Chứng khoán 26/4

Đảo chiều tăng 2,32%, phiên hồi phục của VN-Index có biên độ lên tới 80 điểm

Sắc tím đã xuất hiện ở khá nhiều cổ phiếu lớn là sự phản kháng thị trường rất kỳ vọng. VN30 chốt phiên tăng tới 2,23% là mức tăng tốt nhất kể từ phiên 1/4.
Đảo chiều tăng 2,32%, phiên hồi phục của VN-Index có biên độ lên tới 80 điểm

Rất nhiều phiên sụt giảm của thị trường đã trôi qua nhưng chưa có một phiên nào có sự hồi phục tốt như phiên hôm nay. Chỉ số VN30 tăng 2,23% lên 1.396,9 điểm.

Lần gần nhất, VN30 có mức tăng tốt hơn là phiên 1/4 với mức tăng 2,25% để giúp VN-Index vượt qua các thông tin tiêu cực và vượt 1.500 điểm.

Sự phản kháng mạnh nhất của nhóm VN30 đến với các cổ phiếu như VRE (+6,9%), SAB (+6,7%), VPB (+6,3%) đều tăng trên 6% dù trong phiên đã có thời điểm giảm 3-5%. Cùng với đó là hàng loạt mã tăng trên 3% như BVH (+5,6%), MBB (+4,4%), POW (+4,4%), GAS (+4,3%), GVR (+3,8%), VNM (+3,3%), VHM (+3,2%).

Hoạt động bắt đáy của nhà đầu tư ngoại là những lực đẩy khá quan trọng giúp cho nhóm cổ phiếu lớn hồi phục. Mã được mua mạnh nhất chính là VNM (+93,62 tỷ đồng) cùng với các mã BVH (+48,7 tỷ đồng), MSN (+40 tỷ đồng), VRE (+20 tỷ đồng), SAB (+17,35 tỷ đồng), GAS (+16,1 tỷ đồng).

Diễn biến mua ròng còn được dàn trải khá rộng sang cả các cổ phiếu Midcap như DGC (+74,5 tỷ đồng), DPM (+64,8 tỷ đồng), DCM (+47 tỷ đồng), PVD (+43 tỷ đồng), DIG (+34,4 tỷ đồng)… Quy mô mua ròng của khối ngoại đến cuối phiên đã đạt tổng cộng 1.040 tỷ đồng.

Nhờ đó, thị trường chung cũng gần như không còn nhiều mã điều chỉnh sâu. Các mã PVD, NLG, VND, HDC, HBC, LDG, DIG, CTD, HQC, FLC, ROS, PHR chốt phiên tăng trần và mở ra hy vọng để hồi phục. Tổng số mã tăng trần trên HOSE là 53 mã.

Còn xét về độ rộng, sắc xanh đã tăng gấp 2 lần so với phiên sáng khi đạt 70% mã tăng, so với 21% mã giảm và 9 mã đứng giá tham chiếu.

VN-Index từ đáy trong phiên là 1.261 điểm đã đảo chiều tăng lên 1.341,34 điểm (+6%). Biên độ của chỉ số trong cả phiên lên tới 80 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 21.000 tỷ đồng.

Trên HNX, CEO, PVC, TAR, PVS, VMC đều tăng gần 10% giúp cho chỉ số HNX-Index tăng 2,31%.

Còn UPCoM-Index cũng tăng 1,62%. Tổng giá trị giao dịch của 2 sàn này đạt khoảng 2.500 tỷ đồng.

****

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index cũng đã quay về sát tham chiếu trong khi VN30 đang giữ được sắc xanh. Ngân hàng đã an lan tỏa được hiệu ứng tâm lý để giúp cho một loạt mã tăng giá như HDB (+3,6%), BID (+2,4%), MBB (+2,1%), VPB (+2%) ghi nhận mức tăng từ 2% trở lên.

Sự tham gia của SAB (+4,1%), MWG (+2,1%), VRE (+1,9%), VIC (+1,3%) cũng là chỉ dấu rất quan trọng cho ý chí của dòng tiền lớn trong đó SAB tăng mạnh là diễn biến đặc biệt nhất. Thông thường, cổ phiếu này chỉ xuất hiện ở một số thời điểm rất nhạy cảm như đáo hạn phái sinh hay các nhịp điều chỉnh của thị trường để cân bằng lại áp lực của các cổ phiếu lớn khác. Sự xuất hiện của SAB trong sáng nay đã giúp triệt tiêu đi đáng kể tác động của VHM (-3,5%) và VCB (-2,3%).

