Đảm bảo hàng hóa lưu thông thông suốt, Tân Cảng Sài Gòn lên kịch bản dự phòng diễn biến COVID-19

Tân Cảng Cát Lái trở lại như bình thường, nhưng các doanh nghiệp băn khoăn với giả định dịch COVID-19 vẫn kéo dài và phức tạp thì sao?
Hàng hóa xuất nhập khẩu qua cảng Cát Lái (Ảnh minh họa)
Hàng hóa xuất nhập khẩu qua cảng Cát Lái (Ảnh minh họa)
Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp không đáp ứng được các phương án phòng chống dịch phải dừng, giảm công suất, hàng nhập về không lấy ra dẫn đến ứ đọng tại các cảng Cát Lái, Cái Mép gây ách tắc trong lưu thông hàng tại cảng.
Trước tình hình này, chiều ngày 10/8, Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn (TCSG) tổ chức hội nghị “Đảm bảo hàng hóa thông suốt qua cảng”, để thông báo tình hình hoạt động của TCSG đến các khách hàng/hãng tàu.
Đa số doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi COVID-19
Ông Trương Tấn Lộc, Giám đốc Marketing TCSG cho biết, thời gian gần đây tỷ lệ tồn bãi tại Tân cảng Cát Lái (TCCL) là 85%, là "tỷ lệ tuyệt hảo" cho sản xuất cảng. Trước đây, cột mốc này khoảng 87% và trước nữa khi TPHCM triển khai các biện pháp phòng chống dịch thì con số này khoảng 89%. Như vậy, có thể khẳng định TCCL đã quay trở lại điểm sản xuất bình thường. Đối với Cảng Quốc tế Tân cảng - Cái Mép (TCIT) tỷ lệ tồn bãi đang nằm trong vùng an toàn. TCCL và hệ thống cảng phía Nam đảm bảo công tác giao nhận hàng với các hãng tàu bình thường năng lực đảm bảo.
TCSG đã khảo sát trên 326 doanh nghiệp khách hàng có sản lượng lớn ở phía Nam. Kết quả, trong đó có 20,5% doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, 13% ngưng hoạt động hoàn toàn, 66,5% vừa giảm công suất vừa ngừng sản xuất. Như vậy, có đến 79,5% các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch covid-19.
Trong một chuỗi cung ứng nếu như các mắt xích sản xuất giảm hoặc ngưng hoạt động chắc chắn sẽ ảnh hưởng dây chuyền lên các cảng cạn (ICD) và ảnh hưởng đến hệ thống cảng.
Do vậy, các giải pháp, các biện pháp mà TCSG đã và đang triển khai trong thời gian dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp là nhằm mục đích đảm bảo an toàn sản xuất và duy trì hoạt động của các cơ sở cảng. 
TCCL và TCIT đảm bảo vẫn hoạt động bình thường 
Tại hội nghị có nhiều câu hỏi của các hãng tàu/doanh nghiệp liên quan đến trường hợp hàng lẻ, hàng chung chủ, hàng nhập nơi không có kho CFS (hệ thống được dùng để thu gom, chia tách hàng lẻ) có nằm trong hạng mục được chuyển về TCCL hay nơi có kho?
Trả lời câu hỏi này, ông Bùi Văn Quỳ, Phó Tổng giám đốc TCSG cho biết, hiện nay hàng vẫn được chuyển bình thường nhưng yêu cầu khách hàng nhận hàng sớm vì là hàng chung chủ và đưa về TCCL. Đối với thông tin mà các hãng tàu nhận được từ đại lý nước ngoài là hàng nhập đang bị ngừng tiếp nhận kể cả tại TCIT và TCCL. 
“Hiện nay lượng chiếm bãi ở TCCL là 85%, tất cả hoạt động xuất nhập khẩu đang diễn ra bình thường, việc chuyển hàng từ TCCL về TCHP (cảng Hiệp Phước) có sự kiểm soát, điều tiết một cách phù hợp, những hàng nào khách cam kết lấy hàng trong 2 ngày thì đưa về đây, còn hàng tồn lâu hoặc các nhà máy chưa sử dụng thì chưa được chuyển về. 
Đó là quy trình, phương án chuyển đối với những hàng quá 15 ngày, vấn đề này TCSG được sự đồng thuận của khách hàng/hãng tàu và phối hợp với cơ quan hải quan để chuyển nhưng lô hàng này đi. Hiện tại vẫn chưa thực hiện, chờ khi tình hình thật sự khó khăn mới thực hiện. Đây chỉ là giải pháp trong tương lai”, ông Quỳ khẳng định.
Đại diện hãng tàu RCL mong muốn được chia sẻ tình hình cầu bến tại TCCL vào tháng 8, 9? Nếu tình bệnh dịch trở nên xấu hơn thì TCSG sẽ có phương án dự phòng như thế nào?
Theo ông Quỳ, tình hình cầu bến ở TCCL vẫn bình thường tàu không phải chờ đợi, và nếu tình dịch trở nên xấu hơn thì TCSG sẽ chủ động ký hợp đồng với tất cả cảng bạn trong khu vực TPHCM, TCIT để trong trường hợp TCCL không có cầu bến mà tàu phải chờ đợi sẽ đưa tàu sang các cảng bạn để xếp dỡ và giao hàng cho khách hàng.
Công ty Khang Phong nêu trường hợp công ty đã booking và tàu đã trên đường về cảng nhưng chưa thể cập cảng TCCL hoặc phải chờ lâu thì TCSG có biện pháp nào khắc phục?
Nguyễn Văn Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm điều độ TCSG cho biết, TCCL đang hoạt động khá tối ưu vẫn đang tiếp nhận tàu/hàng bình thường. Do vậy, những lô hàng của những doanh nghiệp còn hoạt động chắc chắn sẽ được dỡ tại các TCCL cũng như các cảng khác. 
3 kịch bản cho thị trường hàng hóa những tháng cuối năm 
Dự báo về sản lượng hàng qua các cảng phía Nam vào các tháng cuối năm 2021, TCSG cho rằng tùy thuộc lớn tình hình dịch bệnh COVID-19 và đưa ra 3 kịch bản.
Kịch bản 1: Dịch bệnh sẽ kiểm soát trong cuối quý 3, doanh nghiệp hoạt động trở lại. Dự kiến sản lượng hàng hóa thông qua các cảng TPHCM vào các tháng cuối năm tăng 5% - 7% so với đầu năm. TCIT sẽ tăng từ 12% - 15%, do các hãng tàu chủ động điều khiển hàng từ TPHCM ra TCIT để đảm bảo nhu cầu xuất nhập khẩu.
Kịch Bản 2: Dịch bệnh sẽ kiểm soát trong đầu quý 4, sản lượng hàng hóa thông qua các cảng TPHCM sẽ tăng từ 3% - 5%, TCIT tăng từ 15% - 17%, do các hãng tàu tăng cường chuyển đổi về đây để phục vụ nhu cầu sản xuất. 
Kịch bản 3: Dịch bệnh kéo dài đến quý 4, doanh nghiệp sẽ dần dần phục hồi nhưng chậm và ở hoạt động mức 7% công suất sản xuất. Dự kiến sản lượng thông qua TPHCM và TCIT tương đương với 6 tháng đầu năm.
Với các kịch bản trên cùng các giải pháp ngắn hạn, dài hạn và sự phối hợp của các hãng tàu, sự hỗ trợ của các ban, ngành liên quan TCSG tự tin sẽ đảm bảo được hoạt động sản xuất, duy trì chuỗi cung ứng một cách chắc chắn không để gián đoạn. TCSG đặt mục tiêu đảm bảo tồn bãi ở TCCL từ 85% - 86%. TCID đảm bảo dưới 80%.
“Với các giải pháp mà TCSG đưa ra sẽ có những khó khăn nhất định đối với một số nhóm khách hàng nhất định. Tuy nhiên chúng tôi xin khẳng định năng lực của TCSG hoàn toàn có thể đảm bảo được lượng hàng xuất nhập khẩu theo sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. TCSG rất mong muốn được sự đồng hành của các hãng tàu các cơ quan ban ngành để cảng Việt Nam có thể cạnh tranh với các cảng trong khu vực và quốc tế”, ông Lộc nhấn mạnh.

