Cựu tướng FPT đầu quân Rikkeisoft, hướng tới thị trường Global nghìn tỷ USD

Sau 10 năm rất thành công tại thị trường Nhật Bản, bước sang tuổi 11, Rikkeisoft xác định mục tiêu “Go Global”, hướng tới thị trường Mỹ nói riêng và thị trường quốc tế nói chung trị giá hàng nghìn tỷ USD.

Ông Bùi Hoàng Tùng - Phó chủ tịch cấp cao của Rikkeisoft kiêm CEO RKTech tại sự kiện. Ảnh Tuấn Việt
Ông Bùi Hoàng Tùng - Phó chủ tịch cấp cao của Rikkeisoft kiêm CEO RKTech tại sự kiện. Ảnh Tuấn Việt

Sau 25 năm khởi nghiệp tại FPT và đóng góp vai trò quan trọng trong việc thành lập FPT USA, đầu năm 2023, ông Bùi Hoàng Tùng đã quyết định rời khỏi tập đoàn này để đầu quân cho Rikkeisoft.

Ông Hoàng Tùng từng là nhân tố chính tạo nên thương vụ M&A đầu tiên của FPT tại Mỹ với việc mua lại Intellinet; là một trong những người Việt tiên phong, mở đường cho ngành dịch vụ CNTT Việt Nam có mặt tại các thị trường toàn cầu như Mỹ, Nhật Bản hay Singapore...

Bước đi mới sau 10 năm khởi nghiệp

Chiều 01/2, Rikkeisoft công bố thành lập công ty con RKTech, đặt văn phòng tại thành phố Plano, bang Texas, Mỹ. RKTech sẽ có 100% vốn sở hữu của Rikkeisoft nhằm phát triển và cung ứng dịch vụ công nghệ thông tin giá trị cao và toàn diện tại Mỹ - thị trường công nghệ lớn và sôi động nhất thế giới.

Đồng thời, với việc mở công ty con tại Mỹ, Rikkeisoft kỳ vọng việc mở rộng quy mô có thể giúp nhiều nhân sự Việt được làm việc tại thị trường công nghệ lớn nhất thế giới.

Chia sẻ với báo chí, Chủ tịch Rikkeisoft Tạ Sơn Tùng cho biết Rikkeisoft xác định năm 2023 sẽ đẩy mạnh mục tiêu “Go Global” để góp phần mang giá trị công nghệ và nhân lực Việt tới thị trường Âu Mỹ nói chung, trong đó, trước hết là khai mở thị trường Mỹ.

Ông Tùng tự tin RKTech sẽ cùng với các công ty trong hệ sinh thái của Rikkeisoft từng bước đưa sản phẩm, dịch vụ và nhân lực công nghệ Việt ra toàn cầu, hiện thực sứ mệnh "Nâng tầm giá trị Việt" mà doanh nghiệp công nghệ này theo đuổi ngay từ những ngày đầu thành lập.

Sau hơn 10 năm, từ một startup xây dựng bởi 6 "chàng" cựu sinh viên Bách khoa, đến nay Rikkeisoft hiện là 01 trong 5 công ty CNTT lớn nhất Việt Nam với thị trường chính là Nhật Bản. Trong đó, công ty con là Rikkeisoft Japan từng lọt vào Top 100 doanh nghiệp có sự tăng trưởng về doanh thu và quy mô đột phá nhất tại Nhật Bản.

“Cơ hội mới sẽ luôn đi kèm thách thức mới. Bởi vậy Rikkeisoft cũng đã chuẩn bị những tiền đề để có bước đi vững chắc vào thị trường lớn này, đảm bảo chất lượng và quy trình nghiệp vụ như chứng chỉ quy trình sản xuất CMMi, bảo mật thông tin…”, ông Tạ Sơn Tùng nói.

Chủ tịch Rikkeisoft Tạ Sơn Tùng chia sẻ tại sự kiện. Ảnh Tuấn Việt

Chủ tịch Rikkeisoft Tạ Sơn Tùng chia sẻ tại sự kiện. Ảnh Tuấn Việt

Thị trường 1,8 nghìn tỷ USD còn vắng bóng doanh nghiệp Việt

Theo báo cáo 2022 của The Computing Technology Industry Association, doanh thu ngành công nghệ thông tin Mỹ năm 2022 đạt 1,8 nghìn tỷ USD, trong đó tỷ trọng phát triển phần mềm, phần cứng và dịch vụ công nghệ thông tin đạt 60%.

Còn thống kê của Computer Economics năm 2022 cho thấy, có 43% doanh nghiệp tại Mỹ đang có kế hoạch mở rộng hoạt động phát triển phần mềm với mong muốn giảm chi phí và chuyển đổi mô hình.

Dù làn sóng cắt giảm nhân sự ngành công nghệ tại khu vực Âu Mỹ đang diễn ra và lan rộng song không vì thế mà nhu cầu tìm kiếm và hợp tác với các công ty phát triển phần mềm của doanh nghiệp Mỹ sẽ suy giảm trong tương lai.

Theo Chủ tịch Tạ Sơn Tùng, trọng trách "mang chuông đi đánh xứ người" được Rikkeisoft trao niềm tin và đặt hết kỳ vọng vào ông Bùi Hoàng Tùng, cựu CEO của FPT USA - một trong những người tiên phong, mở đường cho ngành dịch vụ CNTT Việt Nam trên thị trường toàn cầu như Mỹ, Nhật Bản và Singapore.

