Đất ngoại thành lại tăng giá... chóng mặt

Thời gian gần đây giá nhà, đất khu vực Bình Chánh, Hóc Môn “tăng chóng mặt” vì có tin… sắp thành lập quận mới tại đây.
Đất nhà vườn tại Hóc Môn đang được giới đầu cơ đồn thổi, đẩy giá.
Đất nhà vườn tại Hóc Môn đang được giới đầu cơ đồn thổi, đẩy giá.

Tương tự, giới đầu tư bất động sản ở quận 12, huyện Củ Chi cũng đã đẩy giá đất tăng cao trước thông tin một doanh nghiệp sẽ xây dựng khu đô thị mới quy mô 15.000ha và tuyến đường ven sông dài 63km từ đường Hàm Nghi (quận 1) đến cầu Bến Súc (Củ Chi…

Giá đất tăng theo tin đồn

Theo ghi nhận của phóng viên, khoảng hơn 1 tháng nay, tình trạng sốt giá đất xảy ra ở các quận, huyện vùng ven, đặc biệt là tại một số xã thuộc các huyện Bình Chánh, Hóc Môn mà giới “cò” đất cho rằng sẽ thành lập quận mới Bình Châu (!?). Anh Nguyễn Văn Bình (ngụ xã Phạm Văn Hai, Bình Chánh) cho biết: “Trước tết tôi tính mua một miếng đất ở gần nhà, chủ đất đòi 1 tỉ đồng nhưng do chưa có giấy tờ nên tôi chưa mua. Vậy mà, về quê ăn tết xong vào, lại nghe nói chủ đất đã nâng giá lên 1,5 tỷ đồng và vẫn chưa có giấy tờ”.

Tại xã Vĩnh Lộc A (Bình Chánh) hay Xuân Thới Thượng (Hóc Môn), giới môi giới nhà đất cũng đua nhau đẩy giá đất lên cao. Khi biết chúng tôi có ý định mua một lô đất khu vực đường Nguyễn Thị Tú (Bình Chánh), nhân viên môi giới tên Thành sốt sắng: “Đất ở đây lên từng ngày anh ơi, quận Bình Châu mà thành lập còn lên nữa, giá đất đã tăng 5 triệu đồng/m2 so với trước tết, anh nên tranh thủ mà mua”.

Tương tự, anh Trần Văn Đ. (ngụ xã Lê Minh Xuân, Bình Chánh) cho biết cách đây 6 tháng, anh có ý định mua một lô đất trong khu tái định cư Vĩnh Lộc B, diện tích 4x16m. Khi đó, môi giới đòi giá 800 triệu đồng nhưng anh chê đắt không mua. Vừa rồi, anh hỏi lại thì mảnh đất đó đã lên giá 1,6 tỉ đồng! Điều đáng nói là khu tái định cư này vẫn trong tình trạng dân cư thưa thớt, hàng trăm căn hộ chưa có người ở, nhưng đất sốt vẫn cứ sốt.

Tại huyện Củ Chi, nhiều người cũng hồ hởi trước thông tin về dự án “khủng” 15.000ha của một tập đoàn và con đường ven sông nối trung tâm TP với Củ Chi. Một người dân xã Trung An (Củ Chi) cho biết, ai cũng ghim đất không bán, để dò la thông tin.

Tỉnh táo trước thông tin chưa rõ ràng

Trao đổi với phóng viên, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cho biết về chủ trương xây dựng đường ven sông thì TP ủng hộ, còn xây dựng một đô thị mới 15.000ha bằng cách giải tỏa trắng xã Trung An thì TP không đồng ý. “Tại sao không đầu tư vào Khu đô thị Tây Bắc? Nơi này đã có sẵn quy hoạch, quỹ đất, bao nhiêu năm chưa thực hiện xong, do đó nên khuyến khích các nhà đầu tư vào đó”.

Quan điểm của người đứng đầu chính quyền TP không phải không có lý. TP đang triển khai Khu đô thị Tây Bắc Củ Chi rộng khoảng 6.000ha, nhưng sau hàng chục năm, khu đô thị này vẫn chưa được hình thành. Nguyên nhân thất bại được cho là khu Tây Bắc Củ Chi nằm kế kinh Sáng bị ô nhiễm nghiêm trọng từ các nhà máy, các khu công nghiệp ở TP HCM và Long An, đặc biệt từ là bãi rác Phước Hiệp.

Không những vậy, hệ thống hạ tầng không được đầu tư để kết nối khu vực này với trung tâm TP, khiến việc di chuyển từ Khu đô thị Tây Bắc Củ Chi vào trung tâm không thuận tiện, nên các nhà đầu tư “ngó lơ”. Trước đó, tại khu vực này, ngoài dự án Khu đô thị Tây Bắc còn có một số “siêu dự án” khác. Ví dụ như Khu đô thị đại học của một tập đoàn đến từ Malaysia với tổng vốn đầu tư 1,2 tỷ USD, nhưng sau cả chục năm cũng vẫn giậm chân tại chỗ.

Hay dự án Khu đô thị mới An Phú Hưng của Công ty TNHH MTV An Phú, có quy mô hơn 6,1 triệu m2 tại 2 xã Tân Hiệp và Tân Thới Nhì (Hóc Môn). Sau nhiều năm được TP ban hành Quyết định giao đất 573/QĐ (12/2/2004) để triển khai dự án, mới đây, TP đã ban hành Quyết định 5195 để thu hồi, hủy bỏ dự án nói trên, do chủ đầu tư chưa bồi thường, giải phóng mặt bằng, kéo dài quá lâu.

Còn việc “lên quận” tại các huyện vùng ven, theo Sở Nội vụ TP HCM, qua rà soát thực trạng kinh tế - xã hội, hạ tầng và các tiêu chí để quy hoạch thành quận của huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè cho thấy đã cơ bản hoàn thành, chỉ còn thiếu một số tiêu chí để đạt điều kiện thành lập quận. Sở đang rà soát hết các huyện trước khi báo cáo chính thức bằng văn bản với UBND TP HCM vào tháng 3. Tuy nhiên, tất cả những vấn đề trên chỉ là “đề án” đang được xây dựng, còn phải bàn bạc rất nhiều trước khi trình các cơ quan chức năng TP và Trung ương xem xét.

Tuy thông tin chưa có gì chính thức, nhưng những ngày gần đây, đất Củ Chi, Hóc Môn đang “sốt giá” ào ào. Cứ như là dự án đang được triển khai và sắp hoàn thành đến nơi. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo nhà đầu tư nên cẩn trọng, vì thực tế cũng đã có nhiều trường hợp đầu tư thất bại do tin đồn, kiểu như “trục đường tâm linh”, “thủ đô Ba Vì” của Hà Nội hay TP mới Nhơn Trạch của Đồng Nai…

Theo Sài Gòn giải phóng

Đọc tiếp

Cần gì để tránh vết xe đổ khi đấu giá lại loạt "đất vàng" Thủ Thiêm?

Cần gì để tránh vết xe đổ khi đấu giá lại loạt "đất vàng" Thủ Thiêm?

Theo kế hoạch đấu giá năm 2024, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) dự định đấu giá 4 lô đất trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm và 3.790 căn hộ chung cư trước đây được xây dựng tái định cư. Hiện Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã và đang hoàn thiện các khâu trong quy trình đấu giá như: phương án đấu giá, việc tổ chức lại việc bán đấu giá, xác định giá khởi điểm.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chuyên gia Savills: Nhà đầu tư nước ngoài ngày càng cởi mở hơn khi đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam

Chuyên gia Savills: Nhà đầu tư nước ngoài ngày càng cởi mở hơn khi đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam

Nếu như trước đây nhà đầu tư nước ngoài với tiềm lực tài chính dồi dào chủ yếu ưu tiên phương án đầu tư chiếm quyền kiểm soát, thì giờ đây họ cởi mở hơn với nhiều hình thức đầu tư khác nhau, từ đầu tư tài chính, góp vốn, tới việc hợp tác kinh doanh … để khai thác tối đa tiềm năng thị trường Việt Nam.

Savills: Luật Đất đai giảm thiểu rủi ro cho Việt kiều sở hữu bất động sản ở Việt Nam

Savills: Luật Đất đai giảm thiểu rủi ro cho Việt kiều sở hữu bất động sản ở Việt Nam

Việc mở rộng quyền sử dụng đất cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai mới được thông qua là một tin đáng mừng cho cộng đồng Việt kiều có mong muốn sở hữu bất động sản tại Việt Nam. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi dòng kiều hối trong năm 2023 đạt mức hơn 16 tỷ USD, tăng mạnh 32% so với năm 2022.

Chủ tịch HoREA: 'Thị trường bất động sản đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất'

Chủ tịch HoREA: 'Thị trường bất động sản đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất'

Đến cuối năm 2023, thị trường bất động sản cả nước và TP.HCM đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, đồng thời bước vào chu kỳ phục hồi, tăng trưởng trở lại. Với đà phục hồi này có thể nhận định là thị trường bất động sản sẽ trở lại hoạt động bình thường và bước vào chu kỳ phát triển mới từ nửa cuối năm 2024.

Thị trường nhà ở Hà Nội 2024: Trông chờ vào sự thay đổi từ các dự án đầu tư hạ tầng

Thị trường nhà ở Hà Nội 2024: Trông chờ vào sự thay đổi từ các dự án đầu tư hạ tầng

Các dự án đầu tư hạ tầng như đường Vành đai 3,5 và 4 sẽ mở rộng thị trường nhà ở Hà Nội, hướng tới không tập trung nguồn cầu ở các khu vực nội thành, khu vực trung tâm. Cơ sở hạ tầng phát triển sẽ thúc đẩy nhu cầu nhà ở ra các tỉnh và khu vực lân cận với giá cả hợp lý và quỹ đất lớn hơn, theo chuyên gia.

Giá nhà sẽ quay đầu giảm khi nhu cầu chuyển sang vùng ven?

Giá nhà sẽ quay đầu giảm khi nhu cầu chuyển sang vùng ven?

Trong dài hạn, mặt bằng giá bất động sản sẽ hạ khi nhu cầu đang dồn vào vũng lõi nội đô dịch chuyển sang khu vực ven trung tâm – nơi có ưu thế để tạo lập quỹ đất, phát triển các dự án quy mô lớn, giúp dự án có giá bán tốt hơn.

Chat với BizLIVE