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Dòng vốn FDI giúp duy trì "điểm sáng" của thị trường bất động sản công nghiệp trong quý đầu tiên năm 2024

Bất động sản khu công nghiệp vẫn là điểm sáng của thị trường trong quý 1/2024 nhờ tăng trưởng tốt dòng vốn FDI. Giá thuê đất trung bình tăng nhẹ 1% tại Hà Nội, đạt 214 USD/m²/kỳ hạn, so với quý trước, trong khi giá thuê đất trung bình tại TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng vẫn không tăng, lần lượt là 230 USD/m²/kỳ hạn và 95 USD/m²/kỳ hạn.

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư

Bà Rịa-Vũng Tàu, thỏi “nam châm” hút vốn đầu tư trong và ngoài nước

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa tổ chức “Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư”. Trong khuôn khổ hội nghị, tỉnh tiến hành trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư và tăng vốn cho 15 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 25.880 tỷ đồng và hơn 1,4 tỷ USD cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh minh họa

Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án xanh, phát triển bền vững

Đồng Nai là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mạnh của khu vực và đất nước. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp giúp Đồng Nai đạt được những thành quả lớn trên lĩnh vực kinh tế. Song, mặt trái của quá trình phát triển này đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường và phát triển thiếu bền vững.

Ảnh minh họa

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn bán lẻ điện tử

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính và UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các lực lượng chức năng xem xét xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử, kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.

Ảnh minh hoạ

Sầu riêng quyết định mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả

Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong quý I ước đạt 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý đầu năm, sầu riêng và nhiều trái cây khác của Việt Nam chưa vào vụ nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt và vượt 1 tỷ USD, cho thấy ngành rau quả có nhiều khả năng đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD trong năm nay.

Chat với BizLIVE