Ban lãnh đạo Rikkeisoft kỳ vọng ông Bùi Hoàng Tùng - với cương vị Phó chủ tịch cấp cao của Rikkeisoft kiêm CEO RKTech sẽ một lần nữa khai mở, khẳng định giá trị, tiềm lực của doanh nghiệp CNTT Việt Nam trong bối cảnh mới.

"Thủ lĩnh" của RKTech Bùi Hoàng Tùng chia sẻ: Qua những lần nói chuyện với Chủ tịch Tạ Sơn Tùng và ban lãnh đạo Rikkeisoft, ông ấn tượng với việc doanh nghiệp IT này là sau hơn 10 năm xây dựng, phát triển vẫn duy trì được tinh thần khởi nghiệp.

Ông Bùi Hoàng Tùng nhận thấy, Rikkeisoft có quy mô phát triển rất nhanh, khách hàng nhiều và hàm lượng công nghệ cao. Thêm vào đó, nguồn nhân lực trẻ của doanh nghiệp cũng có tinh thần cầu thị, cầu tiến và quyết tâm để làm được những điều gì đấy khác biệt.

Ông Hoàng Tùng nhìn nhận, có rất nhiều công ty Việt Nam hoạt động tại Nhật Bản, nhưng tại thị trường Mỹ, ngoài FPT, gần như vắng bóng sự hiện diện trực tiếp của các doanh nghiệp CNTT Việt Nam. Trong khi, đây lại là thị trường CNTT lớn nhất thế giới và vô cùng tiềm năng.

Tân CEO RKTech tin tưởng, nếu Rikkeisoft đã, đang thành công ở Nhật Bản - thị trường khó tính nhất thế giới, thì sẽ có nhiều cơ hội phát triển ở thị trường Mỹ và thành công, với cách làm mới, nhanh và quyết liệt.

Tại sự kiện, ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó cục trưởng Cục Công nghiệp Công nghệ Thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) chia sẻ, sự kiện Rikkeisoft công bố thành lập công ty con tại Mỹ không chỉ có ý nghĩa đặc biệt với doanh nghiệp này mà còn được diễn ra trong bối cảnh rất đặc biệt.

Bởi đây cũng chính là thời điểm các công ty công nghệ lớn trên toàn cầu đang sa thải hàng loạt; trong khi đó doanh nghiệp công nghệ của Việt Nam thì lại đi thành lập công ty tại Mỹ - khởi nguồn của "làn sóng" trên. Thêm vào đó, Việt Nam cũng đang đẩy mạnh thu hút các công ty của Mỹ vào Việt Nam, trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung...

Ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó cục trưởng Cục Công nghiệp Công nghệ Thông tin và Truyền thông. Ảnh Tuấn Việt

Ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó cục trưởng Cục Công nghiệp Công nghệ Thông tin và Truyền thông. Ảnh Tuấn Việt

Theo ông Nghĩa, từng khai phá thành công thị trường Nhật Bản, và giờ đến Mỹ, Rikkeisoft có thể trở thành công ty đa quốc gia nhưng vẫn cần văn hoá gốc của người Việt Nam.

Mỹ là thị trường tiềm năng nhưng cũng sẽ có nhiều khó khăn. Nhưng càng những lúc khó khăn, sức mạnh và cốt lõi văn hoá của người Việt Nam càng được thể hiện rõ nhất. Ông Nghĩa hy vọng Rikkeisoft có thể là động lực để các doanh nghiệp CNTT Việt đi ra thị trường nước ngoài.

Mượn câu nói: “Muốn đi nhanh thì đi một mình, đi xa hãy đi cùng nhau”, ông Nguyễn Thiện Nghĩa cũng khẳng định Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ luôn là chỗ dựa cho các doanh nghiệp Việt Nam để có thể tạo ra cộng đồng cùng nhau phát triển, hỗ trợ ngành IT Việt Nam tại thị trường quốc tế.

Đọc tiếp

Quang cảnh hội thảo

Nestlé Việt Nam cùng đối tác thúc đẩy sáng kiến giảm phát thải trong chuỗi cung ứng

Nestlé Việt Nam, Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD-VCCI) và đại diện các bộ, ban, ngành tổ chức buổi chia sẻ về định hướng, lộ trình, các quy định pháp luật về kiểm kê và sáng kiến cắt giảm phát thải trong toàn chuỗi cung ứng, góp phần vào mục tiêu đạt phát thải ròng bằng ‘0’ (Net Zero) vào năm 2050.

Hà Nội giảm 61 xã, phường sau sắp xếp lại

Hà Nội giảm 61 xã, phường sau sắp xếp lại

Sáng 25/4, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã chủ trì phiên họp trực tuyến UBND Thành phố tháng 4/2024 để xem xét một số nội dung theo chương trình công tác năm 2024 và chỉ đạo của lãnh đạo UBND Thành phố.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Đất phân lô lại "nóng"

Đất phân lô lại "nóng"

Nhiều khu đất phân lô bán nền có giao dịch đột biến trong 3 tháng đầu năm 2024, tuy vậy diễn biến giao dịch giữa các khu vực không đồng đều.

Chat với BizLIVE