hàng doanh nghiệp với những ưu đãi hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu giao dịch đa dạng, giúp doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động, hướng tới các mục tiêu tăng trưởng dài hạn.

Ảnh minh họa

Giá vàng trong nước hạ nhiệt trước "giờ G"

Giá vàng trong nước hạ nhiệt cùng đà đi xuống của kim loại quý trên thị trường quốc tế. Thị trường chờ đợi thông tin từ phiên đấu thầu vàng của NHNN với khối lượng 16.800 lượng.

HOSE đã lên lịch chuyển đổi sang KRX

HOSE đã lên lịch chuyển đổi sang KRX

Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) đã gửi thông báo đến các CTCK về kế hoạch triển khai chính thức KRX, dự kiến ngày 2/5 sẽ chính thức vận hành hệ thống giao dịch mới.

Chat với BizLIVE