Đại biểu Quốc hội lo ngại có thể có che giấu nợ xấu

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng khẳng định: "Đối với các TCTD báo cáo nợ xấu sai, không đúng, qua thanh tra, nếu phát hiện sẽ xử lý nghiêm".
Nhiều ý kiến đại biểu tỏ ra lo ngại các ngân hàng có thể báo cáo nợ xấu không đúng, che giấu nợ xấu (Hình minh họa)
Nhiều ý kiến đại biểu tỏ ra lo ngại các ngân hàng có thể báo cáo nợ xấu không đúng, che giấu nợ xấu (Hình minh họa)

Sẽ xử lý nghiêm

Chiều 8/6, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã tham gia trả lời chất vấn và giải trình làm rõ các nội dung vấn đề thuộc lĩnh vực ngân hàng.

Ông Lưu Văn Đức (đại biểu Đắk Lắk) bày tỏ lo lắng khi nợ xấu có xu hướng gia tăng trong bối cảnh dịch COVID-19. "Giải pháp của ngành ngân hàng để kiểm soát, kiềm chế nợ xấu là gì?", ông hỏi.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, theo Nghị quyết 42 thì nợ xấu phải đưa về mức 3% vào cuối năm 2020. Tuy nhiên, hai năm qua kinh tế chịu tác động của COVID-19 nên nợ xấu ngân hàng gia tăng. Việc này khiến người dân, doanh nghiệp khó tiếp cận khoản vay mới.

Từ tháng 3/2020, Ngân hàng Nhà nước ban hành thông tư cho phép doanh nghiệp, người dân cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ. Về phía tổ chức tín dụng, cơ quan quản lý đưa ra lộ trình yêu cầu họ trích lập dự phòng rủi ro với các khoản nợ được cơ cấu, giữ nguyên nhóm nợ.

Theo Thống đốc, mục đích của yêu cầu này là nhằm giúp các thành viên có nguồn lực tài chính để xử lý khi nợ xấu phát sinh. Các tổ chức tín dụng cũng phải đảm bảo cho vay chặt chẽ, không hạ chuẩn khi cho vay, hạn chế tác động nợ xấu phát sinh.

Trước lo ngại của đại biểu Vương Thị Hương (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang) về việc các TCTD có thể báo cáo nợ xấu không đúng, che giấu nợ xấu, Thống đốc cho biết vai trò NHNN ban hành quy định pháp lý đầy đủ về phân loại các nhóm nợ, khi nào thì chuyển sang nợ xấu.

"Đối với các TCTD báo cáo nợ xấu sai, không đúng, qua thanh tra, nếu phát hiện sẽ xử lý nghiêm", Thống đốc khẳng định.

Người đứng đầu NHNN cũng cho biết đã triển khai hệ thống thông tin tín dụng, đây là công cụ tốt để các TCTD kiểm tra khách hàng xem có các khoản nợ ở ngân hàng khác như thế nào, từ đó đánh giá nợ xấu.

Cho vay chứng khoán, bất động sản phải kiểm soát rủi ro

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (đoàn Kiên Giang) hỏi quan điểm của NHNN với cấp tín dụng cho đầu tư, kinh doanh chứng khoán, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các ngân hàng và có những giải pháp gì khi thị trường này đang tiềm ẩn rủi ro.

Trả lời câu hỏi, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết đã có khuôn khổ pháp lý để các ngân hàng tham gia vào thị trường chứng khoán, theo đó, phải kiểm soát được rủi ro.

Ví dụ, các ngân hàng không được trực tiếp mua cổ phiếu của doanh nghiệp mà phải lập công ty con, công ty liên kết để mua. Nếu tổ chức tín dụng trực tiếp mua sẽ có rủi ro về chi trả khi người dân rút tiền. Khi lập công ty con, công ty liên kết để mua cổ phiếu, rủi ro được tách biệt.

Với trái phiếu doanh nghiệp, ngoài vai trò tổ chức tín dụng trực tiếp mua trái phiếu doanh nghiệp mà còn cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân đầu tư vào chứng khoán (gồm cả cổ phiếu, trái phiếu). NHNN đã quy định khi cấp tín dụng cho việc đầu tư vào các lĩnh vực này không vượt quá 5% vốn điều lệ. Còn việc cấp tín dụng do tổ chức tín dụng thỏa thuận với khách hàng.

Với bất động sản, Thống đốc cho rằng, đây tài sản lớn, kỳ hạn dài, nên tiềm ẩn rủi ro về chi trả, chênh lệch kỳ hạn. Vốn ngân hàng 80% là vốn ngắn hạn trong khi vốn cho vay bất động sản là dài hạn. Theo đó, NHNN đã có các quy định kiểm soát, như cho vay kinh doanh bất động sản phải có hệ số điều chỉnh rủi ro 200%. Còn các khoản có thế chấp bằng tài sản là bất động sản dao động từ 30-150%, tùy theo nhận diện rủi ro mà tổ chức tín dụng tự quyết định.

Đọc tiếp

Cùng PVcomBank trải nghiệm hệ sinh thái số đa tiện ích PVConnect.

Trải nghiệm hệ sinh thái số đa tiện ích PVConnect

Với sự cải tiến vượt bậc về công nghệ, ứng dụng ngân hàng số phiên bản mới - PVConnect của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) không chỉ mang đến những trải nghiệm khác biệt, hiện đại, mà còn tập trung tối ưu tương tác với người dùng, đảm bảo mọi nhu cầu giao dịch của khách hàng đều trở nên nhanh chóng, thuận tiện và dễ dàng.

Techcombank: Tỷ lệ CASA quý I/2024 ở mức 40,5%, giữ ngôi vị quán quân

Techcombank: Tỷ lệ CASA quý I/2024 ở mức 40,5%, giữ ngôi vị quán quân

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 7.802 tỷ đồng, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi thế về vốn giá rẻ (tiền gửi không kỳ hạn - CASA) quý I tiếp tục tăng lên 40,5%, vượt xa các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Quý I, Chứng khoán DNSE tăng doanh thu 21% so với cùng kỳ

Quý I, Chứng khoán DNSE tăng doanh thu 21% so với cùng kỳ

Quý I/2024, Chứng khoán DNSE ghi nhận doanh thu tăng 21%, lợi nhuận sau thuế tăng 78% so với cùng kỳ, đồng thời tiếp tục thuộc top dẫn đầu thị phần tài khoản mở mới, chiếm 30% tổng số tài khoản mở mới toàn thị trường.

"Siêu ưu đãi phí" - BAC A BANK tiếp tục trợ lực giúp doanh nghiệp kinh doanh bứt tốc

"Siêu ưu đãi phí" - BAC A BANK tiếp tục trợ lực giúp doanh nghiệp kinh doanh bứt tốc

Từ nay đến hết ngày 31/12/2024, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) triển khai chương trình ưu đãi phí dịch vụ "Siêu ưu đãi phí - Bứt tốc kinh doanh” dành cho khách hàng doanh nghiệp với những ưu đãi hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu giao dịch đa dạng, giúp doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động, hướng tới các mục tiêu tăng trưởng dài hạn.

Ảnh minh họa

Giá vàng trong nước hạ nhiệt trước "giờ G"

Giá vàng trong nước hạ nhiệt cùng đà đi xuống của kim loại quý trên thị trường quốc tế. Thị trường chờ đợi thông tin từ phiên đấu thầu vàng của NHNN với khối lượng 16.800 lượng.

Chat với BizLIVE