Đằng sau việc Cảng Hải Phòng bị hủy niêm yết

Theo VIMC, tồn tại trên BCTC của Cảng Hải Phòng kéo dài trong nhiều năm bởi nguyên nhân khách quan do chưa có ý kiến chỉ đạo từ các bộ, ngành, Chính phủ và đây cũng là vướng mắc dẫn đến việc quyết toán vốn nhà nước tại Cảng Hải Phòng đến nay chưa xong.
Đằng sau việc Cảng Hải Phòng bị hủy niêm yết

Ngày 31/8/2022 tới đây dự kiến là ngày huỷ niêm yết bắt buộc của cổ phiếu PHP (CTCP Cảng Hải Phòng – công ty con của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam – CTCP (VIMC), ngày giao dịch cuối cùng tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) là 30/8/2022. Trước đó, ngày 17/8/2022, HNX đã ban hành quyết định về việc hủy bỏ niêm yết bắt buộc cổ phiếu PHP do BCTC năm đã được kiểm toán của Cảng Hải Phòng có ý kiến ngoại trừ của kiểm toán trong 3 năm 2019, 2020, 2021.

Trên BCTC kiểm toán năm 2021, đơn vị kiểm toán đã đưa ý kiến ngoại trừ về chỉ tiêu tài sản cố định hữu hình của Cảng Hải Phòng. Cụ thể, công ty chưa ghi nhận và phản ánh chi phí thuê các tài sản liên quan đến cầu cảng số 4, 5 và bãi container Cảng Chùa Vẽ. Tổng nguyên giá của các tài sản trên là 279,7 tỷ đồng.

Đây là tài sản thuộc Dự án cải tạo, nâng cấp Cảng Hải Phòng giai đoạn 2 do Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) làm chủ đầu tư, sử dụng nguồn vốn vay ODA Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ. Hiện tại, công ty đang trình cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án thuê khai thác các dự án này.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng yêu cầu kiểm tra lại quá trình cổ phần hóa, trong điều kiện hồ sơ quyết toán giá trị vốn Nhà nước tại thời điểm cổ phần hóa của Cảng Hải Phòng chưa được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Do không thể xác định được ảnh hưởng của quá trình kiểm tra nên đơn vị kiểm toán không thể xác định được liệu có cần điều chỉnh các khoản mục có liên quan hay không.

Theo yêu cầu của Bộ Tài chính, Cảng Hải Phòng đã tạm nộp vào ngân sách Nhà nước một số khoản có liên quan đến dự án nêu trên, bao gồm khoản khấu hao từ năm 2014 đến 31/12/2018 (44,8 tỷ đồng), chi phí lãi vay ODA Nhật Bản tạm trích trước (149,3 tỷ đồng). Theo nghị quyết HĐQT ngày 12/06/2020, công ty đã dừng trích khấu hao, dừng ghi nhận chi phí lãi vay kể từ ngày 01/01/2020 đối với các tài sản thuộc nhóm tài sản trên và đang chờ phê duyệt để quản lý chính thức.

Thực tế, ngay sau khi nhận thông báo về khả năng bị hủy niêm yết hồi cuối tháng 3, VIMC và Cảng Hải Phòng đã có các văn bản số 890/CHP-TCKT ngày 31/3/2022; số 494/HHVN-TCKT ngày 04/4/2022 và số 1133/CHP-TCKT ngày 13/4/2022 gửi HNX giải trình về ý kiến kiểm toán ngoại trừ nêu trong BCTC hợp nhất.

Trước đó, liên tục từ năm 2016 đến nay, VIMC cùng Cảng Hải Phòng đã có nhiều báo cáo, nhiều buổi làm việc với Bộ GTVT, Bộ Tài chính về phương án xử lý đối với tài sản cầu số 04, số 05 và bãi container Cảng Chùa Vẽ.

Sau khi tổng hợp các ý kiến tham gia, Bộ GTVT đã có công văn số 10855/BGTVT-KCHT ngày 28/10/2020 gửi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về hạch toán tăng tài sản và xây dựng phương án vay, lãi vay đối với giá trị các cầu cảng số 04, số 05 thuộc bến cảng Chùa Vẽ - Cảng Hải Phòng.

Do chưa được phê duyệt phương án, đến ngày 18/3/2022, Cảng Hải Phòng tiếp tục có văn bản số 765/CV-CHP đề nghị Bộ GTVT có ý kiến báo cáo Chính phủ/Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt phương án để công ty có thể thực hiện được nghĩa vụ của Công ty cho Nhà nước cũng như sớm quyết toán được phần vốn Nhà nước bàn giao sang công ty cổ phần.

Trả lời văn bản trên, Bộ GTVT cho biết, sau khi được Chính phủ có ý kiến về đề nghị của Bộ đối với nội dung này, Bộ sẽ khẩn trương phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức, xây dựng, triển khai thực hiện theo quy định.