VN-Index thậm chí đã có lúc lấy lại được sắc xanh cuối phiên sáng và mức điểm số hiện tại đang là 1.307,12 điểm (-3,8 điểm). Thanh khoản của thị trường cũng đã có sự cải thiện so với phiên hôm qua nhờ tiền bắt đáy.

Ngoài dòng tiền nội, nhóm quỹ ngoại cũng đang mua ròng mạnh với giá trị ròng khoảng 680 tỷ đồng. Tổng giá trị giao dịch của HOSE đạt 13.174 tỷ đồng, tăng khoảng 45% so với phiên sáng hôm qua. Đây cũng là mức tiệm cận với thanh khoản bình quân của 1 tháng.

Với HNX-Index, chỉ số cũng thu hẹp lại đáng kể đà giảm. Tuy nhiên với đặc tính đang là chỉ số đi sau và phụ thuộc vào sự dẫn dắt của VN-Index nên mức giảm đang là 0,76%. Điểm số hiện đang là 334,96 điểm (-2,55 điểm). Thanh khoản của sàn đang là 1.120 tỷ đồng.

*****

Sau phiên giảm gần 5%, thị trường phải đương đầu với áp lực bán ra còn tồn đọng nên từ đầu phiên sáng việc đạp chỉ số lại diễn ra. VN-Index bị kéo giảm mạnh và có lúc đã để mất tiếp gần 50 điểm xuống 1.261 điểm, mức thấp nhất trong vòng 9 tháng trở lại đây.

Điểm tích cực là phản ứng của dòng tiền bắt đáy đã thể hiện khá tốt trong nhịp giật xuống này. Nên từ vùng 1.261 điểm, VN-Index đã dần bật lên để áp sát lại mốc tham chiếu ở 1.310 điểm.

Nhóm Ngân hàng đã tham gia trở lại với MBB (+1,42%), VPB (+1,31%) cùng HPG (+0,5%), VRE (+1,2%). Các nhân tố gây giảm mạnh như VCB (-2,2%), VHM (-2,4%) cũng dần thu hẹp lại đà giảm thay vì cố tình tạo thêm sức ép.

Nỗ lực của các cổ phiếu lớn sẽ quyết định tới khả năng hồi phục của thị trường ở thời điểm này nên ưu tiên sẽ khó dành cho các cổ phiếu Midcap và Penny.

Các mã đã giảm sâu trong phiên sáng như HDG (-5,85%), HDC (-4,62%), ANV (-6,44%), MIG (-3,42%) đang chờ tín hiệu quyết liệt hơn nên vẫn chưa thực sự bật lên. Tuy nhiên, cũng đã có sắc xanh xuất hiện ở các mã PVD (+1,1%), NLG (+2,5%), DXG (+1,5%), VND (+2,04%), PHR (+5,8%), GMD (+6,4%), ITA (+6,42%) cho thấy cầu bắt đáy đang phát huy vai trò.

Tính đến 10h30, VN-Index đã bật lên 1.295 điểm trong khi đó HNX-Index cũng bật lên 330 điểm.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Giai đoạn thị trường chưa rõ ràng, vào lệch sóng không đem lại thành quả cho nhà đầu tư chứng khoán

Giai đoạn thị trường chưa rõ ràng, vào lệch sóng không đem lại thành quả cho nhà đầu tư chứng khoán

Ông Bùi Văn Huy, Giám đốc chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, Công ty Chứng khoán DSC cho biết dòng tiền trên thị trường vẫn chưa khắc phục được tình trạng yếu đi trước những thông tin mới ở thế giới và trong nước. Nhà đầu tư "đánh" lệch sóng trong giai đoạn gần đây thường không mang lại thành quả.

Ảnh minh họa

Giá vàng giảm, tỷ giá USD/VND tăng mạnh

Giá vàng SJC sáng nay ghi nhận giảm 1,1 triệu đồng/lượng, xuống mốc 83 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, tỷ giá USD/VND được các ngân hàng đồng loạt điều chỉnh tăng mạnh.

Chat với BizLIVE