VIMC cho rằng tồn tại trên kéo dài trong nhiều năm bởi nguyên nhân khách quan do chưa có ý kiến chỉ đạo từ các bộ, ngành, Chính phủ, không phải chủ quan từ phía Cảng Hải Phòng. Đây cũng là vướng mắc dẫn đến việc quyết toán vốn nhà nước tại Cảng Hải Phòng đến nay chưa xong.

Do đó, VIMC đã đề nghị Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp có văn bản gửi HNX đề nghị tiếp tục duy trì niêm yết cổ phiếu PHP đồng thời kiến nghị Chính phủ/ Thủ tướng Chính phủ sớm phê duyệt phương án theo đề xuất của Bộ GTVT để Cảng Hải Phòng có căn cứ điều chỉnh lại số liệu tài chính, phê duyệt quyết toán cổ phần hóa thực hiện bàn giao giữa DNNN sang CTCP.

Cảng Hải Phòng niêm yết trên HNX từ năm 2015 và hiện là công ty có vốn điều lệ lớn nhất trong số các doanh nghiệp cảng biển trên sàn chứng khoán. Kể từ khi lên sàn chứng khoán, hoạt động kinh doanh của Cảng Hải Phòng tăng trưởng đều đặn với lợi nhuận hàng trăm tỷ mỗi năm. Trong năm 2021, Cảng Hải Phòng đạt gần 860 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, con số lớn nhất từ trước tới nay.

Trong năm nay, công ty đặt mục tiêu tiếp tục bảo toàn và phát triển vốn đồng thời thu hút được vốn đầu tư của các nhà đầu tư chiến lược, ưu tiên các đối tác là doanh nghiệp có lợi ích từ dịch vụ khai thác cảng.

Với vị thế là doanh nghiệp cảng biển đứng đầu tại khu vực miền bắc, Cảng Hải Phòng dự kiến sẽ duy trì tăng trưởng ổn định về sản lượng, doanh thu đồng thời đảm bảo lợi nhuận tối đa khi thành phố thực hiện xây cầu bắc qua sông Cấm, di dời Cảng Hoàng Diệu và hoàn thành đầu tư 2 bến tại Lạch Huyện đúng tiến độ, khai thác có hiệu quả. Năm 2022, công ty đặt mục tiêu doanh thu đạt 2.367 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 790 tỷ đồng.

Ngoài ra, Cảng Hải Phòng còn đang triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng các bến container số 3 và 4 thuộc Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (tại khu bến cảng Lạch Huyện), thành phố Hải Phòng. Đây là cảng nước sâu có thể đón tàu cỡ lớn làm tăng khả năng cạnh tranh của Cảng Hải Phòng với các cảng khác trong khu vực với sản lượng thiết kế lên đến 1-1,1 teus/năm.

Công ty cho biết sẽ tập trung huy động tối đa các nguồn lực, nhất là nguồn nội lực để đẩy nhanh tiến độ để sớm đưa bến số 3 và 4 Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng vào khai thác nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanh và giữ vững vai trò cảng chủ lực khu vực phía Bắc gắn với việc di dời khu bến cảng Hoàng Diệu nhằm chỉnh trang đô thị góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng Hải Phòng trở thành trung tâm Logistics quốc gia, quốc tế.

Đọc tiếp

Đại diện Hội LHPN Việt Nam và Nestlé Việt Nam công bố triển khai mô hình “Cùng Maggi Nấu nên cơ nghiệp”

"Cùng MAGGI Nấu Nên Cơ Nghiệp” đến với hàng ngàn phụ nữ nông thôn

Mô hình dịch vụ gia đình “Cùng MAGGI nấu nên cơ nghiệp” do nhãn hàng MAGGI thí điểm khởi xướng. Theo đó, từ năm 2024, mô hình sẽ được triển khai rộng rãi ở 8/20 tỉnh, kỳ vọng sẽ mang đến những hiệu quả tích cực cho hàng chục ngàn phụ nữ, nhất là phụ nữ nông thôn, có niềm yêu thích và mong muốn khởi nghiệp trong lĩnh vực ẩm thực.

Dự án Đà Nẵng Times Square đủ điều kiện huy động vốn

Dự án Đà Nẵng Times Square đủ điều kiện huy động vốn

Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng yêu cầu chủ đầu tư dự án là Công ty cổ phần Kim Long Nam, chịu trách nhiệm về tính chính xác về thông tin và hồ sơ gửi kèm. Đồng thời, phải sử dụng nguồn vốn đã huy động vào đúng mục đích xây dựng nhà ở thương mại tại dự án tháp CT3 và CT7 - Đà Nẵng Times Square.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE